Vi khuẩn ăn thịt người khiến hàng chục người nhập viện Bạch Mai lây lan thế nào?

(Kiến Thức) - Bệnh viện Bạch Mai vừa phát đi cảnh báo về căn bệnh Whitmore - một bệnh nguy hiểm khi không có triệu chứng rõ ràng, có thể gây tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.

Vi khuẩn ăn thịt người khiến hàng chục người nhập viện Bạch Mai lây lan thế nào?
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai chỉ trong tháng 8/2019, Trung tâm Bệnh nhiệt đới đã tiếp nhận 12 ca mắc bệnh Whitmore, trong đó có 4 ca đã tử vong. Căn bệnh này có tỷ lệ tử vong rất cao (tới 40%) đang có nguy cơ tái bùng phát.
Trong tháng 8 vừa qua, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới ghi nhận 4 ca tử vong do whitmore vì những bệnh nhân này đã bị vi khuẩn làm tổn thương nhiều cơ quan, dẫn tới sốc nặng.
Theo bác sĩ Cường, tại Trung tâm, có bệnh nhân điều trị sang tuần thứ hai vẫn có khả năng bị sốc, suy đa tạng, tổn thương gan, thận, suy hô hấp, trụy tim mạch. Các bác sĩ đã dùng kháng sinh nặng và kết hợp hội chẩn nhiều chuyên khoa nhưng những ca này tổn thương gan và suy hô hấp nặng, không thể qua khỏi.
Vi khuan an thit nguoi khien hang chuc nguoi nhap vien Bach Mai lay lan the nao?
 Hình ảnh cánh mũi bệnh nhân bị vi khuẩn whitmore tấn công.
Tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, nếu 6 tháng đầu năm chỉ ghi nhận bốn ca, thì riêng tháng 7-8 năm nay có 16 ca nhập viện điều trị, trong đó 12 ca rơi vào tháng 8 với bệnh cảnh nặng nề.
Lý giải nguyên nhân của tình trạng này, bác sĩ Đỗ Duy Cường, cho biết mùa mưa là thời điểm thuận lợi để vi khuẩn whitmore phát triển. So với các năm, năm 2019 là năm xuất hiện whitmore nhiều, bệnh cảnh lâm sàng đa dạng. Whitmore tiến triển nhanh và có thể gây tử vong nhanh với tỷ lệ tử vong cao nếu bệnh nhân không được chẩn đoán đúng và điều trị kháng sinh phù hợp.
Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang bị “lãng quên”?
Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này. Bệnh được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và lưu hành lẻ tẻ tại một số tỉnh phía Nam và bệnh này được xếp vào bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bị “lãng quên”.
Vi khuan an thit nguoi khien hang chuc nguoi nhap vien Bach Mai lay lan the nao?-Hinh-2

Whitmore được coi là "kẻ mạo danh" vì bệnh không có những biểu hiện lâm sàng rõ ràng và thường bị chẩn đoán lâm sàng nhầm sang các bệnh khác. Ảnh: phapluatxahoi.vn. 

Theo các bác sĩ, hiện bệnh Whitmore không có vaccine và không phương pháp phòng bệnh đặc hiệu. Whitmore do vi khuẩn gram âm gây bệnh cảnh nhiễm trùng máu. Tỷ lệ tử vong của bệnh Whitmore có thể lên đến 50 - 60%.
Những con đường lây nhiễm của bệnh Whitmore:
- Tiếp xúc trực tiếp các vết xước trầy da với đất hoặc nước nhiễm khuẩn.
- Hít phải các hạt bụi có chứa vi khuẩn.
- Lây nhiễm qua đường ăn uống khi thức ăn nhiễm khuẩn.
- Vi khuẩn có thể truyền từ mẹ sang con qua tuyến sữa khi người mẹ bị áp xe tuyến vú do vi khuẩn B. pseudomallei.
- Tiếp xúc vết xước trầy da với động vật chết do nhiễm bệnh Whitmore như chó, mèo, bò, dê…
Gần đây, các ca bệnh được báo cáo có xu hướng gia tăng, cao điểm của các ca bệnh thường xảy ra vào mùa mưa tập trung từ tháng 7-11. Do đó những người làm việc tiếp xúc nhiều môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động, nếu có trầy xước ngoài da cần điều trị sớm và triệt để.
Whitmore được coi là "kẻ mạo danh" vì bệnh không có những biểu hiện lâm sàng rõ ràng và thường bị chẩn đoán lâm sàng nhầm sang các bệnh khác. Chẩn đoán chính xác bệnh phải dựa trên các xét nghiệm phân lập và định danh vi khuẩn trong các mẫu bệnh phẩm máu, mủ, đờm, nước tiểu, hoặc dịch não tủy.
Người bệnh tiểu đường, bệnh phổi và bệnh thận mạn tính có nguy cơ dễ mắc bệnh này với các biểu hiện lâm sàng đa dạng: sốt cao, đau cơ, có các ổ nhiễm khuẩn trên da, áp xe cơ, áp xe gan lách, viêm phổi... Bệnh có thể gây tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.
Thậm chí ngay cả khi được chẩn đoán, việc điều trị cũng hết sức khó khăn, kéo dài. Nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dõi sát sao, bệnh dễ tái phát, sức khỏe suy kiệt dần.

Bệnh truyền nhiễm khi hôn môi dễ lây cho bé

(Kiến Thức) - Chỉ một nụ hôn của người lớn cũng có thể lây truyền nhiều căn bệnh truyền nhiễm khi hôn gây nguy hiểm chết người cho bé.

Bệnh truyền nhiễm khi hôn môi dễ lây cho bé
Benh truyen nhiem khi hon moi de lay cho be
Khi người lớn hôn môi bé, nước bọt của người đó có thể truyền sang cho trẻ khiến bé dễ nhiễm những bệnh truyền nhiễm khi hôn.  

Vẫn còn nhiều ổ dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

(Kiến Thức) - Theo Bộ Y tế, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm hiện nay vẫn còn đáng bao động ở các tỉnh vùng sâu vùng xa.

Vẫn còn nhiều ổ dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
Cụ thể, tại một số vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn xuất hiện rải rác ổ dịch bệnh truyền nhiễm nhỏ như: bệnh bạch hầu, ho gà, sởi, viêm não Nhật Bản... Nguyên nhân được xác định là do tại các địa phương này còn bỏ sót đối tượng trong các đợt tiêm chủng.
Van con nhieu o dich benh truyen nhiem nguy hiem
Ảnh minh họa.
Trước tình hình này, Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh thực hiện giám sát chủ động, xét nghiệm, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh không để bùng phát ổ dịch, đặc biệt chú trọng các bệnh có vắcxin trong tiêm chủng mở rộng có nguy cơ bùng phát trở lại như bạch hầu, ho gà, sởi, viêm não Nhật Bản; Tăng cường truyền thông vận động người dân đưa trẻ đi tiêm vắcxin phòng bệnh đúng lịch, đủ liều.

Bệnh truyền nhiễm Whitmore hiếm cực nguy hiểm

(Kiến Thức) - Bệnh truyền nhiễm Whitmore là một dạng nhiễm khuẩn cấp tính và bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng nếu không được chẩn đoán chính xác.

Bệnh truyền nhiễm Whitmore hiếm cực nguy hiểm
Tuy nhiên, căn bệnh này lại đang bị chính người dân “lờ” đi. Mức độ nguy hiểm của bệnh truyền nhiễm Whitmore được nhận định là dễ gây nhiễm trùng máu, thậm chí nặng hơn nữa là sốc nhiễm khuẩn gây suy nhiều cơ quan, nhiều tạng, có thể tử vong trong vòng 48 tiếng.
“Kẻ mạo danh” nguy hiểm

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.