Vì sao con đường tơ lụa là hành trình nguy hiểm?

Vì sao con đường tơ lụa là hành trình nguy hiểm?

Con đường tơ lụa được hình thành từ năm 130 trước Công nguyên, là nơi các thương nhân hướng đến để trao đổi hàng hóa.

Theo sách Tri thức về vạn vật,  Con đường tơ lụa dài 6.437 km (tương đương 4.000 dặm), kéo dài từ Đông Á qua châu Âu. Con đường này đi qua nhiều vùng đất nổi tiếng và những cảnh quan đẹp như sa mạc Gobi và dãy núi Pamir. Con đường tơ lụa không phải con đường thẳng duy nhất, nó đề cập mạng lưới những con đường được thương nhân sử dụng từ năm 130 trước Công nguyên. Tơ lụa Trung Quốc được đưa đến châu Âu từ thế kỷ 1. Đây là một trong những mặt hàng đầu tiên được buôn bán và được nhiều thương nhân "săn đón". Cái tên con đường tơ lụa được cho là ra đời từ lý do đó. Ảnh: Wix.
Theo sách Tri thức về vạn vật, Con đường tơ lụa dài 6.437 km (tương đương 4.000 dặm), kéo dài từ Đông Á qua châu Âu. Con đường này đi qua nhiều vùng đất nổi tiếng và những cảnh quan đẹp như sa mạc Gobi và dãy núi Pamir. Con đường tơ lụa không phải con đường thẳng duy nhất, nó đề cập mạng lưới những con đường được thương nhân sử dụng từ năm 130 trước Công nguyên. Tơ lụa Trung Quốc được đưa đến châu Âu từ thế kỷ 1. Đây là một trong những mặt hàng đầu tiên được buôn bán và được nhiều thương nhân "săn đón". Cái tên con đường tơ lụa được cho là ra đời từ lý do đó. Ảnh: Wix.
Các thương nhân Trung Quốc không chỉ mang theo lụa đến Ả Rập và châu Âu, họ mang theo những vật phẩm được người phương Tây ưa chuộng như đồ gốm, đá quý, đồ sơn mài. Ngược lại, thương nhân phương Tây sẽ dùng tiền vàng để mua lụa hoặc dùng ngà voi, thủy tinh để trao đổi hàng hóa. Ảnh: International Trade Centre.
Các thương nhân Trung Quốc không chỉ mang theo lụa đến Ả Rập và châu Âu, họ mang theo những vật phẩm được người phương Tây ưa chuộng như đồ gốm, đá quý, đồ sơn mài. Ngược lại, thương nhân phương Tây sẽ dùng tiền vàng để mua lụa hoặc dùng ngà voi, thủy tinh để trao đổi hàng hóa. Ảnh: International Trade Centre.
Giao dịch ở con đường tơ lụa đều là những cuộc trao đổi sinh lợi vì nhiều món hàng trao đổi mang tính độc quyền và có giá trị cao. Ví dụ, lụa là món hàng của Trung Quốc, được các thương nhân phương Tây ưa chuộng. Đến tận thế kỷ VI, Trung Quốc được cho là quốc gia duy nhất nắm giữ kỹ thuật dệt lụa. Mặt khác, đến thế kỷ V, người dân nước này vẫn chưa biết chế tạo thủy tinh. Do đó, thương nhân Trung Quốc thường dùng lụa để đổi lấy thủy tinh. Ngoài hai mặt hàng trên, gia vị, gỗ, rượu vang cũng là những sản phẩm sinh lợi và được nhiều thương nhân tìm mua, trao đổi. Ảnh: Peopletravel.
Giao dịch ở con đường tơ lụa đều là những cuộc trao đổi sinh lợi vì nhiều món hàng trao đổi mang tính độc quyền và có giá trị cao. Ví dụ, lụa là món hàng của Trung Quốc, được các thương nhân phương Tây ưa chuộng. Đến tận thế kỷ VI, Trung Quốc được cho là quốc gia duy nhất nắm giữ kỹ thuật dệt lụa. Mặt khác, đến thế kỷ V, người dân nước này vẫn chưa biết chế tạo thủy tinh. Do đó, thương nhân Trung Quốc thường dùng lụa để đổi lấy thủy tinh. Ngoài hai mặt hàng trên, gia vị, gỗ, rượu vang cũng là những sản phẩm sinh lợi và được nhiều thương nhân tìm mua, trao đổi. Ảnh: Peopletravel.
Giao thương trên con đường tơ lụa dần phát triển, kéo theo tình trạng cướp bóc dọc đường đi trở nên phổ biến. Ngoài ra, địa hình khắc nghiệt, tình trạng thiếu nước uống, cũng là cơn ác mộng với người đi buôn. Nhiều người đi qua hoang mạc muối Lop Nur từng bỏ mạng vì không mang đủ nước uống. Ảnh: Hindustan Times.
