Vì sao người già mất ngủ?

(Kiến Thức) - Khoảng 48% người già trên 50 tuổi bị mất ngủ. Những người già thường phàn nàn họ rất khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ. 

Vì sao người già mất ngủ?
Họ thường thức dậy vào buổi sớm, khó khăn để tiếp tục ngủ lại, không thấy khoẻ khoắn sau giấc ngủ...
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Có những giả thuyết và cơ chế sinh lý bệnh khác nhau về tình trạng rối loạn giấc ngủ ở người già. Melatonin là một loại hormon thần kinh của tuyến yên và được sản xuất dưới sự kiểm soát của vùng dưới đồi. Serotonin được chuyển hoá thành melatonin thông qua hai emzym ở tế bào tuyến yên. Thông thường loại hormon này được tạo ra nhiều về ban đêm, khi mức cường độ ánh sáng giảm. Sự sản xuất loại hormon này giảm đi vào ban đêm khi tuổi ngày một cao. Điều này song song với việc giảm số lượng và chất lượng giấc ngủ. 
Hệ thống sinh học thần kinh kiểm soát nhịp sinh học trong ngày của cơ thể bao gồm cả chu kỳ thức - ngủ có thể trở nên kém hiệu quả khi người ta già đi và giảm sự thích ứng đối với những thay đổi. Vì vậy, chu kỳ ngày đêm ở những người già có thể bị ảnh hưởng và dễ dàng bị gián đoạn.
Những vấn đề rối loạn giấc ngủ, đặc biệt ví dụ như rối loạn vận động có chu kỳ, ngừng thở khi ngủ hoặc rối loạn hành vi trong khi ngủ dường như tăng lên theo tuổi, điều này làm cho người già có tỉ lệ mất ngủ tăng cao.
Tình trạng bệnh lý cơ thể, đặc biệt là liên quan đến đau mạn tính (ví dụ, bệnh viêm xương khớp) thường gặp ở người già và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Đối với người già, tỷ lệ mắc các bệnh lý về tim mạch như cao huyết áp, suy tim, bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, phổi, đái tháo đường, sa sút trí tuệ... điều này khiến những người già thường sử dụng rất nhiều loại thuốc khác nhau và nó có thể xảy ra tương tác hoặc tác động khác nhau đến giấc ngủ, hậu quả là thay đổi về giấc ngủ. 
Người già thường có xu hướng sử dụng nhiều loại thuốc  có thể là do bác sĩ kê đơn hoặc tự mua về dùng và những thuốc này có thể gây ra mất ngủ. Những loại thuốc gây ra mất ngủ có thể là Methyserginde, Nicotin, Scopolamine, những thuốc giảm xung huyết ở mũi, các dẫn chất của Xanthine, thuốc chống cao huyết áp, steroids, thuốc kích thích tâm thần, hormon tuyến giáp và một số chất kích thích như rượu, caffeine...

Mất ngủ tiên phát là gì?

Mất ngủ tiên phát là gì?
- Hỏi: Tôi 28 tuổi, mỗi ngày chỉ ngủ khoảng 4 - 5 tiếng. Hiện tại tôi thấy sức khoẻ bình thường, nhưng nhiều người nói tôi ngủ ít quá sẽ không tốt cho thần kinh, tim mạch... Tôi không biết điều đó có đúng không? Quốc Anh (Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Hết trầm cảm, mất ngủ nhờ hoa sen

(Kiến Thức) - Theo Đông y, hoa sen vị ngọt, tính ấm, hơi đắng, quy kinh tâm, can, có tác dụng khai tâm, trấn tĩnh, làm cho tinh thần tỉnh táo, ích khí, thanh can, lương huyết, chỉ huyết, trừ thấp, khu phong, giải độc. 

Hết trầm cảm, mất ngủ nhờ hoa sen
Trà hoa sen trị bệnh. Ảnh minh họa/ Nguồn: Internet
 Trà hoa sen trị bệnh. Ảnh minh họa/ Nguồn: Internet

Hoa sen thường được ứng dụng trị các bệnh gồm: Suy nhược thần kinh, mất ngủ, mất ngủ kinh niên (trầm cảm), tăng huyết áp, máu, gan nhiễm mỡ, nhanh nhịp xoang, thanh nhiệt, giải thử (giải cảm nắng), các chứng liên quan đến huyết như vết bầm thương tích, thổ huyết, chảy máu cam, các bệnh ngứa, đặc biệt là mụn nước, mụn có nước vàng...

Chữa mất ngủ bằng cây cỏ quanh nhà

(Kiến Thức) - Trong Đông y được xếp vào chứng "bất mị", tuy là một chứng bệnh có thể nói là nan giải nhưng hoàn toàn có thể phòng trị được bằng những cây lá quanh nhà.

Chữa mất ngủ bằng cây cỏ quanh nhà

Đọc nhiều nhất

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Gần đây, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm hiểu về thời điểm và cách thức lây lan mới của bệnh đậu mùa khỉ - căn bệnh đã bùng phát vào mùa hè năm nay ở Mỹ và nhiều quốc gia khác.

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.
Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Sau 12 giờ áp dụng đồng thời 2 phương pháp sử dụng thuốc tiêu huyết và lấy huyết khối, cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ đã bình phục hoàn toàn, không để lại di chứng.