Vẫn dùng Scud, nhưng Việt Nam sẽ mua thêm tên lửa đạn đạo

Vẫn dùng Scud, nhưng Việt Nam sẽ mua thêm tên lửa đạn đạo

(Kiến Thức) - Theo tư lệnh Binh chủng Pháo binh, quân đội ta sẽ sớm được trang bị thêm các loại tên lửa đạn đạo mới bên cạnh loại Scud đang trang bị. 

Trong cuộc trả lời phỏng vấn gần đây với tờ VNQĐ, Tư lệnh Binh chủng Pháo binh – Thiếu tướng Đỗ Tất Chuẩn cho biết: ….“chúng ta hiện đang có tên lửa đất đối đất Scud nhiên liệu lỏng, và tương lai, sẽ được trang bị thêm các loại tên lửa đất đối đất hiện đại hơn”.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn gần đây với tờ VNQĐ, Tư lệnh Binh chủng Pháo binh – Thiếu tướng Đỗ Tất Chuẩn cho biết: ….“chúng ta hiện đang có tên lửa đất đối đất Scud nhiên liệu lỏng, và tương lai, sẽ được trang bị thêm các loại tên lửa đất đối đất hiện đại hơn”.
Cũng theo đồng chí Thiếu tướng, tên lửa hiện nay của các cường quốc quân sự là chọn mục tiêu nhưng của chúng ta vẫn là bắn theo quỹ đạo, mà bắn theo quỹ đạo thì dễ bị đánh chặn… Tên lửa của mình có vậy, làm sao để phát huy hiệu quả và không bị tiêu diệt đây? Đó chính là thời cơ, cách đánh. Hay nói cách khác, nó là vấn đề khai thác chúng thế nào. Đối với tên lửa đất đối đất, chúng ta chưa từng sử dụng trong thực tiễn chiến trường. Vì thế vấn đề nghiên cứu nghệ thuật sử dụng chúng là hết sức cấp thiết xuất phát từ thực tiễn đặt ra.
Cũng theo đồng chí Thiếu tướng, tên lửa hiện nay của các cường quốc quân sự là chọn mục tiêu nhưng của chúng ta vẫn là bắn theo quỹ đạo, mà bắn theo quỹ đạo thì dễ bị đánh chặn… Tên lửa của mình có vậy, làm sao để phát huy hiệu quả và không bị tiêu diệt đây? Đó chính là thời cơ, cách đánh. Hay nói cách khác, nó là vấn đề khai thác chúng thế nào. Đối với tên lửa đất đối đất, chúng ta chưa từng sử dụng trong thực tiễn chiến trường. Vì thế vấn đề nghiên cứu nghệ thuật sử dụng chúng là hết sức cấp thiết xuất phát từ thực tiễn đặt ra.
Cuối những năm 1970, Liên Xô lần đầu cung cấp tên lửa đất đối hay còn là  tên lửa đạn đạo Scud với 12 xe phóng tự hành cùng vài chục quả đạn cho Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng. Thời điểm đó, Scud là một trong những loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn phổ biến nhất thế giới, được xuất khẩu và sử dụng ở một số quốc gia. Cuộc chiến mà Scud tham gia nhiều nhất là chiến tranh Iran-Iraq kéo dài suốt những năm 1980.
Cuối những năm 1970, Liên Xô lần đầu cung cấp tên lửa đất đối hay còn là tên lửa đạn đạo Scud với 12 xe phóng tự hành cùng vài chục quả đạn cho Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng. Thời điểm đó, Scud là một trong những loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn phổ biến nhất thế giới, được xuất khẩu và sử dụng ở một số quốc gia. Cuộc chiến mà Scud tham gia nhiều nhất là chiến tranh Iran-Iraq kéo dài suốt những năm 1980.
