Ngạc nhiên: Tên lửa SAM-2…được biến thành tên lửa đạn đạo

Ngạc nhiên: Tên lửa SAM-2…được biến thành tên lửa đạn đạo

(Kiến Thức) - Hóa ra tên lửa phòng không SAM-2 huyền thoại cũng được một vài nước sử dụng làm nền tảng phát triển hệ thống tên lửa đạn đạo. 

SAM-2 hay gọi là SA-2 hay là S-75 Dvina là hệ thống tên lửa đất đối không huyền thoại do Liên Xô phát triển từ những năm 1950 của thế kỷ trước. Nó từng được biết đến là một trong những loại tên lửa phòng không nguy hiểm nhất thế giới, từng quật ngã nhiều máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Đến tận hôm nay, SAM-2 vẫn được hàng chục quốc gia trên thế giới sử dụng cho nhiệm vụ phòng không tầm cao.
SAM-2 hay gọi là SA-2 hay là S-75 Dvina là hệ thống tên lửa đất đối không huyền thoại do Liên Xô phát triển từ những năm 1950 của thế kỷ trước. Nó từng được biết đến là một trong những loại tên lửa phòng không nguy hiểm nhất thế giới, từng quật ngã nhiều máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Đến tận hôm nay, SAM-2 vẫn được hàng chục quốc gia trên thế giới sử dụng cho nhiệm vụ phòng không tầm cao.
Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng ngoài vai trò đất đối không, tên lửa SAM-2 còn được một số nước phát triển cho nhiệm vụ đất đối đất, hay là trở thành  tên lửa đạn đạo. Một trong những nước đi đầu là Trung Quốc với phiên bản Đông Phong 7 được cải tiến trên cơ sở đạn tên lửa HQ-2 (sao chép SAM-2), mang đầu đạn nặng 500kg, tầm bắn 200km. Ảnh: Tên lửa phòng không SAM-2 tách tầng khởi tốc sau khi rời bệ phóng thành công.
Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng ngoài vai trò đất đối không, tên lửa SAM-2 còn được một số nước phát triển cho nhiệm vụ đất đối đất, hay là trở thành tên lửa đạn đạo. Một trong những nước đi đầu là Trung Quốc với phiên bản Đông Phong 7 được cải tiến trên cơ sở đạn tên lửa HQ-2 (sao chép SAM-2), mang đầu đạn nặng 500kg, tầm bắn 200km. Ảnh: Tên lửa phòng không SAM-2 tách tầng khởi tốc sau khi rời bệ phóng thành công.
Một thiết kế tên lửa đạn đạo nữa cũng sử dụng nền tảng SAM-2 là họ tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) Prithvi do Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) thiết kế, phát triển.
Một thiết kế tên lửa đạn đạo nữa cũng sử dụng nền tảng SAM-2 là họ tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) Prithvi do Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) thiết kế, phát triển.
Theo các tài liệu được công bố, tên lửa đạn đọa Prithvi là thiết kế đảo nghịch từ tên lửa phòng không SAM-2 và sử dụng công nghệ động cơ tương tự. Dự án được khởi động từ năm 1988 dưới sự hợp tác và sản xuất bởi DRDO và Bharat Dynamics.
Theo các tài liệu được công bố, tên lửa đạn đọa Prithvi là thiết kế đảo nghịch từ tên lửa phòng không SAM-2 và sử dụng công nghệ động cơ tương tự. Dự án được khởi động từ năm 1988 dưới sự hợp tác và sản xuất bởi DRDO và Bharat Dynamics.
Phiên bản đầu tiên của tên lửa đạn đạo Prithvi được trang bị cho Lục quân Ấn Độ năm 1994 - trở thành tên lửa đạn đạo nội địa đầu tiên của nước này. Nó được đặt trên khung gầm xe phóng tự hành 8x8 bánh Tatra.
Phiên bản đầu tiên của tên lửa đạn đạo Prithvi được trang bị cho Lục quân Ấn Độ năm 1994 - trở thành tên lửa đạn đạo nội địa đầu tiên của nước này. Nó được đặt trên khung gầm xe phóng tự hành 8x8 bánh Tatra.
Nó có chiều dài 8,53m, đường kính thân 1,1, sải cánh đuôi 2,6m, trọng lượng phóng tổng thể 4,4 tấn, trọng lượng đầu đạn lên tới 850-1.000kg.
Nó có chiều dài 8,53m, đường kính thân 1,1, sải cánh đuôi 2,6m, trọng lượng phóng tổng thể 4,4 tấn, trọng lượng đầu đạn lên tới 850-1.000kg.
Prithvi I trang bị công nghệ động cơ nhiên liệu lỏng tương tự loại của SAM-2 cho tầm bắn từ 40-150km, đầu đạn 850kg có bán kính sát thương 250m thích hợp tiêu diệt các trạm radar, bệ phóng tên lửa, các công trình ngầm kiên cố... Dù sử dụng hệ dẫn quán tính nhưng Prithvi I khá chính xác.
Prithvi I trang bị công nghệ động cơ nhiên liệu lỏng tương tự loại của SAM-2 cho tầm bắn từ 40-150km, đầu đạn 850kg có bán kính sát thương 250m thích hợp tiêu diệt các trạm radar, bệ phóng tên lửa, các công trình ngầm kiên cố... Dù sử dụng hệ dẫn quán tính nhưng Prithvi I khá chính xác.
Tầm bắn của Prithvi tiếp tục được tăng thêm ở phiên bản II lên đến 250km, và vẫn sử dụng công nghệ động cơ nhiên liệu lỏng tương tự SAM-2. Prithvi II dài 9,4m, đường kính thân 1,1m, sải cánh đuôi 2,6m, trọng lượng phóng 4,6 tấn, mang đầu đạn 500kg.
Tầm bắn của Prithvi tiếp tục được tăng thêm ở phiên bản II lên đến 250km, và vẫn sử dụng công nghệ động cơ nhiên liệu lỏng tương tự SAM-2. Prithvi II dài 9,4m, đường kính thân 1,1m, sải cánh đuôi 2,6m, trọng lượng phóng 4,6 tấn, mang đầu đạn 500kg.
Đến phiên bản Prithvi III, DRDO đã cải tiến mạnh mẽ toàn diện hệ thống động cơ đẩy của nó, khác biệt nhiều so với hệ động cơ của SAM-2. Theo đó, Prithvi III sử dụng động cơ đẩy hai giai đoạn với nhiên liệu rắn ở tầng 1 và nhiên liệu lỏng ở tầng hai. Tầm bắn tăng lên đến 600km hoặc 750km nếu giảm trọng lượng đầu đạn.
Đến phiên bản Prithvi III, DRDO đã cải tiến mạnh mẽ toàn diện hệ thống động cơ đẩy của nó, khác biệt nhiều so với hệ động cơ của SAM-2. Theo đó, Prithvi III sử dụng động cơ đẩy hai giai đoạn với nhiên liệu rắn ở tầng 1 và nhiên liệu lỏng ở tầng hai. Tầm bắn tăng lên đến 600km hoặc 750km nếu giảm trọng lượng đầu đạn.
Không chỉ dừng lại ở đó, SAM-2 còn giúp người Ấn phát triển phiên bản hải quân phóng từ tàu mặt nước - Dhanush được triển khai trên tàu khu trục tên lửa INS Subhadra và INS Rajput. Thế mới biết, khả năng sáng tạo của con người là vô hạn.
Không chỉ dừng lại ở đó, SAM-2 còn giúp người Ấn phát triển phiên bản hải quân phóng từ tàu mặt nước - Dhanush được triển khai trên tàu khu trục tên lửa INS Subhadra và INS Rajput. Thế mới biết, khả năng sáng tạo của con người là vô hạn.

GALLERY MỚI NHẤT