Giao thương trên con đường tơ lụa dần phát triển, kéo theo tình trạng cướp bóc dọc đường đi trở nên phổ biến. Ngoài ra, địa hình khắc nghiệt, tình trạng thiếu nước uống, cũng là cơn ác mộng với người đi buôn. Nhiều người đi qua hoang mạc muối Lop Nur từng bỏ mạng vì không mang đủ nước uống. Ảnh: Hindustan Times.
Để tự bảo vệ mình khỏi những toán cướp dọc đường đi, người buôn bán thường đi thành nhóm hoặc ghép với các đoàn lữ hành khác. Ban đầu, Con đường tơ lụa chỉ là những con đường tồi tàn, không có chỗ nghỉ chân. Dần dần, những quán trọ lớn mọc lên dọc nơi thương đoàn đi qua. Theo National Geographic, quán trọ này được gọi là "Caravanserai". Chữ "Caravan" trong ngôn ngữ Ba Tư có nghĩa là thương nhân hoặc người hành hương. Ngoài ra, các trạm buôn bán dọc đường và người buôn bán trung gian cũng dần xuất hiện, phục vụ cho nhu cầu trao đổi, buôn bán hàng hóa ở thời kỳ này. Ảnh: Tehran Times.
Để tự bảo vệ mình khỏi những toán cướp dọc đường đi, người buôn bán thường đi thành nhóm hoặc ghép với các đoàn lữ hành khác. Ban đầu, Con đường tơ lụa chỉ là những con đường tồi tàn, không có chỗ nghỉ chân. Dần dần, những quán trọ lớn mọc lên dọc nơi thương đoàn đi qua. Theo National Geographic, quán trọ này được gọi là "Caravanserai". Chữ "Caravan" trong ngôn ngữ Ba Tư có nghĩa là thương nhân hoặc người hành hương. Ngoài ra, các trạm buôn bán dọc đường và người buôn bán trung gian cũng dần xuất hiện, phục vụ cho nhu cầu trao đổi, buôn bán hàng hóa ở thời kỳ này. Ảnh: Tehran Times.
Không chỉ trao đổi hàng hóa, Con đường tơ lụa trở thành nơi phát triển, giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. Nơi các thương đoàn dừng chân trở thành đô thị sầm uất, đông người qua lại. Thông qua đó, văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo cũng được lưu truyền. Vào thế kỷ II, Phật giáo đã được thương nhân Ấn Độ đưa đến Trung Quốc thông qua con đường tơ lụa. Ảnh: Pinterest.
Không chỉ trao đổi hàng hóa, Con đường tơ lụa trở thành nơi phát triển, giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. Nơi các thương đoàn dừng chân trở thành đô thị sầm uất, đông người qua lại. Thông qua đó, văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo cũng được lưu truyền. Vào thế kỷ II, Phật giáo đã được thương nhân Ấn Độ đưa đến Trung Quốc thông qua con đường tơ lụa. Ảnh: Pinterest.
Constantinople, hay còn gọi là Constantinopolis, kinh đô của đế quốc Byzantine (Đông La Mã), là nơi gặp gỡ của các thương nhân châu Á, châu Âu. Constantinople là điểm giao thương quan trọng vì thành phố này kiểm soát một trong những điểm vượt biển qua Bosphorus, eo biển ngăn cách châu Âu và châu Á. Tại Constantinople, các thương nhân thường trao đổi mặt hàng thiết yếu như gia vị, dầu, rượu, muối, hoặc các mặt hàng xa xỉ như tơ lụa, thủy tinh, đá quý. Ảnh: History.
Constantinople, hay còn gọi là Constantinopolis, kinh đô của đế quốc Byzantine (Đông La Mã), là nơi gặp gỡ của các thương nhân châu Á, châu Âu. Constantinople là điểm giao thương quan trọng vì thành phố này kiểm soát một trong những điểm vượt biển qua Bosphorus, eo biển ngăn cách châu Âu và châu Á. Tại Constantinople, các thương nhân thường trao đổi mặt hàng thiết yếu như gia vị, dầu, rượu, muối, hoặc các mặt hàng xa xỉ như tơ lụa, thủy tinh, đá quý. Ảnh: History.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.