Viện nghiên cứu được tự chủ: “Cởi trói” để vươn xa

(Kiến Thức) - Với các quyền tự chủ cao nhất trong hoạt động, tài chính, nhân lực..., các viện này có thể triển khai các nghiên cứu đẳng cấp quốc tế.

Việc tập trung đầu tư với những cơ chế ưu đãi đặc biệt các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ đặc biệt sẽ là cú hích để đưa khoa học đi lên. Trước tiên là tạo cơ chế tự chủ cho cơ sở khoa học công nghệ đặc biệt.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Theo Bộ KH&CN, để đạt được mục tiêu cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, Việt Nam cần có một lực lượng KH&CN mạnh, năng động và hiệu quả, làm đòn bẩy thúc đẩy tốc độ và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Bộ KH&CN đã đề xuất những quy định về quyền tự chủ về tài chính và tài sản, quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân lực, chính sách ưu đãi về thuế đối với các cơ sở nghiên cứu KH&CN đặc biệt (viện). 
Cơ sở nghiên cứu đặc biệt áp dụng cơ chế ưu đãi là tổ chức nghiên cứu và phát triển công nghệ tiên tiến đa ngành phục vụ các ngành, lĩnh vực công nghiệp ưu tiên, được tổ chức theo mô hình một viện tiên tiến... Viện được tự chủ về tài chính và tài sản, được quyền xây dựng và phê duyệt Quy chế quản lý tài chính để quản lý các nguồn tài chính của viện, được quyền quyết định chế độ, tiêu chuẩn, nội dung, định mức chi, bao gồm chi thực hiện các nhiệm vụ KH&CN và chi hoạt động thường xuyên...
Theo TS Trương Đình Công, Đại học Quốc gia Hà Nội, với các quyền tự chủ cao nhất trong hoạt động, quản lý tài chính và tài sản, tổ chức bộ máy và nhân lực, các viện này sẽ có thể triển khai các nghiên cứu đẳng cấp quốc tế để phát triển công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo nhân lực kỹ thuật cao cho các doanh nghiệp, phát triển công nghệ nội địa để thay thế công nghệ nhập khẩu, tiến tới sáng tạo các công nghệ nguồn thúc đẩy động lực tăng trưởng của các ngành công nghiệp và kinh tế then chốt trong tương lai. Mọi hoạt động liên quan đến tài chính, công nghệ đều được tự chủ, đồng nghĩa các viện này sẽ được "cởi trói". 
Nhưng theo TS Trương Đình Công, để có sự đột phá mang tính bước ngoặt, đặt khoa học vào vị trí là "động cơ" của chiếc xe thì không đơn giản là "cởi trói", để cơ sở khoa học tự lớn. Chiến lược đầu tư bài bàn, mạnh bạo, dám đánh đổi, chấp nhận rủi ro để phát triển khoa học mới là bài toán lâu dài. Được tự chủ, chắc hẳn viện sẽ hoạt động trơn tru hơn, nhưng cũng không tránh khỏi nguy cơ "tự chủ" quá đà, tiêu cực, tham nhũng trong chính những liên kết phát triển ấy. Và viễn cảnh năm 2020 vẫn là một cái mốc còn lắm chông gai.

Nhà khoa học không phải “con buôn“

(Kiến Thức) - Các dự án hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ nhiều không xuể, nhưng số nhà khoa học được tài trợ chỉ đếm trên đầu ngón tay.

PGS.TS Phạm Văn Nho, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, ông có một số sản phẩm từ nano có tính ứng dụng cao như khẩu trang nano, xịt nano khử khuẩn... Ban đầu, để được lưu hành trên thị trường phải mất quá nhiều thủ tục, ông tìm cách liên kết với các đối tác ngoài nước để tiêu thụ sản phẩm. Vì là sản phẩm tốt, rẻ nên bán chạy, nhưng các thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu quá rườm rà, nên sau đó ông phải mở công ty riêng để bán. Có công ty, khâu phân phối lại vô cùng phức tạp, chiếm đến 50 - 60% giá thành sản phẩm. Ông tìm cách nhờ các dự án hỗ trợ phát triển khoa học, nhưng vẫn không tìm được lối ra.
Sản phẩm của các nhà khoa học vào thực tế gặp nhiều khó khăn.
Sản phẩm của các nhà khoa học vào thực tế gặp nhiều khó khăn. 
"Các dự án này rất khó tiếp cận, nó mang nặng tính xin cho. Mà nhà khoa học có đủ lòng tự trọng để không đi xin, không đi "chạy". Để được hỗ trợ, người ta phải "chạy", phải có mối quan hệ quen biết, phải luồn lách... Khâu nào cũng phải tiền thì mới xong được. Mà tôi thì không làm được điều đó", PGS.TS Phạm Văn Nho chia sẻ. Hệ quả là những sản phẩm được làm ra có hàm lượng chất xám cao, do nhà khoa học Việt Nam chế tạo, bỏ tiền túi ra sản xuất, nhưng vẫn không thể bán được, vẫn chẳng ai biết đến. Theo lời của PGS.TS Phạm Văn Nho thì ông không có tiền tỷ để bỏ ra quảng cáo, trong khi có những sản phẩm rất vớ vẩn được quảng cáo thì hàng triệu người mua. Đã đến lúc ông thấy oải, thấy nản vì ông không thể đảm đương được việc vừa là một nhà khoa học, vừa là một "con buôn".

Không thực không vực được... nhà khoa học

(Kiến Thức) - Hiện nay người giỏi làm khoa học không đông do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do họ còn phải lo cơm áo gạo tiền.

Theo PGS.TS Lê Văn Hiếu, giảng viên cao cấp, Bộ môn Công nghệ Hữu cơ hóa dầu, Viện Kỹ thuật hóa học, trường Đại học Bách khoa Hà Nội, lớp trẻ học khoa học kỹ thuật ra trường bây giờ được chia ra hai hướng: Một là làm doanh nghiệp, đặt mục tiêu kiếm tiền, bù đắp lại các khoản đã đầu tư. Khi đã làm doanh nghiệp, họ sẽ ít có cơ hội nghiên cứu khoa học hơn bởi những nhiệm vụ sản xuất chiếm hết thời gian. Tuy nhiên, không vì thế mà bảo họ bị thiệt thòi về khoa học. Họ vẫn có thể tìm hiểu, ngoài ra đó cũng là con đường họ đã chọn. Ngoại trừ, một số người làm ở các tổng công ty nhà nước có nhiều vốn thì còn có nhu cầu nghiên cứu khoa học. Còn các doanh nghiệp nhỏ thì đích đến vẫn là tiền.
"Những người làm khoa học không thể đặt mục tiêu kiếm tiền lên trên các đề tài khoa học. Vì thế, giới khoa học thường không giàu, lương làm khoa học không cao. Trong khi lớp trẻ hiện nay có xu hướng muốn kiếm tiền nhanh để bù đắp lại cho các khoản đã đầu tư cho học hành, cuộc sống... Vì thế, họ chọn thương mại nhiều hơn", PGS.TS Lê Văn Hiếu nhấn mạnh.

Đọc nhiều nhất

Tin mới