USS Thresher: Bi kịch tàu ngầm hạt nhân khủng khiếp nhất Hải quân Mỹ

Thảm họa tàu ngầm hạt nhân USS Thresher năm 1963 đã khiến 129 thủy thủ thiệt mạng và làm thay đổi các tiêu chuẩn an toàn của Hải quân Mỹ sau khi con tàu chìm và vỡ tan trong quá trình thử nghiệm lặn sâu.

USS Thresher: Bi kich tau ngam hat nhan khung khiep nhat Hai quan My

Vào đầu những năm 1960, tàu ngầm USS Thresher dẫn đầu một thế hệ tàu ngầm mới với công nghệ tiên tiến vượt bậc, bao gồm hệ thống sonar tinh vi và tên lửa chống ngầm ASROC. Đây là bước tiến lớn trong kỹ thuật hải quân của Mỹ khi con tàu được hạ thủy vào năm 1961.

Tuy nhiên, bi kịch đã xảy ra chỉ hai năm sau đó, khi Thresher bị chìm trong một cuộc thử nghiệm lặn sâu ngoài khơi Massachusetts, khiến toàn bộ 129 thủy thủ thiệt mạng. Hiện giờ, các tài liệu được giải mật đang dần làm sáng tỏ nguyên nhân dẫn đến thảm họa tàu ngầm tồi tệ nhất lịch sử Hải quân Mỹ.
USS Thresher được kỳ vọng sẽ là biểu tượng của sức mạnh Hải quân Mỹ. Với thân tàu hình xì gà và hệ thống sonar BQQ-2 tiên tiến nhất thời bấy giờ, Thresher là tàu ngầm đầu tiên kết hợp khả năng tấn công và săn lùng diệt ngầm. Trang bị bốn ống phóng ngư lôi có khả năng phóng các tên lửa chống tàu và chống ngầm, Thresher còn sở hữu tên lửa ASROC - một sự kết hợp giữa công nghệ tên lửa và ngư lôi, mang theo đầu đạn hạt nhân với sức công phá khủng khiếp.
Một trong những điểm ấn tượng của USS Thresher là lò phản ứng hạt nhân S5W, cho phép con tàu hoạt động với tầm hoạt động không giới hạn. Tất cả những đặc điểm này khiến Thresher trở thành một trong những tàu ngầm hiện đại và mạnh mẽ nhất của lực lượng Hải quân Mỹ thời bấy giờ.
USS Thresher: Bi kich tau ngam hat nhan khung khiep nhat Hai quan My-Hinh-2

Hơn 60 năm sau, số phận cuối cùng của Thresher vẫn còn là một bí ẩn. Ngày 9/4/1963, sau 6 tháng sửa chữa và nâng cấp, USS Thresher rời cảng Portsmouth với 129 người trên tàu và bắt đầu các cuộc thử nghiệm lặn sâu cùng tàu hỗ trợ Skylark, cách Cape Cod, Massachusetts khoảng 190 hải lý về phía đông. Sau khi hoàn thành lần lặn thử đầu tiên, Thresher thực hiện lần lặn thứ hai với mục tiêu lặn sâu khoảng 1.300 feet.

Tuy nhiên, trong lần lặn thứ hai vào ngày 10/4/1963, khi gần đạt đến độ sâu thử nghiệm, Skylark nhận được một cuộc gọi cho biết: "Chúng tôi đang gặp khó khăn nhỏ, có góc nghiêng…" và tiếp theo là một thông báo gián đoạn. Một truyền tin khác bao gồm cụm từ, "vượt quá độ sâu thử nghiệm ...".
Sau đó, Skylark phát hiện ra một tiếng ồn tần số thấp, năng lượng cao. Tiếng ồn đó là đặc trưng của một vụ nổ, đó là nơi mà vỏ của một con tàu bị nghiền nát bởi áp lực cực lớn của nước biển xung quanh nó.
Hải quân Mỹ nhanh chóng tiến hành một cuộc tìm kiếm chuyên sâu, sử dụng tàu hải dương học Mizar. Phải mất hơn hai tháng, tàu Mizar mới phát hiện thấy xác của USS Thresher vào ngày 25/6/1963, ở độ sâu 8.400 feet dưới đáy biển, bị vỡ tan thành sáu mảnh.
USS Thresher: Bi kich tau ngam hat nhan khung khiep nhat Hai quan My-Hinh-3
Kết luận chính thức của Hải quân Mỹ cho rằng, lỗi kỹ thuật hàn đã khiến một đường ống trên tàu ngầm bị hỏng. Giả thuyết khi đó là có ít nhất một mối hàn bị bung khiến nước biển tràn vào tàu, gây chập điện dẫn đến lò phản ứng hạt nhân trên tàu ngừng hoạt động.
Phó đô đốc đã nghỉ hưu Ron Thunman - người từng chỉ huy tàu ngầm Plunger - tàu chị em của Thresher đã tóm tắt kết luận của hải quân trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2012. Ông Thunman cho biết: “Một đường ống bị vỡ và nước tràn hệ thống điện. Điều đó khiến lò phản ứng ngừng hoạt động”. Giải pháp đối với các thủy thủ ở thời điểm đó là cho nổ các bể dằn của tàu ngầm khi con tàu đang lặn sâu. Tuy nhiên, khí nén từ vụ nổ bể dằn xì ra với áp suất cao khiến hơi nước trong buồng máy bị đóng băng, bít chặt các van này và khiến con tàu không thể nổi lên được.
“Chỉ huy của tàu Thresher không có động cơ đẩy, không có hệ thống làm nổi và như vậy, họ đã mất con tàu”.
Ông Polmar cùng cộng sự của mình là Bruce Rule đã viết một bài phân tích trên tờ Navy Times vào năm 2013, nhân kỷ niệm 50 năm ngày mất của Thresher, lập luận về một nguyên nhân khác dẫn đến vụ tai nạn. Theo bài phân tích này, các bằng chứng về âm học chỉ ra rằng, một sự cố về điện chứ không phải vỡ đường ống, đã khiến các máy bơm làm mát của lò phản ứng ngừng hoạt động.
Ông Polmar từng có cuộc nói chuyện với sĩ quan Dean Axene - chỉ huy đầu tiên của tàu ngầm Thresher. Người này cho biết, thông điệp cuối cùng mà các thủy thủ của Thresher gửi đến các tàu trên mặt nước đã củng cố giả thuyết của ông. Ngay trước khi mất liên lạc, Thresher đã gửi một tin nhắn có nội dung: "có một số khó khăn nhỏ, đang nổi lên, cố gắng cho nổ”.
USS Thresher: Bi kich tau ngam hat nhan khung khiep nhat Hai quan My-Hinh-4

Dean Axene cho biết, điều duy nhất mà ông có thể nghĩ đến ở độ sâu thử nghiệm 369m mà Thresher mô tả là khó khăn nhỏ, chính là việc lò phản ứng hạt nhân ngừng hoạt động vì điều này đôi khi vẫn xảy ra và có một quy trình để khởi động lại nó.

Trong một bức thư ngỏ gửi tới các chỉ huy của Hải quân Mỹ năm 2013, ông Rule viết rằng, thông điệp nói trên là bằng chứng cho thấy những khó khăn đó không liên quan đến sự cố nước tràn vào bên trong.
Những chi tiết mới được công bố đã thu hút sự chú ý bởi thực tế là vẫn còn rất nhiều bất đồng về nguyên nhân khiến tàu Thresher không thể hoạt động được và bị chìm xuống đáy đại dương.
Đến nay, vẫn có rất nhiều người mong muốn tìm kiếm câu trả lời cho vụ tai nạn của tàu ngầm Thresher, bao gồm các cựu sĩ quan hải quân và thành viên gia đình của các thủy thủ đoàn. Họ hy vọng sẽ được biết nhiều thông tin hơn khi Hải quân công bố thêm tài liệu.
USS Thresher: Bi kich tau ngam hat nhan khung khiep nhat Hai quan My-Hinh-5

Mặc dù nguyên nhân chính xác vẫn còn là một bí ẩn, nhưng sự cố của USS Thresher đã trở thành bài học quý giá cho Hải quân Mỹ. Thảm họa này đã thúc đẩy các cải tiến an toàn lớn trong các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ, với chương trình Subsafe ra đời nhằm đảm bảo các tàu ngầm được chế tạo phải phù hợp hoàn toàn về hệ thống và vật liệu với bản thiết kế, trong đó mọi vật liệu và thành phần phải đáp ứng các yêu cầu của bản phác thảo và thông số kỹ thuật.

Quy trình vận hành lò phản ứng hạt nhân trên tàu ngầm được thay đổi, cho phép thủy thủ đoàn sử dụng năng lượng nhiệt để tạo lực đẩy trong khi lò phản ứng tái khởi động sau khi bị ngắt trong trường hợp khẩn cấp.
Không thể biết được có bao nhiêu sinh mạng thủy thủ Mỹ được cứu sau khi chương trình Subsafe được thực hiện. Dù thảm họa tàu USS Thresher vẫn còn nhiều điều chưa được làm rõ, có thể chắc chắn một điều rằng các thủy thủ tàu ngầm Mỹ hiện nay đã an toàn hơn nhờ sự hy sinh của những đồng đội cách đây hơn nửa thế kỷ…
USS Thresher: Bi kich tau ngam hat nhan khung khiep nhat Hai quan My-Hinh-6
USS Thresher: Bi kich tau ngam hat nhan khung khiep nhat Hai quan My-Hinh-7

7 câu hỏi về tàu ngầm Argentina mất tích

Nhiều nghi vấn được đặt ra sau khi chiếc tàu ngầm ARA San Juan của Argentina mất tích gần 10 ngày, đặc biệt sau thông tin cho biết có thể một vụ nổ đã xảy ra bên trong tàu.

7 cau hoi ve tau ngam Argentina mat tich
Tàu khu trục ARA Sarandi (trên) của Argentina cùng các tàu khác tham gia công tác tìm kiếm chiếc tàu ngầm mất tích ở Đại Tây Dương - Ảnh: AFP. 

Tám ngày sau khi tín hiệu liên lạc cuối cùng của chiếc tàu ngầm mất tích ARA San Juan được báo cáo, ngày 23/11 Hải quân Argentina cho biết có khả năng một vụ nổ đã xảy ra trên chiếc tàu ngầm. Thông tin này cũng đã gần như làm chấm dứt mọi hy vọng về sự sống sót của 44 thủy thủ bên trong tàu ngầm.

Hải quân Argentina đã mất tất cả liên lạc với tàu ngầm ARA San Juan vào lúc 7h30 sáng 15/11 và một tiếng động bất thường cũng được phát hiển tại cùng địa điểm trên vào lúc 10h31 sáng cùng ngày.

Khi được hỏi về thông tin này, người phát ngôn Hải quân Argentina Enrique Balbi cho biết tiếng ồn trên "có dấu hiệu giống vụ nổ được ghi nhận ngoài khơi Argentina vào thời điểm tàu ngầm ARA San Juan mất tích". Ông cho biết hiện tình hình "nguy kịch".

Nếu thật sự chiếc tàu ngầm đã nổ và các thủy thủ đã thiệt mạng thì đây là thảm kịch tàu ngầm chết chóc nhất kể từ vụ chìm tàu ngầm hạt nhân Kursk của Nga vào tháng 8-2000, đồng thời là vụ mất mát sinh mạng lớn nhất của quân đội Argentina kể từ chiến tranh Falklands giữa Argentina và Anh vào năm 1982.

Những bí ẩn xoay quanh vụ mất tích của chiếc tàu ngầm Argentina cũng làm nảy sinh bảy câu hỏi về thảm kịch tàu ngầm này.

Nguyên nhân gây ra vụ nổ là gì?

Hải quân Argentina nói rằng hiện họ không có đủ thông tin để kết luận nguyên nhân gây ra vụ nổ và liệu con tàu có phải đã bị tấn công hay không.

Một nguyên nhân khả dĩ là chiếc tàu ngầm ARA San Juan đã di chuyển vào hoặc bị sụt xuống "độ sâu phá hủy" (crush depth). Đây là độ sâu mà các bộ phận của tàu ngầm sẽ không thể chịu được áp lực nước.

Độ sâu phá hủy của hầu hết tàu ngầm đều được giữ bí mật nhưng có thể độ sâu này lớn hơn 400 mét. Vị trí tìm kiếm chiếc tàu ngầm Argentina vắt ngang rìa thềm lục địa, là nơi độ sâu của đại dương thay đổi khác nhau, nhưng có thể sâu tới 3.000 m.

"Nếu một tàu ngầm lặn xuống độ sâu phá hủy, nó sẽ chỉ nổ tung mà thôi" - ông James H Patton Jr, một chỉ huy hải quân về hưu, trả lời hãng tin AP. Theo ông, khi đó nó sẽ phát ra âm thanh giống như một tiếng nổ rất lớn mà bất cứ thiết bị theo dõi âm thanh nào cũng có thể ghi nhận được.

Vào năm 1963, chiếc tàu ngầm tấn công hạt nhân Thresher của Mỹ khi di chuyển gần "độ sâu phá hủy" gần 396 mét thì nó đã phát tín hiệu cho biết đang gặp một số sự cố nhỏ.

Phát hiện ba vật thể khả nghi gần nơi tàu ngầm Argentina mất tích

Hải quân Argentina đang cố gắng xác minh liệu ba vật thể mới được phát hiện có phải từ tàu ngầm ARA San Juan mất tích vào tháng trước với thủy thủ đoàn gồm 44 người hay không.

Theo Latin American Herald Tribune, các vật thể được tìm thấy vào ngày 24/12 và đầu ngày 25/12 ở những độ sâu khác nhau.

Các tàu ngầm điều khiển từ xa sẽ được sử dụng để kiểm tra các vật thể khi thời tiết khắc nghiệt, hải quân Argentina cho biết trong một tuyên bố.

Gió lên tới 74 km/h và những đợt sóng mạnh liên tiếp tại khu vực nơi phát hiện các vật thể buộc các quan chức phải trì hoãn việc triển khai các thiết bị.

Tàu ngầm ARA San Juan ngoài khơi Buenos Aires, Argentina. Ảnh: AP.
Tàu ngầm ARA San Juan ngoài khơi Buenos Aires, Argentina. Ảnh: AP. 

Nga hạ thủy siêu tàu ngầm hạt nhân đáng sợ nhất "dằn mặt" Mỹ

Tàu ngầm hạt nhân hiện đại nhất của Nga cho đến nay mới được hạ thủy ngày 25.12, với khả năng khai hỏa toàn bộ các loại tên lửa hành trình Nga từ dưới biển.

Theo RT, lễ hạ thủy đã được diễn ra long trọng tại nhà máy đóng tàu Sevmash ở phía bắc thành phố Severodvinsk. Lễ hạ thủy diễn ra chỉ vài ngày sau khi nhà máy đóng tàu này kỷ niệm 80 ngày thành lập.

Bên trong chiếc tàu ngầm du lịch độc nhất của Liên Xô

Tàu ngầm du lịch Neptune của Liên Xô đã được thử nghiệm ở Bắc Băng Dương lạnh giá và sau đó mang đến vùng biển Caribe phục vụ nhu cầu giải trí cho du khách muốn ngắm cảnh quan dưới nước.

Ben trong chiec tau ngam du lich doc nhat cua Lien Xo

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đã trở thành nước dẫn đầu thế giới về thiết kế và sản xuất tàu ngầm quân sự, nhưng chỉ vào cuối những năm 1980, trước khi đất nước sụp đổ, họ mới nghĩ đến việc chế tạo tàu ngầm du lịch.

Ben trong chiec tau ngam du lich doc nhat cua Lien Xo-Hinh-2
Chiếc tàu lặn du ngoạn đầu tiên của Liên Xô mang tên Neptune được phóng ở Severodvinsk vào ngày 18/9 năm 1990 và vào mùa hè năm sau, nó đã được thử nghiệm ở Biển Trắng.
Ben trong chiec tau ngam du lich doc nhat cua Lien Xo-Hinh-3
Chiều dài của 'Neptune' là 28 mét và chiều rộng 4 mét. Khi lặn xuống độ sâu 40 mét (tối đa 60 mét), tàu ngầm có thể đạt tốc độ lên đến 3,7 km/h.
Ben trong chiec tau ngam du lich doc nhat cua Lien Xo-Hinh-4
Neptune có thể chứa tới 40 hành khách, trong đó có 22 ô cửa. Thời gian của chuyến du ngoạn dưới nước là một giờ. 
Ben trong chiec tau ngam du lich doc nhat cua Lien Xo-Hinh-5
Thủy thủ đoàn của tàu ngầm Neptune gồm ba người: thuyền trưởng - hoa tiêu, thợ máy và nhân viên hướng dẫn. 
Ben trong chiec tau ngam du lich doc nhat cua Lien Xo-Hinh-6
Chiếc tàu ngầm du lịch, được thử nghiệm ở vùng biển phía bắc lạnh giá, dự kiến sẽ hoạt động ở vùng biển ấm áp Caribe.
Ben trong chiec tau ngam du lich doc nhat cua Lien Xo-Hinh-7
Mùa thu năm 1992, tập đoàn liên danh (cũng được lấy tên là "Neptune") giữa hai nước Nga-Ý đã được thành lập để điều hành hoạt động của con tàu Neptune.
Ben trong chiec tau ngam du lich doc nhat cua Lien Xo-Hinh-8
Đầu tháng 11/1992, chiếc tàu ngầm Neptune được vận chuyển đến đảo Antigua bằng xà lan. Các chuyên gia Nga đã qua đào tạo tại Sevmash cũng được cử đến đây để phục vụ cho việc bảo dưỡng và vận hành con tàu.
Ben trong chiec tau ngam du lich doc nhat cua Lien Xo-Hinh-9
Sau vài năm làm việc ở vùng biển Caribe, tàu Neptune trở về quê hương để sửa chữa và nâng cấp. Tuy nhiên, các chủ sở hữu quyết định rằng lợi nhuận từ dự án không còn đủ để trả các chi phí, vì vậy, cuối cùng họ đã bỏ cuộc.
Ben trong chiec tau ngam du lich doc nhat cua Lien Xo-Hinh-10
Chiếc tàu ngầm du lịch đầu tiên (và cuối cùng) của Liên Xô đã bị bỏ hoang ở Severodvinsk trong nhiều năm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, có ý tưởng chuyển con tàu đến Moscow và biến nó thành một quán cà phê-bảo tàng. Ảnh: RBTH. 

Danh tính cha con tỷ phú Pakistan mất tích trên tàu ngầm thám hiểm Titanic

Tỷ phú Pakistan Shahzada Dawood và con trai 19 tuổi là 2 trong 5 hành khách có mặt trên chiếc tàu ngầm thám hiểm xác Titanic bị mất tích hôm 18/6.

Gia đình tỷ phú Pakistan cho biết ông Shahzada Dawood, 48 tuổi, thành viên hội đồng quản trị tổ chức từ thiện Prince's Trust, và con trai Sulaiman Dawood (19 tuổi) là những thành viên có mặt trên chiếc tàu ngầm thám hiểm bị mất tích ngoài khơi Canada. "Chúng tôi rất biết ơn vì sự quan tâm của các đồng nghiệp và bạn bè, mong mọi người cầu nguyện cho sự an toàn của họ", gia đình Dawood nói trong một tuyên bố.
Tỷ phú Dawood là một trong những gia đình giàu có nhất ở Pakistan. Ông Shahzada được cho là sống trong một biệt thự ở thành phố Surrey, Canada cùng vợ Christine, con trai Sulaiman và con gái Alina.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.