Vì sao Taliban muốn xua đuổi IS khỏi Afghanistan?

(Kiến Thức) - Taliban muốn IS “cút khỏi” Afghanistan vì đất nước này chỉ đủ chỗ cho một trong hai mãnh hổ và con hổ đó không phải là Nhà nước Hồi giáo.

Một vài tháng sau khi thành phố Mosul ở Iraq bị thất thủ hồi mùa hè năm ngoái, có nhiều tin đồn rằng nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) đang bành trướng về phía đông và tiến vào Afghanistan.
Mức độ hoạt động và sự hiện diện của Nhà nước Hồi giáo ở  Afghanistan xem ra vẫn còn khá mơ hồ, nhưng Taliban đã bắt đầu cảm thấy lo ngại.
Taliban muốn IS cút khỏi Afghanistan vì đất nước này chỉ đủ chỗ cho một con hổ và đó không phải là Nhà nước Hồi giáo.
Trong tuần này, Taliban đã cảnh báo Abu Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo, rằng "cuộc thánh chiến chống Mỹ và các đồng minh ở Afghanistan phải được tiến hành dưới một ngọn cờ và một nhà lãnh đạo".
Vi sao Taliban muon IS “cut khoi” Afghanistan?
Lực lượng  Taliban ở Afghanistan và Pakistan chủ yếu vẫn trung thành với thủ lĩnh Mullah Omar.
Lực lượng  Taliban ở Afghanistan và Pakistan chủ yếu vẫn trung thành với thủ lĩnh Mullah Omar, người vẫn giữ danh hiệu Amir al-Mu'minin (Tư lệnh tin cậy).
Trong bức thư gửi Abu Bakr al-Baghdadi, Taliban nói thêm:  "Vương quốc Hồi giáo Afghanistan cho rằng sự đa dạng của các lực lượng thánh chiến là không có lợi cho sự nghiệp thánh chiến và cho người Hồi giáo. Quyết định từ xa của Ngài sẽ dẫn đến việc (Nhà nước Hồi giáo) mất đi hỗ trợ của các học giả tôn giáo và chiến binh thánh chiến ... Để bảo vệ thành quả của mình, các Tiểu vương quốc Hồi giáo sẽ buộc phải phản ứng”.
Bức  thư này có chữ ký của Phó thủ lĩnh Taliban, Mullah Akhtar Muhammad Mansoor và được công bố trên trang web của Taliban bằng các thứ tiếng Ả-rập, tiếng Pashto, Urdu và Dari. Bức thư này không nói rõ những hậu quả của việc Nhà nước Hồi giáo “tiếp tục tăng cường ảnh hưởng tại Afghanistan”.
Vi sao Taliban muon IS “cut khoi” Afghanistan?-Hinh-2
Đầu năm nay, Nhà nước Hồi giáo tuyên bố thành lập Khorasan Shura -  bao gồm miền đông Iran, Afghanistan, Turkmenistan  và vùng đất phía tây của sông Sindhu ở Pakistan.
Đầu năm nay, Nhà nước Hồi giáo tuyên bố thành lập Khorasan Shura -  bao gồm miền đông Iran, Afghanistan, Turkmenistan  và vùng đất phía tây của sông Sindhu ở Pakistan. Shura này có sự tham gia của một số thành viên cấp cao của tổ chức  Tehreek-e-Taliban Pakistan (TTP). Ngay sau đó, các chiến binh tự xưng là chiến đấu cho Nhà nước Hồi giáo đã giết chết một chỉ huy Taliban ở tỉnh Logar, đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc chiến “nồi da xáo thịt”. Hồi tháng 4/2015, phiến quân IS đã nhận trách nhiệm vụ đánh bom tự sát ở Jalalabad giết chết 35 người. Đây là vụ tấn công nghiêm trọng đầu tiên của IS chống lại dân thường ở Afghanistan.
Vi sao Taliban muon IS “cut khoi” Afghanistan?-Hinh-3
Thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo Abu Bakr al-Baghdadi.  
Việc công bố bức thư gửi thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo Abu Bakr al-Baghdadi  cho thấy Taliban ngày càng lo ngại việc mất các chiến binh của mình vào tay Nhà nước Hồi giáo.
Thật vậy, tin tức ban đầu về sự xuất hiện của Nhà nước Hồi giáo ở "Khorasan" cho biết các chiến binh địa phương đã mang  cờ đen IS. Đây là các chiến binh từng chiến đấu cho Taliban.

Mỹ bị "gậy ông đập lưng ông" ở Afghanistan như thế nào?

(Kiến Thức) - Vũ khí được CIA chuyển cho quân nổi dậy ở Libya và Syria đã bị Taliban sử dụng để chống lại chính Quân đội Mỹ ở Afghanistan.

Trong cuốn sách mới “Lực lượng bóng tối: Sự thật về những gì xảy ra ở Benghazi”, tác giả Kenneth R. Timmerman đã lý giải các nỗ lực của chính phủ Mỹ trong việc trang bị vũ khí cho các nhóm nổi dậy Libya, Syria và những gì Mỹ phải nhận lại ở Afghanistan.
Theo dữ liệu của Quân đội mỹ, ngày 24/7/2012 các chiến binh Taliban của tỉnh Kunar, Afghanistan đã thành công ngắm bắn một chiếc trực thăng CH-47 của Mỹ bằng tên lửa Stinger đời mới. Các binh sĩ Mỹ trên chiếc CH-47 đã rất may mắn vì phi công kiểm soát được chiếc trực thăng hạ cánh xuống mặt đất.

Có tránh khỏi cuộc chiến đẫm máu IS-Taliban ở Afghanistan?

(Kiến Thức) - Phải chăng  vụ  phiến quân IS tấn công giết chết ít nhất 10 chiến binh Taliban là sự khởi đầu của một cuộc chiến đẫm máu lâu dài nhằm kiểm soát Afghanistan?  

Các phương tiện truyền thông Afghanistan đưa tin  ngày 3/6, phiến quân IS đã phục kích một đoàn xe  của Taliban ở tỉnh Nangarhar và chặt đầu một số người bị bắt.
Ông Abdul Hai Akhondzada, Phó Chủ nhiệm  Ủy ban An ninh quốc gia của Quốc hội Afghanistan,  nói với DW: “Cư dân địa phương và các quan chức an ninh khẳng định rằng phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đã giết chết 10-15 thành viên Taliban ở tỉnh Nangarhar". 

Vì sao ưu thế quân sự Mỹ bị xói mòn?

(Kiến Thức) - Theo tạp chí The Economist, ưu thế quân sự của Mỹ bị xói mòn, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng ráo riết phát triển khí tài công nghệ cao.

Trong những năm 1950,  Mỹ đã hóa giải lợi thế về số lượng lính chính qui của Liên Xô bằng cách thúc đẩy vũ khí hạt nhân.
Từ những năm cuối thập niên 1970, sau khi Liên Xô thu hẹp khoảng cách hạt nhân, Mỹ đã bắt đầu đầu tư vào các công nghệ mới, với tên lửa tự dẫn đường có độ chính xác cao. Một phần tư thế kỷ sau đó, Mỹ vẫn ở vị thế thống lĩnh về quân sự.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.