Vì sao tuyến metro số 5 đội vốn lên 1,31 tỷ euro?

Theo GĐ BQL Dự án 5, việc  tuyến metro số 5 đội vốn lên 1,31 tỷ euro  chủ yếu là do tính toán lại chi phí nhân công, trang thiết bị, vật tư...

Tuyến metro số 5, TP HCM giai đoạn 1 dài 8,89 km từ ngã tư Bảy Hiền (Q.Tân Bình) tới ga metro Tân Cảng đã thay đổi vốn đầu tư từ 833 triệu euro lên 1,31 tỷ euro
Con số này tăng 477 triệu euro so với ước tính trong báo cáo đề cương dự án được lập vào năm 2010.
Vi sao tuyen metro so 5 doi von len 1,31 ty euro?
 Sơ đồ các tuyến metro. Nguồn: Ban Quản lý Đường sắt đô thị.
Giải thích vì sao có sự điều chỉnh thay đổi tổng mức đầu tư như vậy, ông Huỳnh Hồng Thanh - giám đốc Ban quản lý dự án 5, thuộc Ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM - chủ đầu tư dự án, cho biết vốn đầu tư 833 triệu euro được lập vào năm 2010 chỉ là ước tính, chưa nghiên cứu chi tiết.
Đến năm 2014, Ban quản lý đường sắt nghiên cứu chính thức dự án và cuối tháng 12/2014 vừa qua đã trình UBND TP xem xét tổ chức thẩm định.
Việc tổng mức đầu tư mới tăng 477 triệu euro so với ước tính tổng mức đầu tư cũ chủ yếu là do tính toán lại chi phí tiền nhân công, giá trang thiết bị, vật tư tăng trong các năm qua. Đồng thời, khi nghiên cứu chi tiết, trong dự án có điều chỉnh các hạng mục kỹ thuật như tăng đoạn metro ngầm thêm 1,45 km (chiều dài tuyến metro đi ngầm từ 6 km tăng lên 7,45km), tăng thêm nhà ga ngầm dự kiến tại đường Bạch Đằng để đặt máy đào ngầm…
Theo ông Thanh, tổng mức đầu tư mới ước tính của dự án là 1,310 tỷ euro đã được các nhà tài trợ gồm Ngân hàng phát triển Châu Á-ADB, Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB), Ngân hàng Tài thiết KfW (Đức) và Chính phủ Tây Ban nha thẩm tra và công nhận vào cuối tháng 11/2014 để xác định mức vốn cần tài trợ.
Sau khi có kết quả thẩm tra dự án và họp bàn xem xét, các nhà tài trợ đã cam kết sẽ tài trợ vốn ODA cho dự án với chi tiết cụ thể như sau: ADB tài trợ 475 triệu euro, EIB tài trợ 150 triệu eruo, KfW tài trợ 200 triệu euro và Chính phủ Tây Ban nha tài trợ 275 triệu euro, phần 210 triệu euro còn lại là vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước.
Theo kế hoạch, nếu dự án được phê duyệt, trong năm 2015 sẽ bắt đầu triển khai thực hiện và dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào năm 2023.

Đường sắt đô thị Hà Nội: Năng lực quản lý kém làm đội giá

(Kiến Thức) - Dự án đầu tư thay đổi giá thanh toán với giá dự thầu vì đền bù giải phóng mặt bằng lâu, thời tiết, những bổ sung thay đổi thiết kế...

Đường sắt đô thị Hà Nội: Năng lực quản lý kém làm đội giá.
Đường sắt đô thị Hà Nội: Năng lực quản lý kém làm đội giá. 
Về vấn đề đội giá 339 triệu USD của Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến Cát Linh - Hà Đông) được Bộ Giao thông Vận tải giao Cục Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư, tôi cho rằng, tình trạng dự án đầu tư thay đổi giá thanh toán với giá dự thầu vì nhiều lý do. Đó là, giá thay đổi do thời gian thực hiện kéo dài, các ảnh hưởng tác động như đền bù giải phóng mặt bằng lâu, thời tiết, những bổ sung thay đổi thiết kế... 

Tội lãng phí phải bị xử như tham nhũng!

(Kiến Thức) - "Lãng phí cũng có tội lớn như tham nhũng, hậu quả của lãng phí còn kinh khủng hơn cả tham nhũng", TS Bùi Kiên Thành chia sẻ với Kiến Thức.

Nhìn đâu cũng thấy
- Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí vừa được ban hành có một mục riêng quy định về bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Theo đó, người để xảy ra lãng phí sẽ phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Ông đánh giá thế nào về giải pháp này?

Đọc nhiều nhất

Tin mới