Vị Ngự sử không gia tài

(Kiến Thức) - Đào Vũ Thường là một tiến sĩ đời Hậu Lê, một vị quan thanh liêm. Cuộc đời ông là tấm gương hiếu học, hết lòng vì nước vì dân.

Vị Ngự sử không gia tài

Ông không chỉ chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, mà còn có công lớn trong việc mở mang nông nghiệp và thương nghiệp.

Sứ thần nhà Thanh phải khâm phục

Đào Vũ Thường sinh năm Giáp Thân (1704) tại làng Yên Lữ, huyện Thanh Lan, nay thuộc xã Đông Quang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Người xưa kể lại rằng, khi còn nhỏ tuổi Đào Vũ Thường thông minh, học giỏi, đối đáp trôi chảy, là một con người lịch thiệp. Năm Quý Mão (1723), lúc 19 tuổi Đào Vũ Thường thi đậu cống cử, được nhà Lê bổ nhiệm chức Huấn đạo huyện Thanh Lan. Ông vừa làm thầy dạy học vừa trông coi việc học hành cho dân chúng trong huyện. 
Đào Vũ Thường là người thầy mẫu mực, đức độ, học sinh theo học ngày một đông. Tuy công việc dạy học và công việc ở huyện nha rất bận rộn nhưng Đào Vũ Thường vẫn kiên trì tự mình học tập dùi mài kinh sử, tích lũy kiến thức ngày một uyên thâm. Năm Bính Dần (1746), nhà vua tổ chức kỳ thi Đình để kén chọn nhân tài. Hơn 2.000 cống sĩ về kinh dự thi, nhà vua đã chọn được 4 tiến sĩ đỗ thủ khoa đó là Đào Vũ Thường (làng Yên Lữ, tỉnh Thái Bình), Nguyễn Như Trúc (Thư Trì, Thái Bình), Trần Đình Tốc (Thanh Hà, Hà Tĩnh) và Đoàn Văn Thu (Phù Lỗ, Vĩnh Phúc) - khoa thi Bính Dần, niên hiệu Cảnh Hưng 7 (1746) đời Lê Hiển Tông. 
Khi đỗ tiến sĩ, Đào Vũ Thường được nhà vua phong chức Công khoa cấp sự trung, trông nom việc chung của triều đình. Nhân có sứ nhà Thanh sang nước ta, nhà vua cử Đào Vũ Thường ra tiếp đón, đàm đạo. Trước lời lẽ kẻ cả coi thường thiên hạ của sứ thần Trung Hoa, Đào Vũ Thường bình thản dùng những câu thơ uyên bác, đối đáp rất trôi chảy, khiến sứ thần nhà Thanh phải giật mình kính phục. 
Tranh minh họa.
Tranh minh họa. 
Gia tài không có gì
Sau lần tiếp sứ Thanh vẻ vang cho dân tộc, Đào Vũ Thường được thăng chức Nghệ An Thanh bình hiến sát sứ trông coi việc pháp luật của ba tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá và Ninh Bình. Vài năm sau Đào Vũ Thường lại được thăng chức Ngự sử Kinh Bắc. Trong những năm tháng làm quan dưới thời Hậu Lê, Đào Vũ Thường luôn giữ được đức độ thanh liêm chính trực, phân xử hết sức công minh, lấy được lòng tin yêu của dân chúng. Ông mất ngày 23/7/1754 tại Nghệ An, khi vừa bàn giao công việc cũ để đi nhậm chức ở Kinh Bắc.
Suốt hơn 30 năm làm nghề dạy học rồi làm quan thanh liêm Đào Vũ Thường đã góp phần trí tuệ, tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng non sông đất nước. Ông cũng có công lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và thương nghiệp như việc tổ chức đào sông Văn Giang, mở mang các chợ làng để dân chúng buôn bán, trao đổi hàng hoá. 
Làm quan đến chức Ngự sử Kinh Bắc nhưng cuộc sống riêng của ông rất đạm bạc, gia tài không có gì ngoài tấm bia ghi lại sự nghiệp của ông được đặt tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, một tấm biển với bốn chữ Ấn tứ vinh quy và một lá cờ thêu dòng chữ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân. Những di vật ấy hiện được lưu giữ tại nhà thờ họ Đào ở Đông Quang, Đông Hưng, Thái Bình. Từ đường tiến sĩ Đào Vũ Thường đã được nhà nước cấp bằng di tích lịch sử ngày 18/8/1994.

