Sửng sốt lỗ đen khổng lồ lang thang trong các thiên hà lùn

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học khi tìm hiểu về các cơ chế hình thành lỗ đen khổng lồ trong lịch sử vũ trụ ban đầu đã thu được manh mối mới với việc phát hiện ra 13 lỗ đen lang thang trong các thiên hà lùn.

Sửng sốt lỗ đen khổng lồ lang thang trong các thiên hà lùn
Những thiên hà lùn này có khối lượng nhỏ hơn 100 lần so với thiên hà Milky Way của chúng ta, nằm trong số những thiên hà nhỏ nhất được biết là nơi chứa các lỗ đen khổng lồ.
"Chúng tôi hy vọng rằng việc nghiên cứu các lỗ đen siêu khủng và các thiên hà của chúng sẽ cho chúng ta hiểu về cách các lỗ đen tương tự trong Vũ trụ sơ khai hình thành và sau đó phát triển, thông qua các vụ sáp nhập thiên hà trong hàng tỷ năm, tạo ra các lỗ đen siêu lớn mà chúng ta thấy trong các thiên hà ngày nay, với khối lượng lớn nhiều triệu hoặc hàng tỷ lần so với Mặt trời ", Amy Reines thuộc Đại học bang Montana nói.
Sung sot lo den khong lo lang thang trong cac thien ha lun

Nguồn ảnh: Inverse 

Reines và các đồng nghiệp của cô đã sử dụng Kính Karl G. Jansky Very Large Array (VLA) của Quỹ Khoa học Quốc gia để thực hiện khám phá này.
Các nhà khoa học bắt đầu bằng cách chọn một mẫu thiên hà từ Atlas-Sloan Atlas, một danh mục các thiên hà được quan sát từ bằng kính viễn vọng ánh sáng khả kiến.
Họ đã chọn 111 thiên hà có các ngôi sao có tổng khối lượng nhỏ hơn 3 tỷ lần Mặt trời, tương đương với Đám mây Magellan Lớn, một người bạn đồng hành nhỏ của Milky Way.
"Các quan sát VLA mới tiết lộ rằng, 13 trong số các thiên hà này có bằng chứng mạnh mẽ về một lỗ đen khổng lồ đang tích cực tiêu thụ vật liệu xung quanh.
Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy rằng, trong khoảng một nửa trong số 13 thiên hà đó có lỗ đen không nằm ở trung tâm của thiên hà, không giống như trường hợp ở các thiên hà lớn hơn, "Reines nói.
Các nhà khoa học cho biết điều này chỉ ra rằng, các thiên hà kia có khả năng đã hợp nhất với các thiên hà khác trước đó trong lịch sử của chúng.
Điều này phù hợp với các mô phỏng trên máy tính dự đoán rằng, khoảng một nửa số lỗ đen khổng lồ trong các thiên hà lùn được tìm thấy lang thang ở vùng ngoại ô của các thiên hà chủ.

Mời quý vị xem video: Ngôi sao lạ lùng khiến các nhà nghiên cứu đau đầu tìm hiểu. Nguồn video: Cuộc sống thực

Cận cảnh ngôi sao bị hút vào lỗ đen

Các nhà khoa học Mỹ đã mô phỏng thành công quá trình “ăn thịt” các vì sao của lỗ đen vũ trụ…

Cận cảnh ngôi sao bị hút vào lỗ đen

Lỗ đen "ma" bằng 800 triệu mặt trời hé lộ điều lạ

Nghiên cứu mới từ Canada đã tìm ra bằng chứng về những siêu lỗ đen có nguồn gốc khác thường bằng cách nhìn xuyên thời gian vào các vật thể "ma" tuổi đời trên 13 tỉ năm.

Lỗ đen "ma" bằng 800 triệu mặt trời hé lộ điều lạ

Sử dụng dữ liệu về lỗ đen 83 SMBHs cách chúng ta 13,05 tỉ năm ánh sáng được phát hiện qua Kính viễn vọng Subaru đặt tại Hawaii - Mỹ, nhóm nghiên cứu từ Đại học Western (Canada) đã tìm ra những bằng chứng về cách ra đời khác thường của lỗ đen chỉ tồn tại trong buổi bình minh vũ trụ.

Choáng váng phát hiện kén carbon bao quanh các thiên hà

(Kiến Thức) - Các nhà nghiên cứu phát hiện những đám mây khí carbon khổng lồ trải rộng với bán kính 30.000 năm ánh sáng xung quanh các thiên hà trẻ, bằng cách sử dụng Đài quan sát ALMA, Chi Lê.

Choáng váng phát hiện kén carbon bao quanh các thiên hà

Đây là công trình đầu tiên xác nhận, các nguyên tử carbon được tạo ra bên trong các ngôi sao trong vũ trụ sơ khai đã lan rộng ra ngoài các thiên hà.

Trước giờ, không có nghiên cứu lý thuyết nào dự đoán những cái kén carbon khổng lồ như vậy xung quanh các thiên hà đang phát triển, điều này đặt ra câu hỏi về sự hiểu biết hiện tại của chúng ta về nét đặc thù tiến hóa vũ trụ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới