Vì sao Trà Vinh tuyển 2.100 lao động Trung Quốc?

Sau khoảng hai tháng đăng tuyển, số lượng lao động trong nước có rất ít người nộp hồ sơ xét tuyển hoặc không đến phỏng vấn xin việc làm... 

Vì sao Trà Vinh tuyển 2.100 lao động Trung Quốc?

Như báo chí đã đưa tin, ngày 2/7, UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành công văn chấp thuận cho Công ty China Chengda Engineering được tuyển trên 2.100 người lao động Trung Quốc đến làm việc tại công trình Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 (tỉnh Trà Vinh).

Bà Sơn Thị Ánh Hồng, phó chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh đã xác nhận thông tin trên và cho biết vấn đề này được thông qua nhiều cấp liên quan, có sự kiểm tra của Sở Lao động - thương binh và xã hội chứ không phải nghe báo cáo một chiều từ phía công ty.

“Phố Tàu” - khu mua bán, ăn uống của người Trung Quốc - đã lan đến những nơi hẻo lánh có công nhân Trung Quốc trú ngụ ở thôn Nhân Thắng, Kỳ Phương (Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
 “Phố Tàu” - khu mua bán, ăn uống của người Trung Quốc - đã lan đến những nơi hẻo lánh có công nhân Trung Quốc trú ngụ ở thôn Nhân Thắng, Kỳ Phương (Kỳ Anh, Hà Tĩnh). 

Giải thích thêm về vấn đề này, ông Dương Quang Ngọc (phó giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội) cho rằng, phía Công ty China Chengda Engineering có chuyển thông tin tuyển dụng lao động đến sở và các phòng lao động - thương binh và xã hội cấp huyện, thành phố cũng như các trung tâm giới thiệu việc làm. Toàn bộ vị trí tuyển dụng không phải lao động phổ thông mà là lao động kỹ thuật cao và chuyên gia.

Theo ông Ngọc, sau khoảng hai tháng đăng tuyển, số lượng lao động trong nước có rất ít người nộp hồ sơ xét tuyển hoặc có gửi hồ sơ nhưng không đến phỏng vấn xin việc làm. Do đó phía công ty xin các cấp lãnh đạo liên quan tuyển lao động người nước ngoài (quốc tịch Trung Quốc) để đảm bảo tiến độ thi công. “Tuy nhiên, số lượng hơn 2.100 lao động được tuyển trong vòng bốn năm (2014-2018) chứ không phải tuyển đột xuất trong khoảng thời gian ngắn” - ông Ngọc nhấn mạnh.

Trả lời câu hỏi tại sao không thông báo tuyển dụng lao động rộng rãi trong cả nước, ông Ngọc trả lời: “Phía công ty có đăng báo địa phương thông tin tuyển dụng. Còn mức độ chính quyền địa phương chỉ có trách nhiệm thông báo trên toàn tỉnh”.

Dự án bôxit Tân Rai-Nhân Cơ: Hiệu quả thấp, rủi ro, có nên tiếp tục?

Đánh giá của đoàn giám sát là hiệu quả kinh tế 2 dự án bôxit Tân Rai, Nhân Cơ không cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Như vậy thì cần xem xét có nên tiếp tục hay không?

Dự án bôxit Tân Rai-Nhân Cơ: Hiệu quả thấp, rủi ro, có nên tiếp tục?

Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam báo cáo Ủy ban Thường Vụ Quốc Hội về hiệu quả kinh tế, an ninh, quốc phòng hôm 17/5 vừa qua.

Đem đến phiên họp một thỏi thép vừa ra đời từ phòng thí nghiệm, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải và các quan chức Bộ Công thương, Bộ Khoa học - Công nghệ chứng minh hai dự án bôxit Tân Rai và Nhân Cơ sẽ có hiệu quả trong tương lai.

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nghe báo cáo của Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nghe báo cáo của Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam.
Tuy nhiên, báo cáo kết quả giám sát do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu trình bày cho thấy các dự án này ẩn chứa nhiều rủi ro.
6 điều chưa thuận lợi
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu - trưởng đoàn giám sát, việc triển khai các dự án này cơ bản thực hiện đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về khai thác khoáng sản. Dự án đã bắt đầu có tác dụng lan tỏa về kinh tế - xã hội tại địa phương...
Tuy mới bắt đầu triển khai năm 2012 nhưng số thuế, phí nộp ngân sách của dự án Tân Rai là hơn 157 tỉ đồng, làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Lâm Đồng hơn 1.200 tỉ đồng.
Tuy nhiên về những vấn đề băn khoăn, ông Giàu cho biết: đa số ý kiến trong đoàn giám sát bày tỏ sự lo ngại về chất lượng thiết bị, năng lực làm chủ công nghệ và khả năng vận hành, xử lý sự cố kỹ thuật phát sinh.
Mặc dù Nhà nước đã có các chính sách hỗ trợ tích cực nhưng cho đến nay, việc tính toán các chỉ số kinh tế cho thấy hai dự án này có đem lại hiệu quả nhưng không cao.
Tổng mức đầu tư đã tăng khá lớn so với dự toán, tính toán ban đầu. Chi phí vận chuyển nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản xuất alumin (chiếm 10,8% giá thành tại dự án Tân Rai và sẽ cao hơn tại dự án Nhân Cơ do quãng đường từ nhà máy về cảng xa hơn).
Lỗ lũy kế của hai nhà máy này trong giai đoạn 2013-2020 có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Vinacomin và tình hình kinh tế nói chung... “Tính chung cả vòng đời của dự án thì hiệu quả không cao nhưng lại ẩn chứa nhiều rủi ro” - báo cáo của đoàn giám sát nêu rõ.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý trong buổi họp.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý trong buổi họp.

Ông Giàu cho biết: Theo kinh nghiệm quốc tế và ý kiến của chuyên gia thì hiệu quả của một dự án bôxit chịu ảnh hưởng của bảy yếu tố:

Một là có trữ lượng bôxit dồi dào và hàm lượng cho phép theo tỉ lệ 4 tấn quặng cho ra sản phẩm 2 tấn alumin.

Thứ hai là thuận lợi về giao thông vận tải với chi phí rẻ.

Thứ ba là vị trí, địa thế khai thác thuận lợi để đảm bảo môi trường.

Thứ tư, có công nghệ sản xuất nhôm tiên tiến, hiện đại.

Thứ năm, có nguồn điện dồi dào giá rẻ.

Thứ sáu, có nguồn nước phong phú, thuận lợi.

Thứ bảy, năng lực tài chính và trình độ quản lý cao, chính quy, chuyên nghiệp.

“Trong bảy yếu tố trên thì nguồn dự trữ bôxit ở nước ta có lợi thế lớn. Các yếu tố khác chưa thuận lợi” - ông Giàu nói.

Bao giờ thì thuận lợi?

Đó là câu hỏi của Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đặt ra cho Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải. “Yếu tố giao thông rất quan trọng, nhưng đường giao thông chúng ta không tính vào chi phí vận chuyển, mà đường là do Nhà nước bỏ tiền ra đầu tư. Con đường từ Lâm Đồng đi TP.HCM hư hại rất nhiều, đây cũng là con đường vận chuyển bôxit. Tôi thấy rất là quan ngại” - bà Mai bày tỏ.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thì “rất mừng vì vừa qua thấy tivi đưa tin là ta đã làm ra sắt từ bùn đỏ”. “Tuy nhiên đây mới chỉ là trong phòng thí nghiệm, còn khả năng thế nào, khi nào có thể sản xuất và hiệu quả ra sao?” - Chủ tịch Quốc hội hỏi.

Đáp lời, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết Chính phủ yêu cầu tính toán dựa trên phương án bảo thủ nhất để đánh giá hiệu quả hai dự án bôxit. Trên cơ sở đó đánh giá những tác động xấu nhất để đưa ra các giải pháp phù hợp.

“Đến nay khẳng định của đoàn giám sát là tuy hiệu quả không cao nhưng có hiệu quả. Theo các số liệu mới nhất cho đến thời điểm này, giá alumin trên thị trường thế giới cao hơn, cho nên hiệu quả các dự án tốt hơn. Theo dự báo mới nhất thì năm 2018 giá alumin sẽ ở mức 400 USD/tấn, năm 2020 có thể 450 USD (dự toán cũ của ta chỉ 341 USD). Như vậy tiềm năng để bảo đảm hiệu quả của hai dự án là có khi mà kinh tế thế giới phục hồi, sẽ đỡ rủi ro hơn” - ông Hải nói.

Ông cũng giải thích là với nguồn vốn 700 triệu USD thì dự án nào cũng có thời gian lỗ kế hoạch, không thể có dự án vốn lớn như thế mà có lãi ngay từ năm đầu.

Ông Hải khẳng định đến ngày hôm nay thì chúng ta đã làm chủ vận hành nhà máy, không phải thuê công nhân nước ngoài. Nhưng để làm chủ hoàn toàn về công nghệ, tức là có thể sản xuất ra thiết bị, máy móc để thay thế thì chưa làm được “bởi đây là công nghệ cao của thế giới, chúng ta phải mua bản quyền”.

Ông Hải cũng khẳng định với trữ lượng khoảng 11 tỉ tấn bôxit, VN hoàn toàn có thể phát triển ngành công nghiệp lớn sản xuất alumin, nhôm. Nhưng hiện chưa phát triển sản xuất nhôm được bởi giá điện VN không có tính cạnh tranh so với các nước sản xuất nhôm khác.

“Sáu trên bảy yếu tố đó các đại biểu có lo lắng nhưng chúng ta có thể từng bước phát triển được. Ví dụ giá điện, nếu chúng ta có giá cho từng nhóm khách hàng, rồi có chính sách thuế thì chúng ta có thể làm được nhôm” - ông Hải nói.

Về giao thông, với quy mô công suất 650.000 tấn/năm, Phó thủ tướng cho rằng hệ thống giao thông có thể đáp ứng được, các xe chở bôxit vận hành trên đường phải tuân thủ quy định về tải trọng, nếu vi phạm thì bị phạt.

Tuy nhiên, nếu muốn trở thành một quốc gia sản xuất công nghiệp alumin, nhôm có tầm cỡ, công suất vài triệu tấn mỗi năm thì phải quy hoạch và xây dựng lại mạng lưới giao thông, trong đó phải tính đến việc bỏ ra 2,5-3 tỉ USD để làm hệ thống đường sắt.

Bao nhiêu lao động Trung Quốc đang ở đây?
Nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ và đoàn giám sát đánh giá đầy đủ hơn về hiệu quả tổng thể của hai dự án khai thác bôxit, chứ không chỉ nói riêng về hiệu quả kinh tế. “Đánh giá của đoàn giám sát là hiệu quả kinh tế không cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu như vậy thì cần xem xét có nên tiếp tục không?” - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đặt vấn đề.
Dước góc độ quốc phòng - an ninh, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị báo cáo phải làm rõ. Dư luận cũng đặt ra vấn đề rằng công nhân Trung Quốc nhiều, có người đã lấy vợ sinh con trên này rồi. Vậy hiện nay công nhân Trung Quốc còn bao nhiêu người?
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết hiện nay một dự án bôxit có 204 người lao động nước ngoài và một dự án có 83 lao động nước ngoài đang làm việc, họ tuân thủ đúng các quy định của pháp luật VN. Báo cáo giám sát sẽ tiếp tục được chỉnh sửa, bổ sung để trình Quốc hội. Đoàn giám sát đề nghị tiếp tục triển khai hai dự án Tân Rai, Nhân Cơ, sau đó sẽ đánh giá toàn diện để báo cáo Bộ Chính trị, Ban Chấp hành trung ương và Quốc hội trước khi quyết định có hay không mở rộng sản xuất quy mô công nghiệp lớn.

Soi đội tàu nghìn tỷ của đại gia Sài Gòn tiến về Hoàng Sa

(Kiến Thức) - 100 tàu sẽ tiến ra ngư trường Hoàng Sa có công suất lên đến 1500 mã lực làm bằng chất liệu nhôm, composite, sợi thủy tinh, sắt, thép..

Soi đội tàu nghìn tỷ của đại gia Sài Gòn tiến về Hoàng Sa
Theo thông tin từ ông Phạm Ngọc Lâm, chủ tịch HĐQT công ty CP Đức Khải (chuyên lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ XNK, bất động sản): "45 chiếc tàu đầu tiên (trong số 100 chiếc) được mua từ các nước phát triển, kỹ thuật cao ngành đóng tàu có công suất từ 500 đến 1500 mã lực sẽ về đến Việt Nam vào 30/8 tới". Số tàu còn lại cũng lần lượt được mua và đồng loạt đăng kiểm, để đầu nằm 2015 tiến ra ngư trường Hoàng Sa đánh bắt thủy, hải sản.
 Theo thông tin từ ông Phạm Ngọc Lâm, chủ tịch HĐQT công ty CP Đức Khải (chuyên lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ XNK, bất động sản): "45 chiếc tàu đầu tiên (trong số 100 chiếc) được mua từ các nước phát triển, kỹ thuật cao ngành đóng tàu có công suất từ 500 đến 1500 mã lực sẽ về đến Việt Nam vào 30/8 tới". Số tàu còn lại cũng lần lượt được mua và đồng loạt đăng kiểm, để đầu nằm 2015 tiến ra ngư trường Hoàng Sa đánh bắt thủy, hải sản.

Ngắm các hot girl trong kỳ thi ĐH năm 2014

(Kiến Thức) - Bước ra khỏi phòng thi, dưới cái nắng oi ả, nhiều nữ sinh vẫn rạng rỡ vì làm bài tốt... 

Ngắm các hot girl trong kỳ thi ĐH năm 2014
Kỳ thi ĐH năm 2014 đợt 1 thi khối A, chủ yếu thuộc chuyên ngành kỹ thuật nhưng có khá nhiều thí sinh nữ có ngoại hình dịu dàng, bắt mắt.
Kỳ thi ĐH năm 2014 đợt 1 thi khối A, chủ yếu thuộc chuyên ngành kỹ thuật nhưng có khá nhiều thí sinh nữ có ngoại hình dịu dàng, bắt mắt.

Một nữ sinh trầm tư rời phòng khi thi xong môn thi đầu tiên.
Một nữ sinh trầm tư rời phòng khi thi xong môn thi đầu tiên.

Một thí sinh xinh xắn vừa rời khỏi điểm thi trường ĐH Ngoại Thương, đang tìm người thân, khi vừa mới thi môn thứ nhất.
Một thí sinh xinh xắn vừa rời khỏi điểm thi trường ĐH Ngoại Thương, đang tìm người thân, khi vừa mới thi môn thứ nhất.

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới