Mỹ cần cộng tác với Iran để cứu Iraq

(Kiến Thức) - Chỉ có cộng tác với Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, Mỹ  mới có thể “đảo ngược tình thế” trong cuộc chiến chống tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo.

Mỹ cần cộng tác với Iran để cứu Iraq
Đó là nhận định của một bài viết được hãng tin Reuters đăng tải, trong đó tái khẳng định rằng để cứu Iraq, quân đội Mỹ cần cộng tác với Iran.
Vệ binh Cách mạng Iran trên tuyến đầu chống IS
Những chiến thắng gần đây ở Iraq của phiến quân IS đã đặt ra câu hỏi về tính khả thi của chiến lược “làm suy yếu và cuối cùng đánh bại Nhà nước Hồi giáo” của chính quyền Obama.
Cho đến nay, Tổng thống Barack Obama vẫn bác bỏ việc sử dụng bộ binh Mỹ tham chiến và lựa chọn chiến lược kết hợp các cuộc không kích của liên minh chống Nhà nước Hồi giáo với huấn luyện, trang bị vũ khí cho quân đội Iraq.
My can cong tac voi Iran de cuu Iraq
Lực lượng dân quân người Shi'ite là lực lượng chủ công trong chiến dịch tái chiếm thành phố Ramadi từ tay phiến quân IS. 
Hiệu quả của chiến lược này chính là điều đáng ngờ, nhưng có một điều đã trở nên rõ ràng để đánh bại Nhà nước Hồi giáo, chính quyền Obama phải cộng tác với Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, lực lượng ngày càng tiến lên tuyến đầu trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) bên cạnh các lực lượng ủng hộ chính phủ Iraq.
Thực tế chiến trường Iraq đòi hỏi phải có một sự cộng tác trực tiếp giữa Mỹ và Iran. Trao đổi Mỹ-Iran thông qua người Kurd và chính phủ trung ương ở Baghdad như hiện nay là không hiệu quả. Chia sẻ thông tin tình báo, điều phối các hoạt động ở tiền duyên và các cuộc không kích… giữa các vị chỉ huy của Mỹ và Iran có thể giúp bắt đầu đảo ngược tình thế trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo ở Iraq.
Chỉ có điều cách tiếp cận cộng tác với Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran sẽ gây nhiều tranh cãi trong Quốc hội Mỹ và các đồng minh trong khu vực.  
Thông qua đối thoại trực tiếp với Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, Mỹ có thể tác động đến các vấn đề nhạy cảm ở Iraq sau khi đánh bại Nhà nước Hồi giáo và nhận được sự đảm bảo của Tehran  rằng  Iran sẽ sử dụng ảnh hưởng để các đảng phái của người Shi’ite  không tìm cách thanh toán “thù hận cũ” mà phải giải tỏa những mối quan ngại của người Hồi giáo Sunni thiểu số.
Quyền lực bao trùm không chỉ ở Iran
Cơ cấu quyền lực ở Iran là khá phức tạp. Chính phủ dân cử của Tổng thống Hassan Rouhani chỉ là bình phong che đậy sự tranh giành quyền lực của tầng lớp giáo sĩ, thương nhân và các cơ quan an ninh. Trọng tài cuối cùng quyết định chính sách đối ngoại của Iran là Đại giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei, nhà lãnh đạo tối cao chịu ảnh hưởng khá lớn của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran.
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran hoạt động bên ngoài các lực lượng vũ trang truyền thống và chịu trách nhiệm về chính sách đối ngoại của Iran đối với các “điểm nóng” trong khu vực  như Iraq, Syria và Lebanon. Lực lượng này trực thuộc nhà lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei và có ảnh hưởng khá lớn đối với nền kinh tế Iran. Nhiều chính trị gia nổi tiếng của Cộng hòa Hồi giáo Iran từng phục vụ trong Lực lượng Vệ binh Cách mạng.
Chỉ cần lướt qua các vụ việc gần đây như vụ bắt một tàu chở hàng nước ngoài ở Eo biển Hormuz tháng trước (một vụ mà chính quyền của Tổng thống Rouhani  không bao giờ muốn làm)  và vụ huy động lực lượng dân quân Shi'ite để tái chiếm Ramadi …người ta thấy rõ quyền lực của Vệ binh Cách mạng lớn đến mức độ nào ở Iran.
Mỹ đã coi một số thành phần trong  Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, chẳng hạn như  Lữ đoàn Al Quds  đặc biệt tinh nhuệ,  là khủng bố. Thậm chí, Tư lệnh Lữ đoàn Al Quds là Thiếu tướng  Qasem Soleimani còn bị Liên Hợp Quốc tước bỏ thị thực nhập cảnh từ năm 2007. Thế nhưng, chính Thiếu tướng Qasem Soleimani lại là người  giúp  chính phủ trung ương ở Baghdad và người Kurd ở Arbil đẩy lùi các cuộc tấn công năm ngoái của  Nhà nước Hồi giáo.
My can cong tac voi Iran de cuu Iraq-Hinh-2
Thiếu tướng Qasem Soleimani đã có công giúp chính phủ Iraq và người Kurd đẩy lùi các cuộc tấn công năm ngoái của Nhà nước Hồi giáo. 
Vì một số điều cấm kị và lý do chính trị, quân đội Mỹ không thể nói chuyện trực tiếp với Thiếu tướng Soleimani, ngay cả khi biết rõ ông chịu trách huy động các lực lượng dân quân người Hồi giáo Shi’ite đứng lên chống Nhà nước Hồi giáo ở Iraq. Nhưng những điều cấm kị này không được phép ngăn cấm tất cả những sự hợp tác có thể giữa quân đội Mỹ và Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran trong mục đích chung là cứu nguy Iraq.
Đã có tiền lệ hợp tác quân sự Mỹ-Iran
Hợp tác hạn chế với Vệ  binh Cách mạng Iran là không phải là không có tiền lệ. Sau khi cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, Mỹ  và Iran đã phối hợp với nhau để lật đổ chế độ Taliban ở Afghanistan. Khi đó, đã có các cuộc đàm phán chính trị có sự tham dự của các cấp chỉ huy quân sự Mỹ và Iran.Thảo luận hợp tác chống Nhà nước Hồi giáo có thể được thực hiện theo cách tương tự: không cần phải công bố công khai và phải có sự tham dự của nhóm khác ở Iraq vốn có quan hệ làm việc tốt với cả Washington lẫn Tehran như lực lượng người Kurd.
Các mảng kiến tạo địa tầng đang xê dịch làm nên cơn động đất chính trị ở Trung Đông. Mỹ  cần phải làm những gì có thể để đảm bảo các đồng minh trong khu vực rằng Washington vẫn tuân thủ các cam kết an ninh, nhưng cũng không bị trói buộc bởi  những tư duy đã lỗi thời. Lợi ích quốc gia về  an ninh của Iran và Mỹ là trùng hợp trong mục tiêu đánh bại Nhà nước Hồi giáo, trong khi vẫn còn tồn tại vô số bất đồng.
Chỉ có một cách tiếp cận khôn ngoan mới giúp Mỹ có thể  tạo ra một sự tương tác với Iran trong nỗ lực chung là đánh bại Nhà nước Hồi giáo ở Iraq. Một nỗ lực như vậy sẽ phù hợp với truyền thống  của chính sách đối ngoại Mỹ, khi tái lập quan hệ với Trung Quốc và hòa dịu với Liên Xô. Nói chuyện với Tổng thống  Rouhani,  Mỹ có thể đi đến ký kết một hiệp ước hạt nhân. Cộng  tác với Vệ binh Cách mạng Iran có thể giúp Mỹ “đảo ngược tình thế” trong cuộc chiến lâu dài chống tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo.

Dấu hiệu đột phá trong quan hệ Mỹ-Iran

(Kiến Thức) - Tổng thống Obama ngày 27/9 đã điện đàm với Tổng thống Rouhani. Đây là tiếp xúc trực tiếp đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo Mỹ và Iran kể từ năm 1979.

Dấu hiệu đột phá trong quan hệ Mỹ-Iran
Tổng thống Obama nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống Iran Hassan Rouhani tại Phòng Bầu dục Nhà Trắng ngày 27/9/2013.
Tổng thống Obama nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống Iran Hassan Rouhani tại Phòng Bầu dục Nhà Trắng ngày 27/9/2013. 
Trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm Thứ Sáu (27/9), theo VOA, Tổng thống Obama thông báo rằng cuộc nói chuyện trên có tính xây dựng. Ông tin rằng hai nước có thể đạt được một giải pháp toàn diện về chương trình hạt nhân của Iran và cuộc điện đàm này cho thấy khả năng tiến bộ.

Kiềm chế IS: Sự lựa chọn duy nhất còn lại của Mỹ

(Kiến Thức) - Không thể đem bộ binh đánh phiến quân IS, chính quyền Obama chỉ còn sự lựa chọn duy nhất là kiềm chế Nhà nước Hồi giáo  bành trướng khắp Trung Đông.

Kiềm chế IS: Sự lựa chọn duy nhất còn lại của Mỹ
Đó là nhận định của cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách tài chính Dov S. Zakheim (2001-2004)  và từng là Điều phối viên tái thiết Afghanistan của Lầu Năm Góc trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2004.

Chiến lược đối phó IS của Mỹ đã thất bại

Tổng thống Obama “khốn khổ” vì chiến lược chống IS

(Kiến Thức) - Ai cũng nghĩ rằng Tổng thống Mỹ Barack Obama có cả tấn những sự lựa chọn. Nhưng thực ra, ông chẳng có sự lựa chọn ít rủi ro nào ở Iraq.

Tổng thống Obama “khốn khổ” vì chiến lược chống IS
Nhìn bề ngoài, Tổng thống Mỹ quyền lực nhất thế giới có thể đưa ra vô số quyết định bằng sắc lệnh. Thế nhưng, trong cuộc chiến chống IS, Tổng thống Obama chỉ có một trong hai sự lựa chọn: hoặc làm những gì mà ông đã làm hoặc phát động một cuộc xâm lược quy mô lớn ở Iraq.
Tong thong Obama “khon kho” vi chien luoc chong IS
Trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo, Tổng thống Obama chỉ có một trong hai sự lựa chọn: hoặc làm những gì mà ông đã làm hoặc phát động một cuộc xâm lược quy mô lớn ở Iraq. 
Đây cũng là chuyện bình thường về lựa chọn chiến lược. Nếu chiến lược hiện hành không có hiệu quả, người ta buộc phải thay đổi và áp dụng chiến lược khác hữu hiệu hơn.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.