Tên lửa đạn đạo Scud sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng, tầm bắn ước tính 280-300km, mang lượng thuốc nổ nặng gần 1 tấn có thể tạo ra hố sâu 4m, rộng 12m trên mặt đất. Loại tên lửa này phù hợp với việc tiêu diệt các mục tiêu “diện” như kho tàng bến bãi, cơ sở chỉ huy, sân bay, bến cảng…
Tên lửa đạn đạo Scud sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng, tầm bắn ước tính 280-300km, mang lượng thuốc nổ nặng gần 1 tấn có thể tạo ra hố sâu 4m, rộng 12m trên mặt đất. Loại tên lửa này phù hợp với việc tiêu diệt các mục tiêu “diện” như kho tàng bến bãi, cơ sở chỉ huy, sân bay, bến cảng…
Tuy nhiên, việc đối tác quân sự truyền thống Liên bang Nga cấm xuất khẩu tên lửa đạn đạo Iskander khiến việc lựa chọn loại tên lửa mới cho bộ đội pháo binh Việt Nam hơi khó khăn. Vì hiện tại trên thế giới không có nhiều quốc gia xuất khẩu tên lửa đạn đạo. Trung Quốc cũng có một số loại nhưng việc nhập khẩu chúng là không nên vì khó kiểm chứng được chất lượng.
Tuy nhiên, việc đối tác quân sự truyền thống Liên bang Nga cấm xuất khẩu tên lửa đạn đạo Iskander khiến việc lựa chọn loại tên lửa mới cho bộ đội pháo binh Việt Nam hơi khó khăn. Vì hiện tại trên thế giới không có nhiều quốc gia xuất khẩu tên lửa đạn đạo. Trung Quốc cũng có một số loại nhưng việc nhập khẩu chúng là không nên vì khó kiểm chứng được chất lượng.
Tất nhiên là vẫn có những quốc gia xuất khẩu tên lửa đạn đạo. Một trong những thiết kế ứng viên có thể thay thế Scud là hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) MGM-140 do Tập đoàn Lockhee Martin sản xuất cho Quân đội Mỹ và phục vụ xuất khẩu.
Tất nhiên là vẫn có những quốc gia xuất khẩu tên lửa đạn đạo. Một trong những thiết kế ứng viên có thể thay thế Scud là hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) MGM-140 do Tập đoàn Lockhee Martin sản xuất cho Quân đội Mỹ và phục vụ xuất khẩu.
Có một điểm khác với Scud hay Iskander là MGM-140 ATACMS không được thiết kế bệ phóng riêng rẽ, độc lập mà sử dụng chung với bệ phóng hệ thống pháo phản lực hạng nặng M270 MLRS…Bệ phóng M270 MLRS thiết kế theo kiểu module cho phép triển khai lắp đặt rất dễ dàng cụm ống phóng MGM-140 lên bệ. Mỗi bệ M270 có thể triển khai tối đa 2 đạn MGM-140 trong khi HIMARS là một đạn.
Có một điểm khác với Scud hay Iskander là MGM-140 ATACMS không được thiết kế bệ phóng riêng rẽ, độc lập mà sử dụng chung với bệ phóng hệ thống pháo phản lực hạng nặng M270 MLRS…Bệ phóng M270 MLRS thiết kế theo kiểu module cho phép triển khai lắp đặt rất dễ dàng cụm ống phóng MGM-140 lên bệ. Mỗi bệ M270 có thể triển khai tối đa 2 đạn MGM-140 trong khi HIMARS là một đạn.
Tên lửa đạn đạo MGM-140 có trọng lượng tổng thể 1,67 tấn, dài 4m và đường kính thân 610mm, sải cánh 1,4m, có khả năng triển khai nhiều loại đầu đạn với các tầm bắn khác nhau.
Tên lửa đạn đạo MGM-140 có trọng lượng tổng thể 1,67 tấn, dài 4m và đường kính thân 610mm, sải cánh 1,4m, có khả năng triển khai nhiều loại đầu đạn với các tầm bắn khác nhau.
Ví dụ phiên bản đầu tiên MGM-140A Block mang đầu đạn chùm chứa 950 quả bom nhỏ chống bộ binh M74 với tầm bắn tối đa chỉ 128km. Còn Phiên bản mới nhất MGM-168 ATACMS Block IVA (tên cũ là MGM-140E) trang bị đầu nổ phá 230kg chứa bom nhỏ M74, tầm bắn tăng lên 300km, trang bị công nghệ dẫn đường GPS và INS.
Ví dụ phiên bản đầu tiên MGM-140A Block mang đầu đạn chùm chứa 950 quả bom nhỏ chống bộ binh M74 với tầm bắn tối đa chỉ 128km. Còn Phiên bản mới nhất MGM-168 ATACMS Block IVA (tên cũ là MGM-140E) trang bị đầu nổ phá 230kg chứa bom nhỏ M74, tầm bắn tăng lên 300km, trang bị công nghệ dẫn đường GPS và INS.
Bên cạnh đó, hệ thống tên lửa đạn đạo LORA do Israel thiết kế, sản xuất, được trình làng năm 2006 cũng được coi là ứng viên sáng giá. Chúng cũng có sức mạnh tương đương Iskander-E khi sở hữu khả năng cơ động trong hành trình bay để đối phó với hệ thống phòng thủ đánh chặn của đối phương; trang bị hệ định vị quán tính kết hợp định vị vệ tinh và đầu dẫn truyền hình ở pha cuối cho độ chính xác gần như tuyệt đối, CEP 10m.
Bên cạnh đó, hệ thống tên lửa đạn đạo LORA do Israel thiết kế, sản xuất, được trình làng năm 2006 cũng được coi là ứng viên sáng giá. Chúng cũng có sức mạnh tương đương Iskander-E khi sở hữu khả năng cơ động trong hành trình bay để đối phó với hệ thống phòng thủ đánh chặn của đối phương; trang bị hệ định vị quán tính kết hợp định vị vệ tinh và đầu dẫn truyền hình ở pha cuối cho độ chính xác gần như tuyệt đối, CEP 10m.
Tên lửa LORA có thể bắn đi khi bệ được nâng ở góc 60-90 độ, hệ thống nâng hoàn toàn bằng điện, không dùng thủy lực. Theo một số nguồn tin, LORA đã được thử nghiệm lắp lên khung gầm xe vận tải hạng nặng KamAZ-6350 8x8 - phương tiện xe quân sự phổ biến trong Quân đội Nga. LORA cũng được cho là có khả năng triển khai trên các tàu chiến để tấn công các mục tiêu nằm sâu trong đất liền đối phương hoặc đánh đảo.
Tên lửa LORA có thể bắn đi khi bệ được nâng ở góc 60-90 độ, hệ thống nâng hoàn toàn bằng điện, không dùng thủy lực. Theo một số nguồn tin, LORA đã được thử nghiệm lắp lên khung gầm xe vận tải hạng nặng KamAZ-6350 8x8 - phương tiện xe quân sự phổ biến trong Quân đội Nga. LORA cũng được cho là có khả năng triển khai trên các tàu chiến để tấn công các mục tiêu nằm sâu trong đất liền đối phương hoặc đánh đảo.
Tên lửa có trọng lượng khoảng 1,6-1,8 tấn, dài 4,7-5,2m, đường kính thân 620mm, phiên bản xuất khẩu chỉ được trang bị phần chiến đấu nặng 440-600kg (đầu đạn nổ phá hoặc đầu đạn chùm). LORA sẽ được trang bị động cơ đẩy rocket nhiên liệu rắn cho phép quả đạn đặt trong hộp phóng tới 7 năm mà không cần phải rút bỏ nhiên liệu ra. LORA có thể đạt tầm bắn 250-300km tùy loại đầu đạn, tầm bắn tối thiểu 30km.
Tên lửa có trọng lượng khoảng 1,6-1,8 tấn, dài 4,7-5,2m, đường kính thân 620mm, phiên bản xuất khẩu chỉ được trang bị phần chiến đấu nặng 440-600kg (đầu đạn nổ phá hoặc đầu đạn chùm). LORA sẽ được trang bị động cơ đẩy rocket nhiên liệu rắn cho phép quả đạn đặt trong hộp phóng tới 7 năm mà không cần phải rút bỏ nhiên liệu ra. LORA có thể đạt tầm bắn 250-300km tùy loại đầu đạn, tầm bắn tối thiểu 30km.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.