Vạch trần mánh khóe luật sư “rởm” lừa đảo hàng chục hộ dân

(Kiến Thức) - Với chiêu thức đến tận nhà ngỏ ý giúp thưa kiện, vị luật sư “rởm” lừa đảo hàng chục hộ dân khiến họ bị mất đất, mắc nợ hàng trăm triệu.

Vạch trần mánh khóe luật sư “rởm” lừa đảo hàng chục hộ dân
Vừa qua, Báo điện tử Kiến Thức nhận được nhiều cuộc điện thoại cầu cứu của người dân ở xã An Lập và các xã lân cận của huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) về việc họ bị một vị luật sư “rởm” lừa đảo giúp thưa kiện, rồi dùng mánh khóe lừa gạt họ ký vào những tờ giấy bán đất, giấy nợ lên đến hàng trăm triệu đồng.
Người bị các hộ dân tố là ông Nguyễn Hồng Tâm (SN 1986, quê Bạc Liêu, hiện đang ngụ tại ấp Thị Tính, xã Long Hòa, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương).
Vach tran manh khoe luat su “rom” lua dao hang chuc ho dan
PV Kiến Thức làm việc với các hộ dân tại huyện Dầu Tiếng. 
Ký giấy ủy quyền, tự dưng bị mất đất, mắc nợ tiền tỉ
Cụ thể, vào tháng 6/2014, khi biết gia đình ông Trần Văn Đức (SN 1945) và bà Phan Thị Quận (SN 1948) ngụ ở ấp Đất Đỏ, xã An Lập, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương đang có tranh chấp về đường đi với hàng xóm, ông Tâm đã tìm đến nhà ông Đức để ngỏ lời giúp đỡ khởi kiện mà không lấy phí nên vợ chồng ông Đức đã tin tưởng, đồng ý.
Ngày 20/8/2014, Tâm quay trở lại nhà ông Đức mang theo hồ sơ và 2 tờ giấy mà Tâm nói là giấy ủy quyền rồi yêu cầu ông Đức và bà Quận ký vào để Tâm mang xuống tòa án nhân dân tỉnh. Khi vợ chồng bà Quận thắc mắc tại sao lại có đến 2 tờ giấy ủy quyền và yêu cầu được đọc nội dung thì Tâm không cho với lý do bà Quận tuổi già mắt kém nên đọc chậm, Tâm cầm tờ giấy đọc nội dung cho hai ông bà nghe.
Sau khi đọc xong, Tâm yêu cầu vợ chồng ông Đức ký nhanh vào hai tờ giấy (tờ giấy ủy quyền Tâm để phía trên, còn tờ giấy bán đất để phía dưới, chỉ lộ ra phần chữ ký – PV) để gã mang đến nộp cho tòa. Đồng thời, Tâm mang toàn bộ giấy tờ gồm hồ sơ khởi kiện, giấy ủy quyền, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất(CNQSDĐ), giấy chứng minh nhân nhân và sổ hộ khẩu (tất cả đều là bản sao) của hai ông bà đi.
“Ngày 29/8/2015, TAND huyện Dầu Tiếng triệu tập chúng tôi lên giải quyết tranh chấp khiếu nại về đất đai. Cứ nghĩ rằng việc khiếu nại về tranh chấp đường đi đã được tòa giải quyết nên chúng tôi rất mừng. Nhưng nào ngờ, tại tòa chúng tôi bị sốc khi thẩm phán cho biết có một người tên Võ Quốc Việt đang khởi kiện chúng tôi về việc hai vợ chồng đã bán miếng đất mà gia đình đang ở cho ông Việt với giá 1 tỉ đồng và đã nhận một nửa tiền cọc” – ông Đức thuật lại.
Vợ chồng bà Quận khẳng định, từ trước đến nay ông bà không hề biết ông Võ Quốc Việt (SN 1962, ngụ ấp Thị Tính, xã Long Hòa, Dầu Tiếng, Bình Dương) – người đang khởi kiện mình là ai. Tại sao ông Việt lại có những giấy tờ như giấy chứng nhận QSDĐ, bản sao sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân của vợ chồng ông bà, trong khi, những giấy tờ này, ông bà chỉ cung cấp cho “luật sư” Tâm để đại diện tham gia vụ giải quyết tranh chấp đường đi với hàng xóm.
Vach tran manh khoe luat su “rom” lua dao hang chuc ho dan-Hinh-2
Vợ chồng ông Trần Văn Đức và bà Phan Thị Quận tố vị "luật sư" lừa lấy mất miếng đất của gia đình. 
Không những dùng chiêu thức lừa vợ chồng bà Đức ký vào giấy bán đất, “luật sư” rởm Nguyễn Hồng Tâm còn lừa được cả những người con của ông bà này để chiếm đoạt tài sản.
Chị Trần Thị Bích Thuận (SN 1972, con gái ông Đức và bà Quận) kể lại, vào khoảng tháng 2/2014, khi biết chị Thuận đang xảy ra tranh chấp kiện tụng về tài chính khi tham gia chơi hụi. Tâm tìm đến và hứa sẽ giúp chị thắng kiện và được chị Thuận đồng ý.
Từ thời điểm tháng 2/2014 đến cuối năm 2014, Tâm đã giúp chị Thuận khởi kiện hơn 5 vụ tranh chấp, kiện cáo nhưng chỉ thắng được 1 vụ. Cũng trong thời gian này, mặc dù chỉ thắng kiện được 1 lần nhưng chị Thuận đã đưa cho Tâm 6 triệu đồng tiền công.
Đến khoảng tháng 12/2014, Tâm gọi cho chị Thuận yêu cầu chị cùng mẹ ruột qua nhà Tâm để nói chuyện. Tại đây, vị “luật sư” bàn bạc với hai mẹ con chị Thuận cách khiếu nại lại những vụ án đã bị xử thua. Đồng thời, Tâm đảm bảo rằng lần này sẽ thắng kiện nếu như chị Thuận trả cho Tâm 250 triệu tiền “trà nước”.
Lúc này, do số tiền đang khiếu nại để đòi lại rất lớn nên chị Thuận đã đồng ý với điều kiện là khi nào thắng kiện thì sẽ đưa tiền cho Tâm. Tuy nhiên, Tâm không đồng ý và bắt chị Thuận phải ký vào tờ giấy vay nợ Tâm số tiền 250 triệu.
Sau khi lừa được chị Thuận ký vào giấy vay nợ, Tâm tiếp tục qua nhà của chị Trần Thị Lệ Hoa (SN 1985, là em gái chị Thuận) để ngỏ ý giúp chị Hoa thưa kiện. Tại đây, cũng với mánh khóe và chiêu thức cũ, Tâm đã lừa chị Hoa ký vào tờ giấy vay nợ số tiền 250 triệu rồi sau đó đem đi kiện cả hai chị em hòng chiếm đoạt số tiền 500 triệu đồng.
“Tâm nhiều lần đến nhà đòi tiền và đe dọa sẽ kiện hai chị em tôi ra tòa. Lúc này tui dọa sẽ báo công an và sẽ kiện về việc Tâm chưa có chứng chỉ hành nghề luật sư nhưng đã mạo danh để đi hành nghề luật thì Tâm mới xuống giọng và hứa sẽ trả lại hồ sơ và hủy hai tờ giấy vay nợ 500 triệu của chị em tui, chỉ yêu cầu đừng kiện Tâm nữa” – chị Thuận kể lại.
Vach tran manh khoe luat su “rom” lua dao hang chuc ho dan-Hinh-3
 Tờ đơn cam kết của Tâm hứa sẽ không đòi số tiền 500 triệu của chị Thuận và chị Hoa sau khi bị hai chị em dọa sẽ tố cáo hành vi mạo danh luật sư của Nguyễn Hồng Tâm.
Vạch trần mánh khóe lừa đảo tiền tỉ của luật sư “rởm”
Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh từ các hộ dân ở huyện Dầu Tiếng (Bình Dương), PV Kiến Thức đã vào cuộc tìm hiểu về chân tướng vị “luật sư” này.
Theo điều tra của PV, Nguyễn Hồng Tâm chưa được Bộ Tư pháp cấp thẻ hành nghề. Tuy nhiên, đối tượng này đã tự mở văn phòng tư vấn, hành nghề luật, đồng thời khắc con dấu với chức danh Luật sư – luật gia và in danh thiếp cá nhân với nội dung “Giám đốc - Luật sư - Luật gia Nguyễn Hồng Tâm” nhằm để lòe người dân.
Để thông tin được khách quan, đa chiều, PV đã liên lạc với ông Nguyễn Hồng Tâm để đặt lịch làm việc, thì vị “luật sư” này đã một mực từ chối với những lời lẽ trịnh thượng và đưa ra yêu cầu : “nếu muốn gặp tôi thì các anh phải mang giấy giới thiệu của cơ quan anh ghi rõ lý do gặp tôi, và nội dung anh muốn gặp tôi để làm gì thì lúc đó tôi sẽ tiếp các anh”, rồi tắt máy đột ngột.
Lần theo địa chỉ mà người dân cung cấp, PV đã tìm đến văn phòng làm việc của vị “luật sư” này tại ấp Thị Tính, xã Long Hòa, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương.
Ghi nhận thực tế, trụ sở hành nghề của Tâm là 1 căn phòng nhỏ, bên ngoài có hai tấm biển ghi rõ tên Công ty TNHH DV Hành chính – Văn phòng Quyết Thắng, Tư vấn luật miễn phí. Mặc dù trước đó, khi nói chuyện qua điện thoại, ông Tâm cho biết hiện văn phòng mình đang mở cửa nhưng khi PV tìm đến thì bên ngoài trụ sở này đã “cửa đóng then cài”. Chúng tôi tiếp tục liên lạc cho ông Tâm qua điện thoại thêm nhiều lần nữa nhưng không thấy ai nghe máy.
Một số người dân sống gần văn phòng của ông Tâm cho hay, khoảng 10 ngày nay, trụ sở của vị “luật sư” này luôn đóng cửa. Thậm chí, đã có rất nhiều người dân tìm đến, khi không thấy ai mở cửa thì đã làm náo loạn lên vì cho rằng họ bị lừa.
Vach tran manh khoe luat su “rom” lua dao hang chuc ho dan-Hinh-4
Văn phòng của "luật sư" Nguyễn Hồng Tâm luôn cửa đóng then cài sau khi bị người dân thưa kiện.

Trao đổi với với PV Kiến Thức, luật sư Nguyễn Văn Hiền Phúc – chủ nhiệm đoàn luật sư tỉnh Bình Dương, ông Hiền Phúc cho biết, Nguyễn Hồng Tâm chỉ luật sư tập sự hiện đang thực tập tại đoàn luật sư tỉnh Bình Dương. Ông Tâm chưa được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Hiện ông Tâm cũng đã làm đơn xin rút ra khỏi đoàn luật sư tỉnh Bình Dương.

“Về nguyên tắc, khi một người chưa được cấp chứng chỉ hành nghề nhưng lại mở văn phòng luật và tự xưng mình là luật sư thì đã vi phạm hoàn toàn. Tuy nhiên, hiện chúng tôi chưa nắm rõ mức độ vi phạm của Tâm cụ thể tới đâu nên cần phải xem xét hồ sơ rồi mới biết được” – luật sư Hiền Phúc nhấn mạnh.

Theo Thiếu tá Nguyễn Thị Thu Trang – Đội trưởng Đội điều tra tổng hợp Công an huyện Dầu Tiếng (Bình Dương), công an huyện Dầu Tiếng,“đơn vị đã nhận được đơn thư của người dân ở xã An Lập tố cáo ông Nguyễn Hồng Tâm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hiện chúng tôi đang điều tra vụ việc nên chưa thể cung cấp được thông tin gì”.

Cụ ông trúng số bị đòi lại 1,35 tỷ: Luật sư “hiến kế“

(Kiến Thức) - Dư luận hoài nghi về câu chuyện, luật sư đưa ra phương án tìm ra sự thật liệu ông Bùi có mua được tờ vé trúng số độc đắc hay không...

Cụ ông trúng số bị đòi lại 1,35 tỷ: Luật sư “hiến kế“
Vụ việc tiệm vàng Kim Bình (TP. Vũng Tàu) mua lại tờ vé số được cho là trúng độc đắc của ông Nguyễn Bùi (ngụ phường 3, TP Vũng Tàu) với giá 1,35 tỷ đồng nhưng sau đó đem trả và đòi tiền lại với lý do đây không phải tờ vé trúng độc đắc, vì nhìn nhầm số nên mới mua lại đang gây bàn cãi xôn xao trong dư luận vì mới đây, ông Bùi đã trần tình toàn bộ câu chuyện trên 1 tờ báo.
Cụ thể sự việc như sau, ngày 22/12/2014, ông Nguyễn Bùi có đổi một tờ vé số trúng giải độc đắc do Công ty XSKT Tiền Giang phát hành vào ngày 21/12/2014 cho ông Bình (chủ tiệm vàng Kim Bình) lấy số tiền 1,35 tỷ đồng. Ông Bình cử anh Thắng (nhân viên của tiệm vàng) đến nhà ông Bùi để giao dịch. Khi đó, ông Bùi có ký vào phía sau tờ vé số.

Hàng loạt dân HN mắc bẫy kẻ mạo danh CA lừa đảo

(Kiến Thức) - Chỉ một thời gian ngắn, người dân Thủ đô bị một số đối tượng mạo danh công an lừa đảo, chiếm đoạt tài sản gần 3 tỷ đồng.

Hàng loạt dân HN mắc bẫy kẻ mạo danh CA lừa đảo

Gay cấn phiên xử vụ án lừa đảo hơn 12 tỷ đồng

(Kiến Thức) - Hàng chục chữ ký trên lệnh chuyển tiền được Tổng giám đốc thừa nhận là của mình nhưng trước toà, vị sếp này luôn lắc đầu cho rằng “không biết vì sao ký?”.

Gay cấn phiên xử vụ án lừa đảo hơn 12 tỷ đồng
Sau nhiều tháng trả hồ sơ đề nghị điều tra bổ sung, sáng nay 29/5, Toà án nhân dân TP HCM (TAND) đã mở phiên toà sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Thị Bạch Tuyết (42 tuổi, quê tỉnh Phú Thọ) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điểm a khoản 4 Điều 139 BLHS.
Gay can phien xu vu an lua dao hon 12 ty dong
 Phiên toà xét xử vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 12 tỷ đồng đã tuyên hoãn sau trọn ngày diễn ra tại TP HCM.
Phiên toà hết sức gay cấn và kéo dài suốt cả ngày. Tuy nhiên, đến cuối chiều cùng ngày, sau gần 1 giờ hội ý, Chủ toạ phiên Toà là bà Lê Kim Loan đã quyết định hoãn phiên toà để yêu cầu điều tra bổ sung.

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới