(Kienthuc.net.vn) - Viêm gan C là bệnh mới phát hiện nhưng tỷ lệ người lành mang virus chiếm tới 4 -6% dân số.
Người dân không biết đến bệnh và hầu hết các cơ sở y tế không tầm soát viêm gan C khiến tỷ lệ nhập viện cao gấp 10 – 20 lần. Đặc biệt, chi phí điều trị viêm gan C rất đắt và quá trình điều trị cũng có nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng nếu không điều trị, tỷ lệ bệnh chuyển biến thành mạn tính, ung thư và xơ gan là 70- 80%.
Tỷ lệ người mắc bệnh tăng cao
Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Phúc, Trưởng khoa viêm gan, bệnh viện Nhiệt Đới TƯ cho biết, hiện số lượng bệnh nhân mắc viêm gan C đang tăng rất mạnh, nếu như trước kia mỗi tháng khoa chỉ có 5 – 7 bệnh nhân, thì nay trung bình mỗi ngày cũng có 3 – 4 người, tăng 10 – 20 lần so với trước. Điều đáng nói là đa phần bệnh nhân nhập viện ở giai đoạn muộn, có biến chứng xơ gan và ung thư gan.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó giám đốc BV Nhiệt đới TƯ, virus viêm gan C (HCV) mới được phát hiện vào năm 1989 nên cả bác sĩ và người dân đều chưa chú ý. Hầu hết các cơ sở y tế và người dân đi khám mới chỉ tầm soát viêm gan B mà chưa xét nghiệm HCV, trong khi tỷ lệ người lành mang virus HCV tại Việt Nam là 4 – 6% dân số. Hơn nữa, biểu hiện của viêm gan C không đặc hiệu, triệu chứng đau và vàng da, vàng mắt đôi khi chỉ nhẹ làm cho người bệnh không để ý, dễ bỏ qua dù gan đang trong thời kỳ viêm rất nặng.
Tỷ lệ người mắc bệnh tăng cao
Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Phúc, Trưởng khoa viêm gan, bệnh viện Nhiệt Đới TƯ cho biết, hiện số lượng bệnh nhân mắc viêm gan C đang tăng rất mạnh, nếu như trước kia mỗi tháng khoa chỉ có 5 – 7 bệnh nhân, thì nay trung bình mỗi ngày cũng có 3 – 4 người, tăng 10 – 20 lần so với trước. Điều đáng nói là đa phần bệnh nhân nhập viện ở giai đoạn muộn, có biến chứng xơ gan và ung thư gan.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó giám đốc BV Nhiệt đới TƯ, virus viêm gan C (HCV) mới được phát hiện vào năm 1989 nên cả bác sĩ và người dân đều chưa chú ý. Hầu hết các cơ sở y tế và người dân đi khám mới chỉ tầm soát viêm gan B mà chưa xét nghiệm HCV, trong khi tỷ lệ người lành mang virus HCV tại Việt Nam là 4 – 6% dân số. Hơn nữa, biểu hiện của viêm gan C không đặc hiệu, triệu chứng đau và vàng da, vàng mắt đôi khi chỉ nhẹ làm cho người bệnh không để ý, dễ bỏ qua dù gan đang trong thời kỳ viêm rất nặng.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân viêm gan virus C tại BV Nhiệt đới TƯ |
30 – 40% không rõ nguyên nhân
ThS Hà, cảnh báo cho biết viêm gan C là bệnh lây truyền từ người mang HCV sang cho người lành theo 3 con đường chủ yếu: đường máu, đường tình dục và mẹ truyền sang con khi sinh và có một tỷ lệ đáng kể không rõ đường lây (30 – 40%). Bệnh tiến triển trở thành mạn tính rất nhanh, chỉ sau 6 tháng.
Điều đáng nói là biểu hiện của bệnh không rõ rệt. Đầu tiên, người bệnh chỉ thấy mệt mỏi, nhức đầu, đau bụng, chán ăn, đau tức vùng hạ sườn phải, kèm theo có hiện tượng vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu. Tuy nhiên, triệu chứng đau và vàng da, vàng mắt đôi khi chỉ nhẹ nên đa phần người bệnh bỏ qua.
