Việt Nam còn nghèo mà nhà nhà, người người cho con du học

(Kiến Thức) - Tính đơn giản trong 6 năm học ở Anh, số tiền bỏ ra từ tiền thuê nhà, ăn uống, đi lại của H. cũng phải ngót nghét 5 tỉ đồng.

Việt Nam còn nghèo mà nhà nhà, người người cho con du học

H. đang học lớp cơ bản (foundation year), tức còn một năm nữa để vào đại học ở Anh Quốc. Cũng giống nhiều bạn trẻ khác, H. mang nhiều kì vọng của gia đình khi sang đây.

“Mục tiêu của em là ở lại đây ít nhất vài năm sau khi học xong, nếu được thì cố gắng ở lại luôn. Hàng nghìn sinh viên Việt Nam khác cũng có mong muốn như vậy", H. nói.

Tất nhiên, cái giá của “giấc mơ sương mù” không phải rẻ. Hằng tháng bố mẹ phải chu cấp cho H. một khoản tiền vào khoảng 800 – 1.000 bảng Anh (28-35 triệu đồng), chưa kể tiền học phí.

Như vậy, nếu tiền học phí tính ở mức 10.000 bảng/năm (mức trung bình đối với các trường ở London) thì tính đơn giản trong 6 năm học ở đây, số tiền bỏ ra từ tiền thuê nhà, ăn uống, đi lại của H. cũng phải ngót nghét 5 tỉ đồng (240.000 USD).

Có nên vay tiền đi du học?

Theo V., một du học sinh Việt Nam ở nước ngoài, những bạn trẻ có ý định đi du học tự túc nên lượng sức mình, liệu có đáng đầu tư hàng tỷ đồng để đi học ở nước ngoài không? Nếu được nhập cư thì tuyệt vời, đó là điều đáng đầu tư, nhưng nếu cơ hội nhập cư là rất thấp thì có đáng để đầu tư không?

“Nếu gia đình bạn có 100 tỷ thì đầu tư vài tỷ cho bạn đi du học Âu, Mỹ thì tôi không nói, nhưng nếu gia đình bạn có ít hơn, hoặc thậm chí phải vay mượn thì có đáng không?”, V. nêu câu hỏi.

Hiện tại tỉ lệ thất nghiệp ở châu Âu và Mỹ rất cao nên giờ họ ngày càng thắt chặt nhập cư, hạn chế tuyển những người ngoại quốc và đó là nhân tố gián tiếp khiến việc kiếm việc làm của các du học sinh ngày càng khó khăn hơn. Đây là lý do mà tại sao rất ít người Việt được định cư lại sau khi đã đi du học về, trừ khi người đó giỏi nổi bật hơn hẳn người khác.

“Nếu bạn không có ý định cư thì có nên đi du học không? Theo tôi là không. Vì bạn bỏ ra vài tỷ đồng để học 5 năm, sau đó bạn về Việt Nam làm việc lương giỏi lắm 10-20 triệu/tháng, vậy có đáng không?

Bạn bỏ 1-2 tỷ đó đầu tư cái gì ở Việt Nam thì hay hơn nhiều đấy... tôi ví dụ bạn chỉ cần gửi ngân hàng lãi xuất 9%/năm, bạn gửi 2 tỷ hoàn toàn có thể kiếm được 15 triệu/tháng. Vậy không đi làm mà chỉ gửi tiết kiếm đã bằng người đi làm rồi.

Còn kiến thức thì hiện giờ đã có mạng internet rồi, nếu bạn thực sự muốn học không cần bằng cấp thì lên mạng download tài liệu về mà tự học, vậy có phải là hơn không, xem video bài giảng trên youtube.... vậy có phải kinh tế hơn không?

Nước mình còn rất nghèo, vậy mà nhà nhà, người người đua nhau cho con đi du học... ngoại tệ chảy hết ra khỏi nước Việt Nam trong khi đó kiến thức thu lại thật sự chưa xứng đáng với số tiền bỏ ra?”, V. nêu quan điểm.

Khó hoàn vốn

Theo nghiên cứu của ngân hàng HSBC công bố vào năm 2013, Anh Quốc là một trong những quốc gia có chi phí du học đắt đỏ nhất thế giới, với tổng chi phí trung bình là trên 30.000 USD/ năm, tức vào khoảng 670 triệu VND/năm.

