Tội lãng phí phải bị xử như tham nhũng!

(Kiến Thức) - "Lãng phí cũng có tội lớn như tham nhũng, hậu quả của lãng phí còn kinh khủng hơn cả tham nhũng", TS Bùi Kiên Thành chia sẻ với Kiến Thức.

Tội lãng phí phải bị xử như tham nhũng!
Nhìn đâu cũng thấy
- Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí vừa được ban hành có một mục riêng quy định về bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Theo đó, người để xảy ra lãng phí sẽ phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Ông đánh giá thế nào về giải pháp này?
Việc quy định về bồi thường không phải bây giờ mới có. Luật ta đã có hết rồi, ai vi phạm thì cứ thế mà xử thôi. Người cố ý làm trái, làm lãng phí thì phải thực hiện trách nhiệm dân sự là bồi thường. Trường hợp gây thất thoát quá lớn thì phải xử lý kỷ luật, thậm chí là xử lý hình sự. Đầu tư công được chỉ ra là lĩnh vực gây thất thoát, lãng phí, tham nhũng lớn nhất ở nước ta. Nhiều công trình được đầu tư vốn hàng trăm tỷ đồng rồi "đắp chiếu", xây hoành tráng cuối cùng chỉ để làm cảnh. Lãng phí ấy có ai phải chịu trách nhiệm đâu.
- Lãng phí ngân sách và bài toán trách nhiệm là vấn đề dư luận vốn rất quan tâm, việc gây lãng phí thất thoát ấy chủ yếu do năng lực kém hay do "có ý đồ"?
Làm công chức nhà nước thì không thể nói là không biết các quy định. Nếu không biết thì hỏi cấp trên, lấy các quy định về thu chi ra mà xem chứ một mình anh không làm được. Không thể nói tôi không biết, tôi lỡ làm thất thoát. Nếu thế ai cũng "lỡ" thì ngân sách đâu mà chịu nổi.
- Ông thấy việc xác định trách nhiệm trong gây lãng phí có dễ không?
Khoản lãng phí chủ yếu từ ngân sách là do quyết định, chủ trương đầu tư sai, nhưng rất khó xác định trách nhiệm để nói về tình trạng lãng phí trong đầu tư công ở nước ta hiện nay. Trong thất thoát ngân sách thì khâu gây lãng phí nhất chính là chủ trương đầu tư theo kiểu cứ vẽ dự án ra rồi đi xin tiền. Nhiều dự án bất bình thường, như chợ, trung tâm thương mại, rồi đường miền núi rộng tới 60 - 70m, sử dụng không hết công năng. Tất cả các quy định đều có rồi, cán bộ ai cũng nắm được, ai cũng biết thế nào là đúng, sai. Có điều họ có thực hiện hay không, nên không thể nói là do năng lực yếu kém mà để xảy ra lãng phí thất thoát được. 
- Như ông vừa nói thì đội giá công trình cũng là một kiểu thất thoát lãng phí?
Chưa nói đến công trình hàng nghìn tỉ, chỉ cần một vài triệu đến vài chục triệu đồng mà để đội giá lên quá lớn, mỗi khâu "xà xẻo" một tí thì rõ là thất thoát còn gì. Nói chung nhìn đâu cũng thấy có thất thoát, nhưng tìm đâu cũng không thấy ai bị xử. Sờ vào đâu cũng có tham nhũng, nhưng không thể lôi được cái tên nào đứng ra chịu trách nhiệm.
- Ngoài lãng phí ngân sách thì còn có các dạng lãng phí nào thưa ông?
Lãng phí có mặt khắp mọi nơi. Lễ khởi công, khánh thành tổ chức linh đình; lễ hội cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp thôn tổ chức rình rang, đình đám, gần đây lại thêm hội chứng festival... 
TS Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế.
TS Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế
Giơ cao đánh khẽ
- Các chế tài xử lý tội lãng phí, theo ông đã đủ mang tính răn đe?
Vấn đề là luật đã có, đã được ban hành nhưng nhưng số cá nhân, tổ chức bị xử lý về tội lãng phí chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chính việc "giơ cao đánh khẽ" ấy đã vô tình tiếp tay cho những cá nhân, tổ chức nhờn luật. Tất cả những quyết định đầu tư lãng phí, rõ ràng thấy hệ quả, sai trái nhưng không thấy ai chịu trách nhiệm và cũng chưa có văn bản nào chỉ rõ để xem trách nhiệm người ra quyết định như thế nào. 
- Vì thế mà lãng phí vẫn cứ hoành hành?
Chúng ta chưa tập trung xử phạt các trường hợp lãng phí, vì thế tội lãng phí vẫn có cơ hội hoành hành, vẫn không đưa được người lãng phí nào ra tòa xử. Chỉ những người phạm tội tham nhũng mới bị lên án, trừng phạt, trong khi độ nghiêm trọng chưa biết hành vi nào hơn. Khi ban hành một quyết định đầu tư, hay quyết định hành chính về thực chất là ý chí của một cá nhân nào đó. Tuy nhiên, khi xảy ra hậu quả về sự lãng phí hoặc không hiệu quả thì lại núp bóng an toàn trong các chủ trương của tập thể hoặc vô can. 
- Nói thế thì để lãng phí hoành hành là do luật còn sơ hở?
"Tiếp tay" cho sự thoát tội của những cá nhân này chính là những quy định chung chung của luật trước đây, không quy định rõ trách nhiệm của cá nhân khi để xảy ra vi phạm. 
- Chống tham nhũng và chống lãng phí, nên tập trung giải quyết vấn đề nào trước?
Vấn đề chống tham nhũng phải kiên quyết với vấn đề chống lãng phí, cùng thực hiện song song. Phẩm chất cán bộ phải được đề cao, sai phạm phải xử lý nghiêm. Vấn đề là quản lý con người, chứ không phải là quản lý đồng tiền. 
Không thể nói tôi chỉ có cái áo!
- Có ý kiến cho rằng, việc họ đến các cơ quan công quyền mà bị làm khó, bị hạch sách thì cũng là một kiểu lãng phí cần phải loại bỏ, ông nghĩ sao?
Đúng là thế, đó chính là lãng phí thời gian của người dân và của cả cán bộ. Cán bộ dành thời gian làm việc để đi chơi, để làm việc cá nhân là lãng phí. Nhiều lúc người dân gặp khó khăn nhưng không biết hỏi ai, hỏi cán bộ thì đùn đẩy, không ai trả lời đến nơi đến chốn. Việc lãng phí thời gian ở đây không chỉ là lãng phí thời gian của cán bộ mà của cả nhân dân. Nhiều lúc có những đơn vị dẫn nhau đến nhà hàng tổ chức tiệc linh đình, rồi đi công tác ăn uống no say, về lại có quà... thì cũng đều là những lãng phí đang tồn tại hiện hữu.
- Gần đây có một số văn bản pháp luật bị dư luận phản đối mạnh mẽ, liệu có thể coi là một kiểu lãng phí?
Các văn bản vi phạm pháp luật, không phù hợp với thực tế cần phải được rà soát để rút lại và đó cũng là một kiểu lãng phí. Có những quy định không tôn trọng quy định của pháp luật thì cũng phải xử lý. 
- Vấn đề là hậu quả của thất thoát lãng phí thường rất lớn, nhưng con số bồi thường lại rất nhỏ. Để thất thoát hàng nghìn tỉ đồng thì liệu có chừng đó tiền để bồi thường?
Ở bất cứ mức độ nào cũng có các quy định của pháp luật điều chỉnh. Không thể nói để xảy ra lãng phí hàng nghìn tỷ đồng mà bảo rằng tôi chỉ có cái áo sơ mi để bồi thường thôi. Không thể nói thế được vì đã có các quy định về sử dụng ngân sách rồi. Con đường đi của một nghìn tỉ đó đi qua bao nhiêu công đoạn, bao nhiêu chữ ký, bao nhiêu quyết định... đều phải truy trách nhiệm hết chứ! Quy định về sử dụng quản lý ngân sách chặt chẽ, đâu phải ai muốn làm gì thì làm.
- Vậy khởi nguồn của lãng phí theo ông là vì họ bất chấp quy định, nên khi xử lý thì cứ theo quy định mà xử?
Đúng thế, họ bất chấp hết để làm, dù họ biết rõ là vi phạm thì sẽ bị xử lý thế nào. Nên cứ đúng mà làm, đừng hành xử theo kiểu chỗ quen biết, anh em xí xóa cho nhau, chúng mình cùng đoàn kết, thì người ta sẽ sợ mà không dám lãng phí nữa. Nếu cứ chỉ vận động tuyên truyền thì người ta sẽ đi vòng đi vèo, bắt tay nhau cùng bỏ túi chia chác thì không ai bị xử cả. 
Xin cảm ơn ông!
Theo quy định mới, khi nhận được thông tin phát hiện lãng phí thuộc thẩm quyền giải quyết, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, nơi nhận được thông tin có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, xác minh, làm rõ thông tin, hành vi lãng phí và thiệt hại do hành vi lãng phí gây ra. Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết thì trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được thông tin phát hiện lãng phí phải chuyển đến cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết.

Việt Nam còn nghèo mà lãng phí hơn Tây

(Kiến Thức) - Ra Tết, ở các xe rác thấy người ta vứt đi cả cái bánh chưng, nửa con gà, những khoanh giò... mà thấy xót ruột.

Việt Nam còn nghèo mà lãng phí hơn Tây
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa. 
Có người đã nói vứt đồ ăn như thế là tội ác. Biết thế, nhưng mà bánh chưng mốc, giò thiu... không vứt đi thì biết làm thế nào? Cố ăn thì có khi mang bệnh vào thân. 

Dự án triệu đô chỉ để... thắp sáng UBND xã

(Kiến Thức) - Vốn vay ODA thực hiện dự án điện mặt trời do Phần Lan tài trợ trị giá hàng triệu đô nhưng chỉ để... thắp sáng UBND xã.

Dự án triệu đô chỉ để... thắp sáng UBND xã
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời tối 20/7, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử khẳng định, không có tham nhũng thất thoát trong việc sử dụng vốn vay ODA thực hiện dự án điện mặt trời do Phần Lan tài trợ. Ông Giàng Seo Phử cho biết, theo quyết định của Bộ Công Thương và Thủ tướng Chính phủ, dự án này tài trợ và lắp 6 hệ điện cho 17 huyện của 8 tỉnh và 70 xã. Cho đến năm 2010, điện lực Việt Nam không có khả năng kéo đến vùng đặc biệt khó khăn. Điện này là điện mặt trời nhưng chỉ kéo cho 70 xã đến trụ sở UBND xã thôi chứ không phải là điện thắp sáng. Năm 2014 đã bàn giao điện đưa vào sử dụng. 

Những vụ giải cứu con tin thót tim của công an Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhìn lại hàng chục vụ khống chế con tin mà hung thủ vô cùng liều lĩnh, manh động thời gian qua và quá trình giải cứu của lực lượng chức năng.

Những vụ giải cứu con tin thót tim của công an Việt Nam
Khống chế con tin ở Thanh Xuân Bắc để đòi được... gặp vợ con
Khoảng 6h sáng 16/9, tại một căn phòng trên tầng 4 nhà E6 khu tập thể Thanh Xuân Bắc (phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội), một thanh niên lạ mặt đã vào nhà và khống chế chủ nhà cùng 2 đứa con nhỏ của gia chủ.
Cụ thể, vào lúc 6h15, bà Hồng, chủ căn phòng trên mở cửa xuống nhà đi chợ. Khi tới chiếu nghỉ tầng ba thì bà nhìn thấy người đàn ông lạ mặt. Ngay lúc đó, bà bị người này khống chế, bắt quay lên rồi đẩy vào trong nhà.
Đối tượng Bình bị bắt giữ (ngoài cùng bên phải).
 Đối tượng Bình bị bắt giữ (ngoài cùng bên phải).
Vào đến bên trong, kẻ lạ mặt rút dao nói: “Tất cả ngồi yên, không tao đâm chết”.
Bà Hồng van xin, bảo kẻ lạ mặt cứ lấy hết tiền. Tuy nhiên gã đàn ông nói, anh ta không cần tiền. Lúc này bà Hồng và người đàn ông lạ mặt giằng co con dao, khiến tay bà Hồng bị chảy máu.
Bà Hồng cố van xin Bình cần gì cứ mang đi hết. Lúc này Bình cho biết, anh ta chỉ cần vợ con. Rồi anh ta bảo bà Hồng sang nhà cô của Bình là bà Trần Thị Bé (SN 1958, ở phòng 303, E7, Tập thể Thanh Xuân Bắc, Hà Nội) gọi cho vợ anh ta lên gặp.
Trong khi bà Hồng đi tìm bà Bé, bà Hạnh (chị gái bà Hồng) ở trong nhà đi ra. Lúc này Bình quát: “Con mụ béo kia, khóa cửa lại”.
Ngay sau đó bà Hạnh đi ra cửa rồi chạy vụt ra ngoài, báo cho Công an phường.
Sau khi công an phường có mặt và thuyết phục, Bình đồng ý để một cháu bé đi học. Trong nhà lúc này còn bà Hương (chị gái bà Hồng) và một cháu nhỏ.
7h10 cùng ngày, Công an TP Hà Nội nhận được tin báo về vụ khống chế con tin trên.
Ngay sau đó, ông Dương Văn Giáp, Trưởng phòng PC45, Công an Hà Nội điện cho ông Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an Hà Nội để báo cáo tình hình. Tiếp đó, đội đặc nhiệm được cử xuống hiện trường để thuyết phục đối tượng. Phó GĐ công an HN Nguyễn Duy Ngọc cũng có mặt tại hiện trường chỉ đạo giải cứu con tin.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an Hà Nội đã trực tiếp có mặt, cùng với hàng trăm chiến sĩ công an và các lực lượng chức năng khác.
Để giải cứu vụ khống chế con tin này, lực lượng chức năng đã bao vây xung quanh khu vực cháu bé bị khống chế thành 3-4 vòng. Lực lượng dân phòng của các phường, các khu vực xung quanh cũng có mặt để phục vụ công tác giải cứu cháu bé. Các ngõ, ngách xung quanh khu vực đã được bao vây.
Trời đổ mưa ngày một to, một số chiến sỹ công an vẫn kiên trì, nỗ lực thương thuyết với kẻ lạ mặt.
Sau đó, đích thân Giám đốc Công an TP Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung đã phải gọi điện cho hung thủ và lên tận phòng để thuyết phục.
Sau gần 6 tiếng khống chế con tin, hung thủ đã bị cảnh sát đặc nhiệm khống chế.
Công an xác định là đối tượng Trịnh Thanh Bình, 28 tuổi, ở Uông Bí, Quảng Ninh.
Dùng dao bầu bắt con tin, đòi công an đi xế hộp hộ tống về Hải Phòng
Vào khoảng 7h10 sáng 13/9/2014, đối tượng Nguyễn Khắc Long (SN 1988, trú tại khu 6, phường Nam Sơn, quận Kiến An, Hải Phòng) đến quán bán ăn sáng của chị Nguyễn Thị Hiền (SN 1974, quê ở huyện Tiền Hải, Thái Bình) ở đường Hùng Vương, khu Hồng Hà, phường Ninh Dương, TP Móng Cái. Phát hiện chị Hiền đang cầm dao bầu chế biến đồ ăn, đối tượng Long đã lao vào cướp dao khống chế chị Hiền đưa đến Công an phường Ka Long. Đến nơi, Long gặp Phó trưởng Công an phường và yêu cầu gọi 1 chiếc taxi nhưng phải có 2 cán bộ công an đi cùng, trong đó 1 cán bộ lái xe để đưa Long về Hải Phòng.
Đối tượng Nguyễn Khắc Long đang dùng dao kè cổ khống chế chị Hiền.
 Đối tượng Nguyễn Khắc Long đang dùng dao kè cổ khống chế chị Hiền.
Nhận được tin, Công an TP Móng Cái đã lên phương án giải cứu con tin. Lực lượng công an đã bố trí 1 xe taxi 4 chỗ cùng 2 cán bộ Công an, một người lái xe, một người ngồi ghế trước xe đến chở Long và chị Hiền. Trên đường đi, 2 cán bộ Công an đã tích cực vận động, thuyết phục nhưng đối tượng Long tiếp tục khống chế chị Hiền và có biểu hiện manh động, không kiểm soát được hành vi.
Khi đến trạm kiểm soát liên ngành Km15, Công an thành phố Móng Cái bố trí 2 xe tải chặn đường và thuyết phục đối tượng đổi xe về Hải Phòng. Đối tượng Long đồng ý, song vẫn tiếp tục khống chế chị Hiền sang xe khác. Lực lượng công an đã tạo tình huống buộc đối tượng phải đổi xe lần thứ 2. Đến 10h30 cùng ngày, khi đối tượng Long khống chế chị Hiền đưa xuống xe để chuyển sang xe thứ 2, lực lượng Công an thành phố Móng Cái đã nhanh chóng áp sát, khống chế đối tượng, tước con dao bầu, bắt giữ Long và giải thoát chị Hiền an toàn.
Xông vào trường mầm non bắt trẻ làm con tin, đòi cấp tiền, ô tô, súng
Sáng 11/10/2012, một thanh niên mặc áo giáp tự chế, tay lăm lăm con dao xông vào trường mầm non 10A trên đường Gò Cẩm Đệm (phường 10, Tân Bình, TP HCM). Thấy các bé đang chơi đùa trên sân, hắn lao tới kề dao vào cổ 2 em lớp mầm non, kéo vào lớp học. Hai cháu bé sợ hãi khóc to, hắn liên tục dọa nạt bắt im lặng. Các giáo viên hoảng hốt lùa học sinh còn lại vào các lớp và khóa chặt cửa.
