Vì sao Su-22 Việt Nam có thể uy hiếp đối phương suốt 20 năm

Trong Không quân Nhân dân Việt Nam, có rất nhiều vũ khí nhập từ nước ngoài, chẳng hạn máy bay Su-22. Loại máy bay này là một trong những con át chủ bài của Việt Nam thời trước, từng lợi dụng nó để khiến đối phương e ngại trong suốt 20 năm qua.

Vì sao Su-22 Việt Nam có thể uy hiếp đối phương suốt 20 năm
Thực ra tính năng của Su-22 cũng rất bình thường nhưng do nhiều nhân tố kết hợp, Su-22 trở nên không có đối thủ ở Đông Nam Á. Vậy thì Việt Nam đã sử dụng chiếc máy bay này như thế nào mà có thể khiến đối phương e ngại tới 20 năm?
Trước hết nói qua một chút về máy bay Su-22. Trong quân đội Liên Xô, tính năng của máy bay được phân chia rất rõ rệt. Có loại máy bay phụ trách chiếm quyền kiểm soát trên không, chẳng hạn Mig-29 và Su-27. Có loại phụ trách tấn công đối đất, đối hải, chẳng hạn Su-17 và Su-22.
Vi sao Su-22 Viet Nam co the uy hiep doi phuong suot 20 nam
 
Su-22 là phiên bản đơn giản hóa của Su-17, bản thân Liên Xô không trang bị quá nhiều Su-22, đại bộ phận đều xuất khẩu ra nước ngoài. Chẳng hạn các nước như Libya, Việt Nam đều có. Chiếc máy bay này có thể mang tên lửa chống hạm, đây là một điểm rất đau đầu. Bởi vì trình độ phòng không của các tàu chiến đương thời rất hạn chế.
Trong cuộc chiến ở đảo Inama, các máy bay của Argentina đã đánh chìm nhiều tàu chiến Anh. Nếu không phải vì Argentina bị cắt nguồn nhập khẩu tên lửa thì sự phát triển của chiến tranh sẽ rất khó nói. Do vậy có thể thấy trong thập niên 1980, công nghệ phòng không của tàu chiến vẫn thuộc về giai đoạn ban đầu, ngay cả nước Anh là một cường quốc hải quân cũng không thể làm gì được.
Tất nhiên sự việc gì cũng có ngoại lệ, nếu bản thân có thể nắm vững quyền khống chế tuyệt đối thì điều gì cũng không sợ. Chẳng hạn Mỹ có khả năng này, trong thập niên 1980 các máy bay F-14 trên hạm của họ từng bắn rơi 2 chiếc F-22 của Libya. Cho nên nói mọi việc đều chỉ là tương đối.
Thời kỳ đầu thập niên 1980, Liên Xô xuất khẩu Su-22 đến Việt Nam đồng thời đi kèm cùng một số tên lửa chống hạm. Những vũ khí này trở thành con át chủ bài của Việt Nam. Rất trùng hợp là lực lượng hải quân các nước láng giềng thời đó đều rất nhỏ yếu, cơ bản không có lực lượng phòng không. Chẳng hạn như các tàu hộ vệ lớp Giang Hồ, vũ khí phòng không của nó chỉ là pháo cao xạ. Tên lửa phòng không Hồng Kỳ 61 lúc bấy giờ vẫn còn đang trong quá trình thử nghiệm. Tầm hoạt động của các máy bay chiến đấu của Trung Quốc thì có hạn, cơ bản không có cách nào cung cấp yểm hộ trên không cho tàu chiến. Trong tình thế đó, Su-22 trở thành một mối uy hiếp. Đặc biệt là khi nó mang thêm tên lửa chống hạm thì ưu thế của nó rất lớn.
Vi sao Su-22 Viet Nam co the uy hiep doi phuong suot 20 nam-Hinh-2
 
Đương nhiên khoa học kỹ thuật cũng ngày một phát triển nên những chiếc Su-22 năm xưa từng tung hoành một thời cũng bị lạc hậu. Theo trình độ của Su-22, cơ bản không thể tiếp cận các tàu chiến hiện đại. Hiện nay tầm bắn của tên lửa phòng không trên tàu chiến đã vượt quá 150 km. Ngoài ra, đối mặt với sự yểm hộ của máy bay trên hạm, Su-22 cũng không có ưu thế nào. Chẳng hạn như chiếc J-15, về mọi mặt đều vượt qua tiêm kích bom Su-22. Điều này cũng nói lên một vấn đề rằng vũ khí tiên tiến cỡ nào cũng có lúc phải nghỉ hưu.
Hệ thống công nghiệp quân sự của Việt Nam còn non trẻ, đại bộ phận vũ khí đều là nhập khẩu. Trong thập niên 70 và 80, Liên Xô viện trợ số lượng lớn vũ khí trang bị. Hiện nay những vũ khí này đã đến lúc loại biên, do điều kiện kinh tế có hạn, tốc độ đổi mới trang bị của Việt Nam khá chậm. Su-22 rõ ràng đã lạc hậu cho nên để duy trì ưu thế, Việt Nam lại nhập khẩu Su-30. Đây là một loại máy bay tiên tiến, sau khi lắp tên lửa chống hạm thì sức uy hiếp của nó với hải quân các nước vẫn rất lớn.

Tiêm kích bom Su-22 của Việt Nam được trang bị vũ khí “khủng” nào?

(Kiến Thức) - Tiêm kích - bom Su-22 của Việt Nam bên cạnh các loại thông thường nó còn có thể mang theo tên lửa hành trình không đối đất Kh-29 có thể nhấn chìm chiến hạm lượng choán nước tới 10.000 tấn.

Tiêm kích bom Su-22 của Việt Nam được trang bị vũ khí “khủng” nào?
Tiêm kích - bom Su-22 là tên gọi biến thể xuất khẩu của Su-17 do cục thiết kế Sukhoi (Liên Xô) phát triển từ đầu những năm 1960, chính thức đưa vào phục vụ từ năm 1970. Những chiếc Su-22 đầu tiên xuất hiện trong Không quân Nhân dân Việt Nam từ năm 1979-1980, chúng ta nhận khá nhiều biến thể gồm Su-22M, Su-22M3, Su-22M4, Su-22UM3K. Nguồn ảnh: Aviation.
 Tiêm kích - bom Su-22 là tên gọi biến thể xuất khẩu của Su-17 do cục thiết kế Sukhoi (Liên Xô) phát triển từ đầu những năm 1960, chính thức đưa vào phục vụ từ năm 1970. Những chiếc Su-22 đầu tiên xuất hiện trong Không quân Nhân dân Việt Nam từ năm 1979-1980, chúng ta nhận khá nhiều biến thể gồm Su-22M, Su-22M3, Su-22M4, Su-22UM3K. Nguồn ảnh: Aviation.

Vì sao thiết kế “cánh cụp cánh xòe” của Su-22 trở nên lỗi thời?

(Kiến Thức) - Những năm 1960-1970 của thế kỷ trước được xem những năm tháng hoàng kim của thiết kế “cánh cụp cánh xòe” và xuất hiện ở hầu hết các dòng chiến đấu cơ của cả Liên Xô và Mỹ mà tiêm kích bom Su-22 là một trong số đó.

Vì sao thiết kế “cánh cụp cánh xòe” của Su-22 trở nên lỗi thời?
Cánh cụp cánh xoè đã từng được coi là kiểu thiết kế hàng không vượt bậc dành cho các loại chiến đấu cơ. Từng có thời kỳ, các cường quốc quân sự như Liên Xô và Mỹ chạy đua thiết kế cánh cụp cánh xoè cho chiến đấu cơ của mình. Tuy nhiên ngày nay, kiểu thiết kế này đã dần lỗi thời và gần như không còn bất cứ loại máy bay nào được thiết kế trong thế kỷ 21 mang kiểu cánh đặc biệt này. Nguồn ảnh: Eurofighter.
 Cánh cụp cánh xoè đã từng được coi là kiểu thiết kế hàng không vượt bậc dành cho các loại chiến đấu cơ. Từng có thời kỳ, các cường quốc quân sự như Liên Xô và Mỹ chạy đua thiết kế cánh cụp cánh xoè cho chiến đấu cơ của mình. Tuy nhiên ngày nay, kiểu thiết kế này đã dần lỗi thời và gần như không còn bất cứ loại máy bay nào được thiết kế trong thế kỷ 21 mang kiểu cánh đặc biệt này. Nguồn ảnh: Eurofighter.

Điểm mặt những máy bay lớn nhất từng cất cánh từ tàu sân bay

(Kiến Thức) - Tàu sân bay được ví như vùng "lãnh thổ di động" tuy nhiên nó lại có một nhược điểm cực kỳ lớn là không phải dòng máy bay nào cũng có thể cất hạ cánh trên hàng không mẫu hạm.

Điểm mặt những máy bay lớn nhất từng cất cánh từ tàu sân bay
Diem mat nhung may bay lon nhat tung cat canh tu tau san bay
 Cất hạ cánh từ tàu sân bay rõ ràng không phải công việc đơn giản và việc bị giới hạn bởi kích thước, trọng tải và khả năng cơ động khiến cho không nhiều loại máy bay "siêu trường siêu trọng" có thể cất cánh nổi từ tàu sân bay. Nguồn ảnh: QQ.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.