Bộ Giáo dục-Đào tạo cho biết, hơn 90% sinh viên Việt Nam đi du học nước ngoài là tự túc. Với chi phí đắt đỏ như vậy, câu hỏi đau đầu được đặt ra là liệu các sinh viên có thu hồi được “vốn du học”?

Giống như H., phần lớn các du học sinh đều muốn được ở lại Anh Quốc làm việc, ít nhất là một vài năm để có kinh nghiệm. Mức lương ở nước Anh sẽ giúp cho việc “hoàn vốn” được nhanh chóng hơn. Điều này không phải là quá khó vào vài năm trước, khi nền kinh tế Anh Quốc vẫn đang thịnh vượng và chính sách nhập cư còn nới lỏng.

Tình hình thay đổi trong vài năm qua cùng với sự suy giảm của nền kinh tế. Hiện tại, một sinh viên tốt nghiệp bằng Thạc sĩ chỉ được phép ở lại nước Anh tối đa 4 tháng để tìm việc, trong khi chính sách trước kia là hai năm.

Cơ hội kiếm việc làm ở Anh Quốc cũng không hề đơn giản. Ngân hàng HSBC ước tính tỉ lệ thất nghiệp từ độ tuổi 16-24 ở Anh là 20%, trong khi để cạnh tranh với người bản địa, sinh viên Việt Nam phải chịu nhiều thiệt thòi lớn.

“Một rào cản là các công ty ở Anh sẽ phải tài trợ một khoản tiền lớn để xin giấy phép làm việc nếu muốn thuê người nước ngoài. Không có nhiều công ty sẵn sàng làm việc này,” V.H., người đã học ở Anh và đang làm việc tại London, cho biết.

Nhiều ngân hàng hoặc các hãng tài chính lớn chấp nhận chi phí đó, tuy nhiên để cạnh tranh được thì hồ sơ phải rất tốt, và thường là phải tốt nghiệp ở các trường hàng đầu, ông Hiển nhận định thêm.

Con số này tất nhiên là không thấm vào đâu so với hàng nghìn sinh viên Việt Nam sang Anh mỗi năm.

Tại Mỹ, ông Phạm Anh Khoa, sáng lập viên của VietAbroader, một tổ chức tại Việt Nam hỗ trợ du học sinh Việt Nam ở Mỹ, ước tính rằng không quá 10% trong số các sinh viên Việt Nam tốt nghiệp ở Mỹ có thể ở lại làm việc.

“Mỗi năm nước Mỹ chỉ cấp 65 nghìn thị thực làm việc cho người nước ngoài, nên mức độ cạnh tranh rất cao. Trong khi đó, người Việt thua kém nhiều quốc gia khác về khả năng sử dụng tiếng Anh, và lựa chọn ngành học cũng chưa phù hợp”.

Báo Lao Động ước tính, chi phí du học cho sinh viên Việt Nam ở nước ngoài phải lên đến hàng tỷ đô mỗi năm. Với số lượng du học sinh ở Anh vào khoảng 8.000 người, tính trung bình mỗi năm Việt Nam tiêu khoảng 248 triệu đô la chi phí du học. Con số đó ở Mỹ là gần 600 triệu đô la.

Số ngoại tệ đó liệu có đạt “hiệu quả kinh tế” cho đất nước hay không thì vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp, bởi những du học sinh có khả năng thường có xu hướng ở lại, còn những ai trở về sẽ lựa chọn làm việc cho các công ty nước ngoài với mức đãi ngộ tốt hơn.

Với những người có ý định hoặc buộc phải về Việt Nam để lập nghiệp, cơ hội có một công việc thật tốt để “hoàn vốn” đầu tư du học cũng không hề dễ dàng.

T. Q. H., cựu sinh viên ở phía tây nam nước Anh cho biết, mình phải chật vật đi tìm việc nhưng vẫn chưa được như ý muốn.

“Chỗ cao thì không tới, chỗ thấp thì không ưa. Thậm chí có một số vị trí khá phù hợp người ta cũng không thèm nhận mình vì họ nghĩ hoặc mình sẽ đòi lương cao, hoặc sẽ sớm nhảy việc,” T. Q. H. chia sẻ.

Thị trường lao động Việt Nam hàng năm có đến hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn du học sinh về nước, khiến cho việc có bằng cấp ở nước ngoài cũng không phải là lợi thế quá lớn. Thêm vào đó, nhu cầu thương mại hóa khiến cho chất lượng giáo dục ở một số trường đại học Anh Quốc không tốt như ngày xưa. Do đó Việt Nam mới có câu chuyện con thi trượt đại học thì cho đi du học.

Với những ai may mắn có được việc làm, thì sẽ phải mất rất nhiều thời gian để hoàn vốn với mức lương bình quân ở Việt Nam. Ngoại trừ được làm ở những vị trí thật tốt hoặc cho công ty nước ngoài, mức thu nhập được coi là cao rơi vào khoảng 8-10 triệu đồng (400-500 đô la). Với con số này, giả dụ như bạn H. nhắc đến ở đầu bài có về nước làm việc, thì sẽ phải mất vài chục năm mới hoàn lại được vốn.

Hàng tỷ USD theo du học sinh chảy ra nước ngoài?

Hàng tỷ USD theo du học sinh chảy ra nước ngoài?
Mới đây trên một số báo, ông Nguyễn Trường Giang, Phó vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, mỗi năm người dân chuyển hàng tỷ USD ra nước ngoài cho con em học tập. Cụ thể, mỗi suất học học tập ở nước ngoài phải chi phí tối thiểu 10.000 - 15.000 đô la/năm. Trong khi đó, theo số liệu thống kế của Bộ GD - ĐT, trong năm học 2011 – 2012 có hơn 106. 000 học sinh, sinh viên đi học tập ở nước ngoài. Nhân con số này với chi phí một suất du học sẽ cho thấy mỗi năm, người Việt Nam phải chuyển ra nước ngoài ít nhất 1 - 1,5 tỷ USD. Theo ông Giang, để khuyến khích học sinh, sinh viên học tập ở trong nước, các cơ sở đào tạo phải nâng cao chất lượng. 

Du học về, chiếm đoạt gần 1 tỷ từ việc đặt phòng ảo

(Kiến Thức) - Từng du học chuyên ngành tự động hóa tại Nga, năm 2013, Hoàng Anh tự mày mò trộm cắp thông tin thẻ tín dụng trên Internet, sau đó dùng thông tin này đặt phòng khách sạn tại Singapo.

Du học về, chiếm đoạt gần 1 tỷ từ việc đặt phòng ảo
Ngày 25/12, đội 2 phòng cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (PC50) công an Hà Nội đã tiến hành điều tra và làm rõ thủ đoạn của các đối tượng: Nguyễn Hoàng Anh (SN 1986, HKTT Khối 3, phường Hồng Sơn, TP Vinh, Nghệ An); Nguyễn Hải Hà (SN 1981 thường trú tại phòng 403, D8, TT Vĩnh Hồ, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội); Mai Quốc Việt (SN 1988, thường trú tại số 13, lô 7, khu đô thị Đền Lừ, Hoàng Mai, Hà Nội); Đào Việt Anh (SN 1985, thường trú tại phòng 39 – C5, phường Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội) và Võ Việt Phương (SN 1980, thường trú tại P101 – G5 TT Thành Công, Phường Thành Công, Ba Đình, Hà Nội).
Nguyễn Hoàng Anh tại cơ quan điều tra.
 Nguyễn Hoàng Anh tại cơ quan điều tra.

Xe ùn ùn rời thủ đô, đường phố Hà Nội nghẹt thở

(Kiến Thức) - Nhiều tuyến đường, phố ở Hà Nội bị ách tắc sáng nay (26/1), khi dòng người ùn ùn rời thủ đô về quê đón Tết sau một năm nhọc nhằn mưu sinh, học tập.

Xe ùn ùn rời thủ đô, đường phố Hà Nội nghẹt thở
Theo ghi nhận của Kiến Thức, khoảng hơn 6h sáng nay (26/1), hàng nghìn người dân đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội đã nhanh chân kéo về bến xe Mỹ Đình (Từ Liêm, Hà Nội) để kịp đón xe khách về quê ăn tết.
 Theo ghi nhận của Kiến Thức, khoảng hơn 6h sáng nay (26/1), hàng nghìn người dân đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội đã nhanh chân kéo về bến xe Mỹ Đình (Từ Liêm, Hà Nội) để kịp đón xe khách về quê ăn tết.

Có nhiều người còn đến từ trước 6h để đón và chờ xe.
Có nhiều người còn đến từ trước 6h để đón và chờ xe. 

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới