Việt Nam chính thức thành lập Trung tâm gìn giữ hòa bình

Sáng 27/5, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Lễ Thành lập Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam.

Việt Nam chính thức thành lập Trung tâm gìn giữ hòa bình
Sau khi đại diện Văn phòng Bộ Quốc phòng công bố Quyết định thành lập Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam, Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam, Quyết định trao Quân kỳ Quyết thắng, Quyết định của Liên hợp quốc (LHQ) và Quyết định của Chủ tịch nước cho 2 sĩ quan làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã trao Quân kỳ Quyết thắng cho Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam, trao Quyết định và mũ nồi xanh cho 2 sĩ quan làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan và phát biểu ý kiến.
Đại tướng Phùng Quang Thanh đã trao Quân kỳ Quyết thắng cho Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam.
 Đại tướng Phùng Quang Thanh đã trao Quân kỳ Quyết thắng cho Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam.
Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định, vừa qua, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã chủ động, tích cực chuẩn bị mọi mặt cả về công tác pháp lý cũng như lực lượng, cho việc tham gia gìn giữ hòa bình của LHQ.
“Bộ Quốc phòng đã cử nhiều đợt cán bộ ra nước ngoài đào tạo về gìn giữ hòa bình LHQ. Đến nay, gần 200 cán bộ công binh và quân y đã và đang được đào tạo tiếng Anh, kiến thức và quy trình cần thiết đối với hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ”, Đại tướng Phùng Quang Thanh phát biểu.
 
Đồng chí Bộ trưởng Quốc phòng trao Quyết định và mũ nồi xanh cho 2 sĩ quan làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan.
 Đồng chí Bộ trưởng Quốc phòng trao Quyết định và mũ nồi xanh cho 2 sĩ quan làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan.
Đồng chí Bộ trưởng Quốc phòng nhấn mạnh, sự ra đời của Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam là một việc làm thực tế nữa, để Quân đội, Chính phủ và nhân dân Việt Nam chứng minh bằng hành động về những cam kết hội nhập quốc tế toàn diện mà Đảng đã đề ra. Đại tướng Phùng Quang Thanh cũng nêu lên những yêu cầu cụ thể đối với cán bộ, chiến sĩ Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam, để Trung tâm từng bước lớn mạnh về mọi mặt.
Phát biểu tại Lễ thành lập Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: Việc thành lập Thành lập Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam và cử 2 sĩ quan lên đường làm nhiệm vụ tại Phái bộ Nam Sudan là sự kiện có ý nghĩa chính trị quan trọng, đánh dấu sự tham gia chính thức của Việt Nam vào hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ.
“Hòa bình chỉ có thể được kiến tạo khi những hành động đơn phương trái với luật pháp quốc tế phải được đấu tranh loại bỏ. Hòa bình chỉ có thể được giữ gìn khi khi các quốc gia dù lớn hay nhỏ đều phải tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, đều cùng chia sẻ trách nhiệm gìn giữ hòa bình bằng những hành động thiết thực, cụ thể”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.
Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại Lễ thành lập Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam.
 Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại Lễ thành lập Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam.
Đồng chí Phó thủ tướng Chính phủ tin tưởng, những anh “Bộ đội Cụ Hồ” khi mang trên đầu những chiếc mũ nồi xanh, thay những chiếc mũ tai bèo cài lá rừng xanh, vẫn giữ trong từng khối óc, con tim dòng máu Lạc Hồng và truyền thống văn hiến mấy ngàn năm của dân tộc Việt Nam; đồng thời luôn hoàn thành nhiệm vụ theo đúng mục đích và những quy định của LHQ, được LHQ và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới tin tưởng.
Phát biểu tại buổi lễ, bà A-mi-ra Hát, Phó TTổng thư ký LHQ về hỗ trợ thực địa cho rằng, với việc thành lập Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam và cử 2 sĩ quan sang làm việc tại Nam Sudan, Việt Nam đã bước sang một trang mới trong hợp tác với cộng đồng quốc tế và ngày hôm nay đánh dấu bước phát triển mới của Việt Nam trong LHQ.
Bà A-mi-ra Hát cũng bày tỏ tin tưởng vào sự chủ động, sáng tạo của Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của LHQ.
Ngài Hi-rô-si Phu-ka-da, Đại sức Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam thì khẳng định, Nhật Bản sẽ tiếp tục phối hợp với Việt Nam cũng như các nước khác, để đảm bảo hòa bình, ổn định trên toàn thế giới.
Ngài Hi-rô-si Phu-ka-da nhấn mạnh: “Chính phủ Nhật Bản ủng hộ quyết định thành lập Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam; các đơn vị gìn giữ hòa bình của Nhật Bản sẽ phối hợp chặt chẽ với các sĩ quan Việt Nam thực hiện nhiệm vụ tại Nam Sudan.
Ngài Đại sức Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam hy vọng rằng, sự hợp tác của Nhật Bản và Việt Nam tại Nam Sudan sẽ tốt đẹp, góp phần vào sự hợp tác của Nhật Bản và Việt Nam vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.

Theo lộ trình của Đề án Tổng thể về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ, Việt Nam sẽ triển khai một bệnh viện dã chiến cấp 2 và một đại đội công binh đến Phái bộ Nam Sudan trong năm 2015. Trước mắt, Bộ Quốc phòng cử 2 cán bộ đi làm nhiệm vụ Sĩ quan liên lạc tại Phái bộ gìn giữ hòa bình của LHQ tại Nam Sudan.

Uy lực hệ thống phòng không trên tàu chiến Việt Nam

(Kiến Thức) - Hệ thống vũ khí phòng không hiện tại trên tàu chiến Việt Nam có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu ở tầm xa đến 15km, độ cao 10km.

Uy lực hệ thống phòng không trên tàu chiến Việt Nam
Tàu chiến Việt Nam được trang bị hỏa lực pháo phòng không - tên lửa bảo vệ tàu tiêu diệt mọi mục tiêu trên không (máy bay, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình chống tàu) ở tầm cao 10km, cự ly xa tối đa 15km.
Tàu chiến Việt Nam được trang bị hỏa lực pháo phòng không - tên lửa bảo vệ tàu tiêu diệt mọi mục tiêu trên không (máy bay, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình chống tàu) ở tầm cao 10km, cự ly xa tối đa 15km.

Hệ thống pháo phòng không cao tốc AK-630 trang bị trên các loại tàu chiến mới của Hải quân Việt Nam như: hộ vệ tên lửa Gepard 3.9; tàu tấn công nhanh Project 1241RE, 1241.8 Molniya, BPS-500; tàu pháo Svetlyak và TT400TP. AK-630 được thiết kế chủ yếu để đánh chặn tên lửa hành trình chống tàu hoặc vũ khí chính xác cao. Dù vậy, nó cũng rất hiệu quả khi tấn công máy bay cánh bằng, trực thăng.
Hệ thống pháo phòng không cao tốc AK-630 trang bị trên các loại tàu chiến mới của Hải quân Việt Nam như: hộ vệ tên lửa Gepard 3.9; tàu tấn công nhanh Project 1241RE, 1241.8 Molniya, BPS-500; tàu pháo Svetlyak và TT400TP. AK-630 được thiết kế chủ yếu để đánh chặn tên lửa hành trình chống tàu hoặc vũ khí chính xác cao. Dù vậy, nó cũng rất hiệu quả khi tấn công máy bay cánh bằng, trực thăng.

Hệ thống pháo Ak-630 gồm các thành phần: pháo 6 nòng cỡ 30mm, hệ thống radar điều khiển hỏa lực MR-123-02 và tổ hợp ngắm bắn quang - điện SP-521. Trong đó, pháo 6 nòng cỡ 30mm có tốc độ bắn 4.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 4.000m, tầm bắn tối đa 8.100m. Trong ảnh là pháo Ak-630 khai hỏa tấn công mục tiêu (ảnh minh họa nước ngoài).
Hệ thống pháo Ak-630 gồm các thành phần: pháo 6 nòng cỡ 30mm, hệ thống radar điều khiển hỏa lực MR-123-02 và tổ hợp ngắm bắn quang - điện SP-521. Trong đó, pháo 6 nòng cỡ 30mm có tốc độ bắn 4.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 4.000m, tầm bắn tối đa 8.100m. Trong ảnh là pháo Ak-630 khai hỏa tấn công mục tiêu (ảnh minh họa nước ngoài). 

Hệ thống pháo-tên lửa phòng không tự động Palma-SU trang bị trên tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 (HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ). Palma-SU thiết kế để tiêu diệt máy bay, tên lửa hành trình chống tàu, tàu cỡ nhỏ.
Hệ thống pháo-tên lửa phòng không tự động Palma-SU trang bị trên tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 (HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ). Palma-SU thiết kế để tiêu diệt máy bay, tên lửa hành trình chống tàu, tàu cỡ nhỏ.

Hệ thống Palma-SU thiết kế với 2 pháo 6 nòng cỡ 30mm AO-18KD (tốc độ bắn tổng 2 pháo 10.000 phát/phút, tầm bắn 4.000m, độ cao 3.000m) và 8 tên lửa Sosna-R cho phép tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 1.300-10.000m, độ cao tối đa 5.000m.
Hệ thống Palma-SU thiết kế với 2 pháo 6 nòng cỡ 30mm AO-18KD (tốc độ bắn tổng 2 pháo 10.000 phát/phút, tầm bắn 4.000m, độ cao 3.000m) và 8 tên lửa Sosna-R cho phép tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 1.300-10.000m, độ cao tối đa 5.000m.

Pháo phòng không tự động AK-230 trang bị trên tàu tấn công nhanh Osa II, tàu phóng lôi lớp Shershen của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh là tháp pháo AK-230 lắp trên tàu tên lửa Osa II.
Pháo phòng không tự động AK-230 trang bị trên tàu tấn công nhanh Osa II, tàu phóng lôi lớp Shershen của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh là tháp pháo AK-230 lắp trên tàu tên lửa Osa II. 
Pháo AK-230 lắp 2 nòng pháo cỡ 30mm cho phép tấn công tiêu diệt mục tiêu trên không ở cự ly 2.500-4.000m, tốc độ bắn 1.000 phát/phút.
Pháo AK-230 lắp 2 nòng pháo cỡ 30mm cho phép tấn công tiêu diệt mục tiêu trên không ở cự ly 2.500-4.000m, tốc độ bắn 1.000 phát/phút.

Pháo phòng không AK-725 trang bị trên tàu phóng lôi lớp Tuyra dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không (không hiệu quả khi chống tên lửa hành trình) hoặc khi cần có thể dùng để bắn phá mục tiêu trên biển. AK-725 thiết kế với 2 nòng pháo 57mm có tầm bắn 8.420m, tốc độ bắn 200 phát/phút.
Pháo phòng không AK-725 trang bị trên tàu phóng lôi lớp Tuyra dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không (không hiệu quả khi chống tên lửa hành trình) hoặc khi cần có thể dùng để bắn phá mục tiêu trên biển. AK-725 thiết kế với 2 nòng pháo 57mm có tầm bắn 8.420m, tốc độ bắn 200 phát/phút. 

Pháo phòng không AK-726 (góc trái ảnh) trang bị trên các tàu hộ tống săn ngầm Project 159 Petya II/III. Pháo được trang bị 2 nòng cỡ 76,2mm có tầm bắn 15.700m, độ cao 11.000m, bán kính sát thương mục tiêu máy bay 8m. Phía góc phải ảnh là các tháp pháo phòng không 37mm 2 nòng, thường được trang bị trên một số tàu pháo kiểu cũ của Việt Nam.
Pháo phòng không AK-726 (góc trái ảnh) trang bị trên các tàu hộ tống săn ngầm Project 159 Petya II/III. Pháo được trang bị 2 nòng cỡ 76,2mm có tầm bắn 15.700m, độ cao 11.000m, bán kính sát thương mục tiêu máy bay 8m. Phía góc phải ảnh là các tháp pháo phòng không 37mm 2 nòng, thường được trang bị trên một số tàu pháo kiểu cũ của Việt Nam. 

Pháo phòng không 2 nòng 25mm trang bị trên tàu phóng lôi lớp Shershen có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 2.400-2.800m, độ cao 1.700m, tốc độ bắn 450 phát/phút.
Pháo phòng không 2 nòng 25mm trang bị trên tàu phóng lôi lớp Shershen có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 2.400-2.800m, độ cao 1.700m, tốc độ bắn 450 phát/phút. 

Pháo phòng không 2 nòng 25mm và 2 nòng 37mm trang bị trên các tàu pháo kiểu cũ của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Pháo phòng không 2 nòng 25mm và 2 nòng 37mm trang bị trên các tàu pháo kiểu cũ của Hải quân Nhân dân Việt Nam. 

Nhiều tàu chiến của Việt Nam, kể cả các tàu hiện đại đều được trang bị bổ sung thêm súng máy phòng không tầm thấp 14,5mm.
Nhiều tàu chiến của Việt Nam, kể cả các tàu hiện đại đều được trang bị bổ sung thêm súng máy phòng không tầm thấp 14,5mm. 
Trong tương lai, tầm phòng không trên biển của Hải quân Việt Nam sẽ tăng lên tới 20km khi chúng ta có trong biên chế tàu hộ vệ tên lửa Sigma 9814. Các tàu này được trang bị 12 tên lửa phòng không phóng theo phương thẳng đứng VL MICA đạt tầm bắn 20km, độ cao tối đa 9km.
 Trong tương lai, tầm phòng không trên biển của Hải quân Việt Nam sẽ tăng lên tới 20km khi chúng ta có trong biên chế tàu hộ vệ tên lửa Sigma 9814. Các tàu này được trang bị 12 tên lửa phòng không phóng theo phương thẳng đứng VL MICA đạt tầm bắn 20km, độ cao tối đa 9km.

Quân đội VN sẽ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

Quân đội VN sẽ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình
Chiều 25/ 2, tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp ngài Edmond Mulet, Trợ lý Tổng Thư ký Liên Hợp quốc, phụ trách cơ quan gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Soi lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ Việt Nam tham gia

(Kiến Thức) - Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ thường được triển khai tới quốc gia bị tàn phá do xung đột để theo dõi, giám sát tiến trình hòa bình.

Soi lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ Việt Nam tham gia
Lực lượng gìn giữ hòa bình thường gồm các quân nhân quân đội nhiều nước trên thế giới, họ được vũ trang với súng ống và xe bọc thép nhưng không là lực lượng mong đợi sẽ tham gia chiến đấu. Thông thường, họ được triển khai khi lệnh ngừng bắn đã được thiết lập và các bên tham chiến đã đồng ý cho họ thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình. Trong tương lai rất gần, Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ bắt đầu sứ mệnh gìn giữ hòa bình ở Mali và Nam Sudan.
 Lực lượng gìn giữ hòa bình thường gồm các quân nhân quân đội nhiều nước trên thế giới, họ được vũ trang với súng ống và xe bọc thép nhưng không là lực lượng mong đợi sẽ tham gia chiến đấu. Thông thường, họ được triển khai khi lệnh ngừng bắn đã được thiết lập và các bên tham chiến đã đồng ý cho họ thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình. Trong tương lai rất gần, Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ bắt đầu sứ mệnh gìn giữ hòa bình ở Mali và Nam Sudan.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 
Phát triển tàu ngầm mini: Sức mạnh mới của Việt Nam trên Biển Đông?

Phát triển tàu ngầm mini: Sức mạnh mới của Việt Nam trên Biển Đông?

(Kiến Thức) - Là lực lượng ưu tiên phòng thủ, bảo vệ chủ quyền trên biển, Việt Nam từ lâu luôn nhìn nhận đúng đắn khả năng của mình, có các điều kiện, khả năng để phù hợp với học thuyết tác chiến quân sự phi đối xứng... và việc phát triển tàu ngầm mini là một phương án bắt kịp xu thế này.

Tin mới

Ukraine thiệt hại nặng ở Kherson

Ukraine thiệt hại nặng ở Kherson

Quân đội Ukraine trên hướng Kherson chịu thiệt hại 2,5 nghìn người trong 6 ngày ở làng Vysokopolye vùng Kherson; một đại đội Ukraine chỉ còn chục tay súng chiến đấu.