Vị quan thanh liêm bậc nhất triều Nguyễn

(Kiến Thức) - Danh thần Trương Đăng Quế nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, được cả ba đời vua nhà Nguyễn trọng dụng.

Vị quan thanh liêm bậc nhất triều Nguyễn
Cùng học với các hoàng tử
Trương Đăng Quế tự Duyên Phương, tên hiệu là Đoan Trai, người làng Mỹ Khê, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Tổ tiên ông vốn người huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, theo Nguyễn Hoàng vào cư trú tại Quảng Ngãi năm 1624. Trương Đăng Quế sinh ngày 1/11 năm Quý Sửu (1793). Năm lên 9 tuổi ông mồ côi cha, là cậu bé chăm chỉ thông minh, hiền lành nên được anh chị em thương yêu đùm bọc. Năm 27 tuổi, ông đậu Hương cống (cử nhân) khoa Kỷ Mão (1819) triều Gia Long thứ 18. Tuy chỉ đậu cử nhân, nhưng ông thông suốt kinh sách, có tài thơ văn.

Lương Thế Vinh chống hối lộ và sách nhiễu thế nào?

(Kiến Thức) - Thời vua Lê Thánh Tông, mới bước vào quan trường, quan Hàn lâm Lương Thế Vinh đã ba lần dâng sớ tâu hặc bọn ăn hối lộ, bọn cậy quyền cậy thế. 

Lương Thế Vinh chống hối lộ và sách nhiễu thế nào?

Trong các nhà khoa bảng của Việt Nam rất ít người giỏi toán. Một trong số hiếm hoi những vị Trạng nguyên giỏi toán của nước ta là Lương Thế Vinh, người được dân gian gọi là Trạng Lường. Bên cạnh những tác phẩm văn học, hai cuốn Đại thành toán pháp và Khải minh toán học của ông được coi là sách giáo khoa về toán của người Việt.

Nắm chắc các quan thì chính sự không thể sai lầm

Trạng Lường Lương Thế Vinh người thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Hà Nam, 23 tuổi đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên khoa Quý Mùi, niên hiệu Quang Thuận thứ 4 - 1463) đời Lê Thánh Tông. Người đương thời gọi ông là thần đồng vì khả năng học mau thuộc, nhanh hiểu, khả năng sáng tạo trong các trò chơi và tính toán nhanh. Ông làm quan đến chức Hàn lâm viện Thị giảng chưởng viện sử Nhập thị Kinh điên, tri sùng văn quán. Phàm các văn thư từ lệnh bang giao với nhà Minh đều do ông soạn thảo. Tiếng tăm của ông lừng lẫy khắp Trung Nguyên.

Màu sắc trang phục hợp vận 12 cung hoàng đạo

(Kiến Thức) - Bạch Dương được dự đoán sẽ gặp nhiều điều may mắn khi diện trang phục có màu đỏ sẫm và màu trắng.

Màu sắc trang phục hợp vận 12 cung hoàng đạo
Tu van chon mau sac trang phuc hop cung hoang dao
Đối với Bạch Dương, màu đỏ sẫm đậm tượng trưng cho niềm đam mê, giúp bạn làm việc hăng say hơn. Màu trắng, hồng sẽ giúp Bạch Dương bình tĩnh lại. Tuy nhiên, bạn nên tránh mặc trang phục có màu đen.

Đọc nhiều nhất

Bàng hoàng cơ thể dị dạng của Pharaoh nổi tiếng Ai Cập

Bàng hoàng cơ thể dị dạng của Pharaoh nổi tiếng Ai Cập

(Kiến Thức) - Tutankhamun được đánh giá là nhà vua nổi tiếng Ai Cập cổ đại khi lên ngôi từ sớm và cũng chết trẻ. Tuy nhiên, vương triều của Tutankhamun hưng thịnh với nhiều thành tựu nổi bật. Thế nhưng, cơ thể dị dạng của ông hoàng này khiến nhiều người bị sốc.

Tin mới