Vì sao tàu khu trục USS Fitzgerald bị tông nát bét?

(Kiến Thức) - Tàu khu trục USS Fitzgerald được trang bị hệ thống cảm biến vô cùng tối tân vậy mà lại bị tàu hàng tông nát bét, tại sao?

Vì sao tàu khu trục USS Fitzgerald bị tông nát bét?

Tàu khu trục USS Fitzgerald (DDG-62), lớp Arleigh Burke đã va chạm với một tàu container trên biển Philippines. Vụ tai nạn khiến DDG-62 thiệt hại nặng ở mạn phải, 7 thủy thủ thiệt mạng. Tàu khu trục Mỹ suýt chìm nếu không có phản ứng nhanh nhẹn của thủy thủ đoàn trong việc cô lập các khu vực bị ngập nước.

Các tàu kéo đã đưa tàu gặp nạn cập cảng ở căn cứ Yokosuka, Nhật Bản vào ngày 18/6. Đây là một trong những vụ đâm tàu nghiêm trọng nhất đối với Hải quân Mỹ kể từ những năm 1990 đến nay. Lớp Arleigh Burke là loại tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Mỹ, nòng cốt sức mạnh tấn công của hải quân số 1 thế giới.

Vì sao tàu chiến hiện đại được trang bị những công nghệ chiến tranh tinh vi nhất lại để xảy ra tai nạn nghiêm trọng như thế?

Mỗi tàu chiến của Hải quân Mỹ được trang bị ít nhất 4 loại radar khác nhau cho nhiệm vụ phát hiện mục tiêu trên biển, trên không, điều khiển hỏa lực và điều hướng hàng hải.

Trong đó hệ thống điều hướng hàng hải là thành phần quan trọng giúp tàu di chuyển an toàn và đúng hải trình trên biển. Theo Marineinsight hiện có ít nhất 30 loại thiết bị khác nhau dùng cho nhiệm vụ điều hướng hàng hải, trong đó có những loại vận hành thủ công và tự động hoàn toàn bằng máy tính.

Đối với tàu chiến hiện đại, người ta thường sử dụng song song loại vận hành thủ công và tự động để bổ trợ cho nhau. Loại điều hướng hàng hải tự động gồm: Hệ thống hiển thị thông tin và hải đồ điện tử dùng cho tàu chiến (WECDIS), hệ thống nhận dạng tự động (ASI).

Đặc biệt, các tàu chiến hiện đại của Mỹ cũng như các nước khác đều được trang bị hệ thống cảnh báo va chạm tự động (ARPA). Cảm biến của hệ thống kết hợp với máy tính sẽ dựa trên tốc độ, hướng đi của tàu so với tàu khác từ đó đưa ra thông tin cảnh báo va chạm.

Tàu được vận hành như thế nào?

Vi sao tau khu truc USS Fitzgerald bi tong nat bet?
 Hệ thống WECDIS trên một tàu chiến. Ảnh minh họa: Sainsel.

Tàu chiến là cỗ máy chiến tranh nên mọi hoạt động của tàu trên biển được giám sát 24/24. Ở vị trí cao nhất trên tháp chỉ huy, cũng là nơi người lái tàu và các sĩ quan chỉ huy làm việc. Ở mọi thời điểm, tháp chỉ huy có từ 6-10 sĩ quan và thủy thủ chịu trách nhiệm về điều hướng và đảm bảo an toàn cho hải trình của tàu.

Họ làm việc dưới sự điều kiển của sĩ quan boong, người chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho thuyền trưởng. Bên dưới tháp chỉ huy là trung tâm thông tin chiến đấu (CIC). Ở đây luôn có 6-10 sĩ quan và thủy thủ làm việc.

CIC kiểm soát hoạt động của hệ thống radar, theo dõi các mục tiêu xung quanh tàu, tính toán giải pháp điều khiển hỏa lực và sẵn sàng khai hỏa vũ khí theo lệnh thuyền trưởng. CIC cũng theo dõi hải trình của tàu qua WECDIS, hỗ trợ cho hoạt động điều hướng.

Ngoài ra, trên tàu còn có ít nhất 2-3 thủy thủ chuyên quan sát mặt biển xung quanh tàu bằng ống nhòm để phát hiện những vật thể như tàu thuyền nhỏ di chuyển vào điểm mù của radar. Với hệ thống cảm biến và điều hướng tinh vi như vậy, mọi vật thể xuất hiện gần tàu chắc chắn sẽ bị phát hiện.

Vậy tại sao một tàu container tải trọng tới 29.000 tấn lại đâm vào tàu chiến Mỹ gây thiệt hại nặng?

Yếu tố con người?

Tuy nhiên, ngay cả những hệ thống điều hướng hàng hải tối tân cũng tồn tại nhược điểm. Cảm biến của hệ thống WECDIS, hay ARPA đều có sai số. Chỉ cần một cảm biến trong hệ thống gặp sự cố, thông tin hiển thị có thể sẽ không còn chính xác, khi đó vị trí của tàu hiển thị trên WECDIS có thể không đúng so với vị trí thực tế. Điều này có thể dẫn đến tai nạn nếu thủy thủ đoàn quá phụ thuộc vào WECDIS.

Vi sao tau khu truc USS Fitzgerald bi tong nat bet?-Hinh-2
 Vị trí lái tàu lúc nào cũng có từ 6-10 sĩ quan và thủy thủ trực nhiệm vụ. Ảnh: Hải quân Mỹ.

John Kirby, nhà phân tích an ninh nói với CNN: “Nhiều khi các bức ảnh từ radar có thể thuyết phục bạn về một điều gì đó mà bạn thấy không phù hợp. Bạn cần một thông tin tham khảo từ nguồn khác mà chỉ có thể nhận được từ những gì bạn quan sát thấy”.

Nhận xét của nhà phân tích kỳ cựu cho thấy vai trò quan trọng của con người đối với hoạt động đảm  bảo an toàn trong điều hướng hàng hải cũng như mọi hoạt động khác. Theo quy định của Hải quân Mỹ, thuyền trưởng có toàn quyền trong việc đảm bảo an toàn cho tàu trước các nguy cơ va chạm, hay các tình huống có thể đe dọa sự an toàn của tàu cũng như tính mạng thủy thủ.

“Tất cả thuyền trưởng đều có quyền hạn bảo vệ tàu của mình bằng vũ khí nếu có tàu, hoặc phương tiện khác gây ra mối đe dọa thù địch, trực tiếp đe dọa đến sự an toàn của tàu và thủy thủ đoàn”, nhà phân tích Kirdy nói.

Thông thường, thuyền trưởng sẽ có mặt trên tháp chỉ huy khi tàu ra vào cảng, khu vực có nguy cơ an ninh cao, hoặc những khu vực có mật độ giao thông hàng hải nhộn nhịp. Trong trường hợp có tàu lạ tiếp cận gần chiến hạm Mỹ, thuyền trưởng sẽ được thông báo để lên đài chỉ huy trực tiếp điều khiển mọi hoạt động.

Thuyền trưởng của tàu DDG-62 ở trong buồng riêng khi xảy ra vụ va chạm. Điều đó cho thấy rằng, ê kíp trực hôm đó đã không báo cho thuyền trưởng về tàu lạ đang tiếp cận gần chiến hạm Mỹ. Tai nạn xảy ra vào ban đêm, khi khả năng quan sát bằng mắt thường qua ống nhòm bị hạn chế.

Tàu container được cho là đã thực hiện việc đổi hướng 25 phút trước khi xảy ra tai nạn. Điều đang khiến nhiều người thắc mắc là trong quãng thời gian đó, thủy thủ đoàn trên chiến hạm Mỹ đã làm gì? Hệ thống cảm biến trên tàu có gặp lỗi gì hay không?

Hải quân Mỹ: Lực lượng hùng hậu nhất thế giới

(Kiến Thức) - Quân chủng Hải quân Mỹ là lực lượng nòng cốt của Quân đội Mỹ trong các hoạt động và sứ mệnh quân sự trải khắp các đại dương.

Hải quân Mỹ: Lực lượng hùng hậu nhất thế giới
Được thành lập cùng thời gian với lực lượng lục quân, Quân chủng Hải quân Mỹ được biết đến là quân chủng có lịch sử lâu đời nhất trong Quân đội Mỹ và là một trong 7 lực lượng mang đồng phục của Mỹ. Ngày 13/10 tới đây sẽ là ngày kỷ niệm 240 năm thành lập lực Quân chủng Hải quân Mỹ (13/10/1775 – 13/10/2015). 
Trải qua 240 năm hình thành và phát triển, Hải quân Mỹ hiện nay đã trở thành một lực lượng nòng cốt của Quân đội Mỹ trong các hoạt động và sứ mệnh quân sự trải dài khắp các đại dương trên toàn cầu.

Đo công lực tàu chiến Mỹ sắp đến Biển Đông

Tàu chiến Mỹ sắp đến Biển Đông mang tên USS Milwaukee (LCS-5) là kiểu tàu chiến đấu duyên hải rất tiên tiến, mới được đóng năm 2013.

Đo công lực tàu chiến Mỹ sắp đến Biển Đông
Do cong luc tau chien My sap den Bien Dong
USS Milwaukee (LCS 5) là chiếc thứ 5 thuộc lớp tàu chiến duyên hải (LCS) và thứ 3 thuộc phiên bản Freedom. Nó được hạ thủy vào tháng 12/2013. Hải quân Mỹ đưa tàu vào hoạt động từ ngày 21/11.

Soi vũ khí tương lai Hải quân Mỹ khiến Nga "hãi hùng"

Pháo ray điện từ bắn đạn siêu nhanh HVP hay pháo laser năng lượng cao là những vũ khí tương lai của Hải quân Mỹ. 

Soi vũ khí tương lai Hải quân Mỹ khiến Nga "hãi hùng"
Soi vu khi tuong lai Hai quan My khien Nga
Hải quân Mỹ được đánh giá là lực lượng có sức mạnh tác chiến hàng đầu thế giới. Để duy trì sức mạnh, Hải quân Mỹ liên tục đầu tư nghiên cứu, phát triển các công nghệ mới nhằm đảm bảo duy trì lợi thế trước các đối thủ mới nổi.   

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.