Vật chất tối có thể tồn tại ở dạng cục, nhỏ lạnh

(Kiến Thức) - Hóa ra vật chất tối hình thành những "cục" nhỏ hơn các nhà khoa học nghĩ, xác nhận một dự đoán độc đáo về chất bí ẩn này.

Vật chất tối có thể tồn tại ở dạng cục, nhỏ lạnh
Vật chất tối là thứ vô hình được cho là chiếm khoảng 27% tổng khối lượng trong vũ trụ. Mặc dù các nhà nghiên cứu không thể quan sát trực tiếp vật chất tối, vì nó không phát ra ánh sáng hoặc năng lượng, các nhà khoa học nghĩ rằng nó thống trị tất cả không gian bên ngoài và thậm chí cả Trái đất.
Nghe có vẻ lạ, nhưng vật chất tối trở nên "vón cục".
Vat chat toi co the ton tai o dang cuc, nho lanh

Nguồn ảnh: Popular Mechanics 

Theo lý thuyết "vật chất tối lạnh" được chấp nhận rộng rãi, tất cả các thiên hà hình thành trong các đám mây vật chất tối, được tạo thành từ các hạt chuyển động chậm ở dạng "lạnh". Theo một tuyên bố của NASA , các hạt vật chất tối "lạnh" này tạo thành các cấu trúc dạng"cục", có thể "nhỏ" hơn rất nhiều so với suy nghĩ trước đây.
Giờ đây, sau khi sử dụng một kỹ thuật quan sát mới với Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA, nghiên cứu mới cung cấp bằng chứng đáng kinh ngạc cho lý thuyết "vật chất tối lạnh", và cho thấy vật chất bí ẩn này hình thành những khối nhỏ hơn các nhà khoa học nghĩ trước giờ.
"Chúng tôi đã thực hiện một thử nghiệm quan sát rất hấp dẫn cho mô hình vật chất tối lạnh ", Tommaso Treu, giáo sư Khoa Thiên văn học và Vật lý thiên văn tại Đại học California, Los Angeles và là thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết.
Để gián tiếp quan sát và nghiên cứu vật chất tối, các nhà nghiên cứu sử dụng tác động của trọng lực trong các ngôi sao và thiên hà gần đó để phát hiện vật chất tối và thông tin bên lề về nó.
Trước đây, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về các khối vật chất tối gần các thiên hà cỡ lớn và trung bình, nhưng các khối vật chất tối được tìm thấy trong các quan sát mới này là nhỏ nhất từng được phát hiện.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Phát hiện "chấn động" về cơn bão dữ dội cuốn trôi khí thiên hà

(Kiến Thức) - Đài quan sát ALMA, Chi Lê phát hiện  những cơn gió dữ dội thổi ra từ các thiên hà. Nghi ngờ trong nhiều năm, những dòng chảy này có thể có khả năng đã tước đi khí thiên hà và ngăn chặn sự hình thành sao.

Phát hiện "chấn động" về cơn bão dữ dội cuốn trôi khí thiên hà
Những cơn gió mà ALMA phát hiện là phi thường. Nhanh nhất là thổi với tốc độ hơn 1000 km/s, hoặc nhanh hơn khoảng 10 000 lần so với gió trong một cơn bão nhiệt đới trên Trái đất.
Đây là lần đầu tiên cơn gió không gian như vậy được quan sát một cách dứt khoát trong một mẫu thiên hà.

Kỳ quái siêu vật chất ở trạng thái lạ trong lõi sao neutron

(Kiến Thức) - Đài quan sát tia X Chandra của NASA phát hiện bằng chứng trực tiếp đầu tiên về một siêu vật chất ở một trạng thái kỳ lạ, không có ma sát, ở lõi sao neutron, tìm thấy sự giảm nhiệt độ nhanh chóng của ngôi sao. 

Kỳ quái siêu vật chất ở trạng thái lạ trong lõi sao neutron
Sao neutron chứa vật chất dày đặc nhất có thể quan sát trực tiếp. Một muỗng cà phê vật liệu sao neutron nặng sáu tỷ tấn trong thực tế.
Áp suất trong lõi sao neutron cao đến mức hầu hết các hạt tích điện, electron và proton, hợp nhất dẫn đến một ngôi sao chứa đầy các hạt không tích điện gọi là neutron.

Sửng sốt lỗ đen khổng lồ lang thang trong các thiên hà lùn

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học khi tìm hiểu về các cơ chế hình thành lỗ đen khổng lồ trong lịch sử vũ trụ ban đầu đã thu được manh mối mới với việc phát hiện ra 13 lỗ đen lang thang trong các thiên hà lùn.

Sửng sốt lỗ đen khổng lồ lang thang trong các thiên hà lùn
Những thiên hà lùn này có khối lượng nhỏ hơn 100 lần so với thiên hà Milky Way của chúng ta, nằm trong số những thiên hà nhỏ nhất được biết là nơi chứa các lỗ đen khổng lồ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới