Vì sao ưu thế quân sự Mỹ bị xói mòn?

(Kiến Thức) - Theo tạp chí The Economist, ưu thế quân sự của Mỹ bị xói mòn, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng ráo riết phát triển khí tài công nghệ cao.

Vì sao ưu thế quân sự Mỹ bị xói mòn?
Trong những năm 1950,  Mỹ đã hóa giải lợi thế về số lượng lính chính qui của Liên Xô bằng cách thúc đẩy vũ khí hạt nhân.
Từ những năm cuối thập niên 1970, sau khi Liên Xô thu hẹp khoảng cách hạt nhân, Mỹ đã bắt đầu đầu tư vào các công nghệ mới, với tên lửa tự dẫn đường có độ chính xác cao. Một phần tư thế kỷ sau đó, Mỹ vẫn ở vị thế thống lĩnh về quân sự.
Vi sao uu the quan su My bi xoi mon?
Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn cam kết mua 2500 chiến đấu cơ "bán tàng hình" F-35 chưa đưa vào biên chế đã bị lỗi thời. 
Vào lúc này, ưu thế quân sự Mỹ bị xói mòn. Tại sao lại như vậy?
Các công nghệ giúp Mỹ và phương Tây áp đảo về quân sự đã nhanh chóng lan sang những kẻ thù tiềm năng. Đặc biệt là tên lửa tự dẫn đường có độ chính xác cao khá dễ kiếm trên thế giới và giá lại rẻ nữa.
Thay vì đầu tư vào các thế hệ tiếp theo của các loại vũ khí công nghệ cao để duy trì khoảng cách vượt xa đối thủ cạnh tranh quân sự, Lầu Năm Góc lại tập trung nhiều hơn vào nhu cầu rất khác nhau của hoạt động chống chiến tranh du kích ở Iraq và Afghanistan.
Trong khi Washington bị phân tâm, Trung Quốc hối hả phát triển năng lực quân sự hết sức qui mô được thiết kế đặc biệt để chống lại sức mạnh của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
Trong hơn hai thập niên, Trung Quốc đầu tư 10% ngân sách quốc phòng mỗi năm cho kho vũ khí gồm tàu ngầm, hệ thống phòng không tích hợp tinh vi (iAds) và chiến trang mạng.
Tất cả chỉ để phục vụ mục đích gây nguy hiểm cho tàu sân bay Mỹ hoạt động gần để triển khai máy bay chiến thuật hoặc tên lửa có cánh. Người Trung Quốc gọi đó là "chiến thắng cuộc chiến cục bộ trong điều kiện công nghệ cao".
Vi sao uu the quan su My bi xoi mon?-Hinh-2
 Quân đội Mỹ lại không chịu dồn tiền cho các loại khí tài mới đóng vai trò thay đổi cuộc chơi như máy bay không người lái tàng hình X47-B.
Trong khi đó, Quân đội Mỹ lại không mấy mặn mà với việc loại bỏ “các chương trình truyền thống (lỗi thời)” để dồn tiền cho các loại khí tài mới đóng vai trò thay đổi cuộc chơi, chẳng hạn như máy bay không người lái tàng hình có thể không kích và bay trong không phận nguy hiểm nhất.
Ví dụ, Bộ Quốc phòng Mỹ đã cam kết mua 2.500 chiến đấu cơ “bán tàng hình” F-35, bất chấp khả năng hạn chế của loại chiến đấu cơ này.
Vi sao uu the quan su My bi xoi mon?-Hinh-3
Tàu khu trục Zumwalt có giá vài tỷ USD nhưng lại rất dễ bị tổn thương.
Hải quân Mỹ vẫn khăng khăng đầu tư vào 11 tàu khu trục quá đắt tiền nhưng dễ bị tổn thương, trong khi các khí tài ngầm dưới biển cả người lái và không người lái có thể được trang bị tốt hơn để đối phó kẻ thù bằng công nghệ chống xâm nhập tiên tiến.
Bắt phi công chiến đấu và thủy thủ từ bỏ thứ “đồ chơi quen thuộc” của họ là không mấy dễ dàng. Thế nhưng, tiến bộ về khoa học-công nghệ mới giúp Mỹ duy trì lợi thế quân sự - chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo được sử dụng cho các hệ thống không người lái đến từ các công ty công nghệ tiêu dùng ở Silicon Valley.
Mỹ quyết tâm giành lại thế mạnh quân sự thông qua một chiến lược bù trừ thứ ba. Nhưng ngay cả khi ý chí chính trị và khả năng suất sắc về kỹ thuật có thể được huy động một lần nữa, sự  thống trị về quân sự đòi hỏi phải có nỗ lực liên tục đổi mới vì công nghệ được truyền bá nhanh hơn rất nhiều trong thời đại ngày nay. Góp phần đắc lực vào việc phổ biến công nghệ này chính là một dự án trước đây mà Quân đội Mỹ giúp thai nghén hình thành và đó chính là Internet.

Mỹ cần cộng tác với Iran để cứu Iraq

(Kiến Thức) - Chỉ có cộng tác với Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, Mỹ  mới có thể “đảo ngược tình thế” trong cuộc chiến chống tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo.

Mỹ cần cộng tác với Iran để cứu Iraq
Đó là nhận định của một bài viết được hãng tin Reuters đăng tải, trong đó tái khẳng định rằng để cứu Iraq, quân đội Mỹ cần cộng tác với Iran.
Vệ binh Cách mạng Iran trên tuyến đầu chống IS

Chuyên gia Nga: Tranh chấp Biển Đông đã mang tính toàn cầu

(Kiến Thức) - Tranh chấp Biển Đông đã mang tính toàn cầu và mọi cuộc xung đột quân sự ở Biển Đông đều dẫn đến hậu quả chính trị-kinh tế tầm cỡ thế giới.

Chuyên gia Nga: Tranh chấp Biển Đông đã mang tính toàn cầu
Đó là nhận định của chuyên gia Vasily Kashin của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (Nga) trong một bài biết đăng trên Lenta.ru.
Chuyen gia Nga: Tranh chap Bien Dong da mang tinh toan cau
Chuyên gia Nga: Tranh chấp Biển Đông đã mang tính toàn cầu 
Theo chuyên gia Vasily Kashin, diễn biến của Đối thoại Shangri-La 14 cho thấy tranh chấp Biển Đông đã mang tính toàn cầu. Đây không chỉ là vấn đề giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, mà còn thu hút sự chú ý của các thế lực quốc tế, trước hết là Mỹ.

Quan hệ Mỹ-Ukraine: Thiếu cả chiến lược lẫn đối tác

(Kiến Thức) - Quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Ukraine  thiếu “cả chiến lược lẫn đối tác”, khi phương Tây đang chơi một canh bạc chính trị mạo hiểm trong khu vực.

Quan hệ Mỹ-Ukraine: Thiếu cả chiến lược lẫn đối tác
Quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Ukraine  thiếu “cả chiến lược lẫn đối tác” là nhận định của ba học giả người Mỹ: Matthew Rojansky (chuyên gia về quan hệ của Mỹ với các nước thuộc Liên Xô cũ và là giám đốc Học viện Kennan), Thomas Graham  (giám đốc điều hành Kissinger Associates Inc) và Michael Kofman (chuyên gia quân sự và chính sách công tại Viện Kennan).
Quan he My-Ukraine thieu “ca chien luoc lan doi tac”
Tổng thống Ukraine Petro Poroschenko bắt tay Tổng thống Mỹ Barack Obama trong mối quan hệ  thiếu “cả chiến lược lẫn đối tác”.

Trong một bài viết được Reuters đăng tải, ba học giả Mỹ nói trên viết : "Washington và Kiev đã đạt đến giới hạn của những gì gọi là hùng biện chính trị, đỉnh cao và các biểu tượng có thể đạt được. Hiện thời, hai bên phải xác định lợi ích quốc gia quan trọng nào có thể xây dựng và duy trì quan hệ hợp tác giữa hai nước trong tương lai gần. Nếu không, hai nước có nguy cơ tiếp tục một mối quan hệ sẽ dẫn đến thất vọng và cuối cùng là sự chia rẽ giữa người Mỹ và người Ukraine”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.