Thời kỳ toàn phát có thể kéo dài 6 -8 tuần rồi bệnh tự khỏi không cần điều trị bất cứ loại thuốc gì. Tuy vậy, số người bệnh tự khỏi chỉ chiếm khoảng 15%, 85% còn lại sẽ trở thành viêm gan C mạn tính hoặc trở thành người lành mang virus HCV. Đây không chỉ là nguồn lây mà còn có thể bị biến chứng xơ gan (10 – 26,7%) và ung thư gan (14,4%). Vì vậy, ở nước ta với tỷ lệ khoảng 8 triệu người đang bị HCV sẽ là một gánh nặng đối với các ban ngành sức khỏe và kinh tế.
Quá trình điều trị tốn kém, nhiều rủi ro
Anh Nguyễn Văn Lưu, 52 tuổi (Cẩm Duệ, Cẩm Xuyên, Hà tĩnh) là thương binh ¼. Cách đây 6 năm, anh bị chảy máu chân răng. Sau khi đi khám, bác sĩ kết luận anh bị giảm tiểu cầu. Nằm viện điều trị 2 tháng không khỏi, bác sĩ mới phát hiện anh mắc viêm gan C. Từ đó đến nay, mỗi năm, anh Lưu nằm viện 6 tháng để điều trị triệu chứng xơ gan do biến chứng của căn bệnh này. Anh cho biết, anh không có 200 trăm triệu để mua thuốc viêm gan C điều trị nên đành chấp nhận bệnh ngày càng tiến triển nặng.
Chị Phạm Thị Minh (Gia Lâm, Hà Nội) đã tiêm 18 mũi điều trị viêm gan C. Chị bị sụt từ 62kg xuống còn 48 kg, cơ thể vô cùng mệt mỏi. Đặc biệt, ngoài tiền thuốc, mỗi tháng tiền xét nghiệm không dưới 5 triệu đồng và các loại thuốc bổ sung cũng tương đương, thậm chí nhiều hơn...Vì vậy, với mức lương tháng 4 – 5 triệu đồng/tháng, việc theo đuổi quá trình điều trị rất khó khăn.
Theo ThS Phúc, trước đây chỉ có duy nhất 1 loại thuốc đặc trị virus HCV là interferon với hiệu quả khỏi bệnh khoảng 30%. Hiện nay, đã có sự kết hợp interferon và ribavirin với khả năng khỏi bệnh tăng lên trên 80%. Tuy nhiên, giá thuốc rất đắt khoảng trên dưới 200 triệu (mỗi tuần tiêm 1 lần, kéo dài 6 tháng đến 1 năm), đặc biệt gây rất nhiều biến chứng như: mệt mỏi, sốt kéo dài; suy giảm tế bào máu, suy thận, suy giáp, loạn thần, tiểu đường...nên tổng chi phí điều trị rất cao.
Ngoài ra, việc điều trị HCV đòi hỏi bệnh nhân phải quyết tâm trong từng tuần, từng tháng và tuân thủ điều trị nghiêm ngặt nếu không kết quả điều trị không có giá trị, thậm chí bệnh tiến triển nặng hơn, bỏ điều trị có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Khác với viêm gan B có văc-xin phòng bệnh, viêm gan C chưa có văc-xin, đa số gặp ở người trẻ, chưa có phác đồ và thuốc điều trị nhiều nên yếu tố quan trọng nhất là người dân cần tầm soát HCV giống như viêm gan B trong các đợt khám sức khỏe định kỳ để phát hiện điều trị và ngăn ngừa tái phát kịp thời.
Để đề phòng HCV, tuyệt đối không dùng chung bơm kim tiêm, dao cạo râu, xăm da, xỏ lỗ tai... Khi quan hệ tình dục phải dùng bao cao su. Trường hợp bị HCV mạn tính hoặc người lành mang virus cần khám bệnh định kỳ và tuân thủ điều trị theo chỉ định và kiểm soát của bác sĩ. |
Thúy Nga
BÀI ĐỌC NHIỀU
Hãi hùng “thần dược“ chồng uống vợ sướng ở VN | Châm cứu chữa biến chứng zona thần kinh | Vợ không cho “yêu” bằng miệng vì chồng hút thuốc |
[links()]