Vi khuẩn ăn thịt người “thịt” bao người, lây như nào?

Vi khuẩn ăn thịt người “thịt” bao người, lây như nào?

(Kiến Thức) - Một bệnh nhân nữ bị vi khuẩn "ăn thịt người" ăn mất cánh mũi, ở Hà Tĩnh có bệnh nhân bị vi khuẩn ăn mất ngón chân. Tuy nhiên, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo bệnh Whitmore khó lây truyền từ người sang người.

Số trường hợp bị  vi khuẩn "ăn thịt người” tấn công có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt vào tháng 7-11 là thời điểm mưa nhiều hàng năm. Ảnh minh họa.
Số trường hợp bị vi khuẩn "ăn thịt người” tấn công có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt vào tháng 7-11 là thời điểm mưa nhiều hàng năm. Ảnh minh họa.
Ngày 15/9, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho hay, bệnh viện vừa tiếp nhận và điều trị cho một nam bệnh nhân tên là M.V.D (45 tuổi trú tại La Hiên, Võ Nhai, Thái Nguyên) bị mắc bệnh Whitmore (hay còn gọi là vi khuẩn “ăn thịt người"). Ảnh: Infonet.
Ngày 15/9, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho hay, bệnh viện vừa tiếp nhận và điều trị cho một nam bệnh nhân tên là M.V.D (45 tuổi trú tại La Hiên, Võ Nhai, Thái Nguyên) bị mắc bệnh Whitmore (hay còn gọi là vi khuẩn “ăn thịt người"). Ảnh: Infonet.
Bệnh nhân bị bừa đâm vào mặt ngoài gối phải, đã vệ sinh và khâu vết thương, sau đó vết thương sưng nề, chảy dịch, vào viện chẩn đoán vết thương nhiễm trùng gối phải. Bệnh nhân được hội chẩn khoa Bệnh Nhiệt đới và điều trị kháng sinh theo phác đồ điều trị bệnh Whitmore. Sau 3 tuần, vết thương vùng gối phải khô, liền sẹo tốt, bệnh nhân ra viện tiếp tục điều trị kháng sinh duy trì theo phác đồ. Ảnh minh họa.
Bệnh nhân bị bừa đâm vào mặt ngoài gối phải, đã vệ sinh và khâu vết thương, sau đó vết thương sưng nề, chảy dịch, vào viện chẩn đoán vết thương nhiễm trùng gối phải. Bệnh nhân được hội chẩn khoa Bệnh Nhiệt đới và điều trị kháng sinh theo phác đồ điều trị bệnh Whitmore. Sau 3 tuần, vết thương vùng gối phải khô, liền sẹo tốt, bệnh nhân ra viện tiếp tục điều trị kháng sinh duy trì theo phác đồ. Ảnh minh họa.
Ngày 12/9, ông Hoàng Quang Trung, Giám đốc Bệnh viện (BV) đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, cho biết BV vừa chuyển tuyến cho bệnh nhân Đ.X.H (61 tuổi, ngụ TT.Cẩm Xuyên, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) bị nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người” ra BV Bạch Mai (Hà Nội) để tiếp tục điều trị. Ảnh: Tuổi trẻ.
Ngày 12/9, ông Hoàng Quang Trung, Giám đốc Bệnh viện (BV) đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, cho biết BV vừa chuyển tuyến cho bệnh nhân Đ.X.H (61 tuổi, ngụ TT.Cẩm Xuyên, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) bị nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người” ra BV Bạch Mai (Hà Nội) để tiếp tục điều trị. Ảnh: Tuổi trẻ.
Trước đó, sáng 9/9, ông H. được người thân đưa vào nhập viện tại Khoa Nội tiết, BV đa khoa tỉnh Hà Tĩnh trong tình trạng sốt cao, 2 ngón bàn chân phải sưng, chảy dịch. Tại đây, các bác sĩ lấy máu của bệnh nhân nuôi cấy và cho kết quả dương tính với vi khuẩn “ăn thịt người” Burkholderia Pseudomallei (bệnh Whitmore). Đến chiều 12/9, các bác sĩ thấy ông H. có dấu hiệu bệnh nặng thêm nên đã chuyển bệnh nhân ra BV Bạch Mai. Ảnh minh họa.
Trước đó, sáng 9/9, ông H. được người thân đưa vào nhập viện tại Khoa Nội tiết, BV đa khoa tỉnh Hà Tĩnh trong tình trạng sốt cao, 2 ngón bàn chân phải sưng, chảy dịch. Tại đây, các bác sĩ lấy máu của bệnh nhân nuôi cấy và cho kết quả dương tính với vi khuẩn “ăn thịt người” Burkholderia Pseudomallei (bệnh Whitmore). Đến chiều 12/9, các bác sĩ thấy ông H. có dấu hiệu bệnh nặng thêm nên đã chuyển bệnh nhân ra BV Bạch Mai. Ảnh minh họa.
Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, từ tháng 7-9/2019, bệnh viện đã phát hiện và điều trị cho 3 trẻ mắc bệnh Whitmore. Theo đó, 3 bệnh nhân gồm em Nghiêm Thanh T. (SN 2005, trú huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh), em Hoàng Văn Cao (SN 2009, trú huyện Thanh Chương, Nghệ An) và em Nguyễn Công H. (SN 2010, trú huyện Yên Thành, Nghệ An). Ảnh: Vietnamnet.
Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, từ tháng 7-9/2019, bệnh viện đã phát hiện và điều trị cho 3 trẻ mắc bệnh Whitmore. Theo đó, 3 bệnh nhân gồm em Nghiêm Thanh T. (SN 2005, trú huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh), em Hoàng Văn Cao (SN 2009, trú huyện Thanh Chương, Nghệ An) và em Nguyễn Công H. (SN 2010, trú huyện Yên Thành, Nghệ An). Ảnh: Vietnamnet.
Lúc nhập viện, 3 bệnh nhi đều bị áp xe viêm tuyến nước bọt màng tai. Khi cấy mủ, xét nghiệm máu thì phát hiện dương tính với Whitmore. Sau khi được điều trị 50 ngày, em T. đã xuất viện, còn 2 em C. và H. hiện vẫn đang theo dõi và điều trị tại Khoa Tai Mũi Họng, BV Sản Nhi Nghệ An. Ảnh: Internet.
Lúc nhập viện, 3 bệnh nhi đều bị áp xe viêm tuyến nước bọt màng tai. Khi cấy mủ, xét nghiệm máu thì phát hiện dương tính với Whitmore. Sau khi được điều trị 50 ngày, em T. đã xuất viện, còn 2 em C. và H. hiện vẫn đang theo dõi và điều trị tại Khoa Tai Mũi Họng, BV Sản Nhi Nghệ An. Ảnh: Internet.
Hồi tháng 8 gần đây, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, BV Bạch Mai đã điều trị cho trường hợp nữ bệnh nhân quê ở Thanh Hoá bị whitmore ăn cụt cánh mũi. Đây là trường hợp bệnh nhân nữ đầu tiên mắc whitmore. Ảnh: Lao động.
Hồi tháng 8 gần đây, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, BV Bạch Mai đã điều trị cho trường hợp nữ bệnh nhân quê ở Thanh Hoá bị whitmore ăn cụt cánh mũi. Đây là trường hợp bệnh nhân nữ đầu tiên mắc whitmore. Ảnh: Lao động.
Trước đó, bệnh nhân được tuyến dưới chẩn đoán nhiễm trùng do tụ cầu nhưng khi bác sĩ BV Bạch Mai cấy mủ, phát hiện dương tính với whitmore. Theo đó, bệnh nhân được điều trị tấn công bằng phác đồ đặc hiệu với kháng sinh phối hợp. Sau khi tình trạng toàn thân ổn định, bệnh nhân tiếp tục được điều trị kháng sinh kéo dài kết hợp với các liệu pháp điều trị của chuyên khoa tai mũi họng: Rửa vết thương, kiểm soát và xử lý các tổn thương tại mũi – họng. Ảnh: Internet.
Trước đó, bệnh nhân được tuyến dưới chẩn đoán nhiễm trùng do tụ cầu nhưng khi bác sĩ BV Bạch Mai cấy mủ, phát hiện dương tính với whitmore. Theo đó, bệnh nhân được điều trị tấn công bằng phác đồ đặc hiệu với kháng sinh phối hợp. Sau khi tình trạng toàn thân ổn định, bệnh nhân tiếp tục được điều trị kháng sinh kéo dài kết hợp với các liệu pháp điều trị của chuyên khoa tai mũi họng: Rửa vết thương, kiểm soát và xử lý các tổn thương tại mũi – họng. Ảnh: Internet.
Rất may bệnh nhân chỉ tổn thương da ở cánh mũi, chưa tổn thương xương. Sau 2 tuần điều trị, vết thương đã hết mủ và đang ăn da non. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tiếp tục giai đoạn duy trì bằng thuốc và điều trị trung bình ít nhất 3 tháng nữa để tránh tái phát vì nếu bị lại, tỉ lệ tử vong rất cao. Ảnh: Internet.
Rất may bệnh nhân chỉ tổn thương da ở cánh mũi, chưa tổn thương xương. Sau 2 tuần điều trị, vết thương đã hết mủ và đang ăn da non. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tiếp tục giai đoạn duy trì bằng thuốc và điều trị trung bình ít nhất 3 tháng nữa để tránh tái phát vì nếu bị lại, tỉ lệ tử vong rất cao. Ảnh: Internet.
Đây là bệnh ít gặp, không gây thành dịch, nhưng bệnh cảnh thường tiến triển nặng, có tỉ lệ tử vong cao, đặc biệt ở những người mắc bệnh mãn tính. Ảnh: Internet.
Đây là bệnh ít gặp, không gây thành dịch, nhưng bệnh cảnh thường tiến triển nặng, có tỉ lệ tử vong cao, đặc biệt ở những người mắc bệnh mãn tính. Ảnh: Internet.
Bộ Y tế cũng đưa ra khuyến cáo bệnh Whitmore khó lây truyền từ người sang người. Dù vậy, mọi người vẫn cần thận trọng, hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng để tránh mắc bệnh Whitmore. Ảnh: Internet.
Bộ Y tế cũng đưa ra khuyến cáo bệnh Whitmore khó lây truyền từ người sang người. Dù vậy, mọi người vẫn cần thận trọng, hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng để tránh mắc bệnh Whitmore. Ảnh: Internet.
Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.