Đối tượng Cao Quốc Huy khi bị bắt.
Đối tượng Cao Quốc Huy khi bị bắt. 
Hàng trăm cảnh sát được điều động, bao vây hiện trường, phong tỏa mọi ngả đường. Trong lớp học, gã thanh niên gí dao vào cổ một trong hai bé, nêu yêu sách đòi cấp cho hắn tiền, ôtô và một khẩu súng. Sau nhiều phút thương lượng không thành, cảnh sát đã đột kích, giải cứu an toàn cho hai con tin.
Kẻ bị bắt khai tên Cao Quốc Huy (28 tuổi). Nghi Huy có dấu hiệu tinh thần không bình thường, cơ quan tố tụng đã đưa đi giám định. Do bệnh viện kết luận hắn bị tâm thần nên vụ án sau đó bị đình chỉ điều tra.
Cảnh sát cơ động buồn chuyện tình yêu, khống chế bảo vệ nhà nghỉ
Khoảng 3h đêm 16/4/2014, người dân phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn (TP Cần Thơ) giật mình thức giấc khi nghe nhiều tiếng súng nổ vang trong nhà nghỉ 555 hướng mặt ra quốc lộ 91. Hàng chục cảnh sát cơ động và hình sự đặc nhiệm đang vây ráp tòa nhà 6 tầng.
Lực lượng công an, CSCĐ giải cứu vụ khống chế bảo vệ nhà nghỉ.
 Lực lượng công an, CSCĐ giải cứu vụ khống chế bảo vệ nhà nghỉ.
Lúc này, thanh niên cầm súng loại AK báng gấp khống chế bảo vệ nhà nghỉ kéo lên lầu, yêu cầu mọi người không đi theo đồng thời nã nhiều phát đạn về phía lực lượng làm nhiệm vụ.
Hai cảnh sát được cho là đã nhanh chóng đạp ngã xe xung quanh để né đạn của tên này. Sau hơn 3 giờ cố thủ, cảnh sát đã khống chế được thanh niên có súng, giải thoát con tin.
Đại tá Nguyễn Minh Kha, Giám đốc Công an TP Cần Thơ cho biết, do nhà nghỉ nằm gần một ngân hàng nên khi xảy ra nổ súng, nhiều người nhầm tưởng là cướp ngân hàng. Người xả súng là trung sĩ Tống Hoàng Phúc (SN 1993), chiến sĩ nghĩa vụ của ngành công an, công tác tại Phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ động (PC65), chốt tại Đài phát sóng VN2. Thời gian gần đây Phúc có mâu thuẫn với một số cán bộ chiến sĩ ở đơn vị do nói Phúc là con nhà nghèo. Nhưng nguyên nhân chính là do Phúc có mâu thuẫn với người yêu là V.T.C.G. Phúc muốn quay lại với G. nhưng G. không đồng ý. Từ đó, Phúc nảy sinh ý định tự sát cùng người yêu.
Chiều 15/4, thấy đơn vị vắng người, Phúc đã lấy cắp khẩu súng AK47 và hẹn người yêu đến nhà nghỉ với ý định cùng tự sát. Phúc đến thuê nhà nghỉ 555 ở tầng 5 của ông Hồ Văn Hậu, Bí thư Đảng ủy phường Châu Văn Liêm. Tuy nhiên, người yêu không đến, lại bị bảo vệ nhà nghỉ phát hiện mang súng, Phúc đã khống chế bảo vệ làm con tin, yêu cầu mọi người đưa người yêu mình tới để nói chuyện, đồng thời nã đạn liên tục vào lực lượng cánh sát cơ động và hình sự khi họ tới.
Cướp vàng, khống chế và đâm chết bé gái 2 tuổi
Đang làm việc ở quận Long Biên, anh Hoàng Hữu Phúc nhận được điện thoại của bà Thu, là chủ nhà nơi vợ chồng anh thuê cửa hàng kinh doanh vàng bạc tại thị trấn Nềnh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang nói anh phải về ngay, cháu Hoàng Thị Vy, con anh mới 21 tháng tuổi đang gặp nguy hiểm. Không kịp nghĩ gì, anh vội lao xe máy vượt quãng đường hơn 40 cây số, chưa đầy một tiếng sau đã có mặt ở nhà.
Hay tin, hàng ngàn người dân hiếu kỳ đã đến xem gây tắc nghẽn giao thông toàn bộ khu vực, với bán kính cả cây số. Lực lượng CA khoảng gần 100 cán bộ chiến sĩ cũng đang quây kín quầy hàng vừa trấn an dân chúng, vừa tìm cách tiếp cận cánh cửa của hàng vàng. Nhìn thấy cảnh náo loạn đó, anh Phúc thấy tim mình như rơi khỏi lồng ngực. Vào được gần đến cửa nhà, thấy bên ngoài vợ anh đang ngất lịm, bên trong cánh cửa sắt là tiếng cháu Vy đang gào khóc thảm thiết, dù rất đau lòng, nhưng ngay lập tức anh Phúc tự trấn tĩnh rằng, phải bình tĩnh để giải quyết mọi việc. Một tổ công tác của CA tỉnh Bắc Giang đã gặp anh Phúc để nói sơ qua sự việc và những diễn biến đang diễn ra bên trong. Theo đó anh Phúc được biết, tên cướp đã vào tiệm vàng khống chế con gái anh hơn một tiếng đồng hồ. Qua khe cửa, nhìn cảnh tên cướp ôm con gái mình trước ngực, một tay kè kè dao vào cổ cháu, anh thấy nhói đau.
Trước sự ngoan cố của tên cướp, một số chiến sĩ cảnh sát cơ động đã trèo lên mái nhà bên cạnh tìm cách tiếp cận từ đằng sau tên cướp, nhưng sau đó lại phải trèo ra vì địa hình không cho phép thực hiện được phương án này. Phía bên ngoài, tiếng loa phát thanh vẫn rền vang để thuyết phục tên cướp ra tự thú, hưởng khoan hồng nhưng đáp lại chỉ là sự im lặng đến rợn người.
Vào thời điểm bị cướp, ở tiệm vàng có bà Nguyễn Thị Thu là chủ nhà, vợ và cháu Vy con anh Phúc. Hung thủ chừng 20 tuổi, đột nhập vào tiệm vàng yêu cầu bà Thu đóng cửa để thực hiện hành vi cướp tài sản. Sau này, bà Thu kể lại: “Khi đó khoảng 14g, tôi đang ở dưới nhà thì nghe tiếng kêu thất thanh: “Chị Thu ơi, cứu em với”, ngay lúc đó tôi lao lên nhà thấy tên cướp mặt bịt khẩu trang, đội mũ lưỡi trai, đang ôm chặt cháu Vy với con dao gọt hoa quả sắc bén kè kè ở cổ. Quá hoảng sợ, tôi chỉ kịp lao thẳng ra đường và kêu cứu”. Nghe tiếng kêu cứu, rất nhiều người dân đã chạy đến hỗ trợ, trong đó có anh Nguyễn Hữu Cường, là một trong những người đầu tiên tiếp cận tên cướp vô nhân tính. Anh Cường cầm xẻng chạy vào tiệm vàng quát to: “Mày bỏ ngay cháu bé ra, nó là trẻ con không có tội”. Nhưng tên cướp không nghe mà còn gằn giọng: “Mày bước thêm một bước tao sẽ cắt cổ đứa bé”. Sự manh động của tên cướp khiến anh Cường phải lui ra.
Anh Phúc kể lại, khi thấy tên cướp yêu cầu chủ nhà phải vào thương lượng với hắn, anh bình tĩnh vào bên trong để thực hiện theo yêu cầu của hắn. Có lẽ chính bởi sự bình tĩnh, bản lĩnh của anh nên tên cướp không còn căng thẳng như lúc đầu. Tên cướp yêu cầu anh Phúc vét hết số vàng vào ba lô mang sẵn rồi bắt anh Phúc phải tự buộc chân mình vào xe máy để chở hắn tẩu thoát. Tên cướp yêu cầu anh Phúc: “Đi cùng 300m sẽ thả tự do cho cháu bé”.
Khi tên cướp cùng anh Phúc vừa đi ra đến cửa thì bị lực lượng công an cùng nhiều người dân ngăn chặn. Trong lúc vật lộn, giằng co, tên cướp đã lấy đi sinh mạng cháu Vy bằng nhát dao cắt đứt động mạch chủ. Tên cướp cũng tự đâm dao vào cổ mình nhưng không chết… Hung thủ là Phạm Văn Hiếu, SN 1988, trú ở xã Đông Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới