7 câu hỏi về tàu ngầm Argentina mất tích

Nhiều nghi vấn được đặt ra sau khi chiếc tàu ngầm ARA San Juan của Argentina mất tích gần 10 ngày, đặc biệt sau thông tin cho biết có thể một vụ nổ đã xảy ra bên trong tàu.

7 câu hỏi về tàu ngầm Argentina mất tích
7 cau hoi ve tau ngam Argentina mat tich
Tàu khu trục ARA Sarandi (trên) của Argentina cùng các tàu khác tham gia công tác tìm kiếm chiếc tàu ngầm mất tích ở Đại Tây Dương - Ảnh: AFP. 

Tám ngày sau khi tín hiệu liên lạc cuối cùng của chiếc tàu ngầm mất tích ARA San Juan được báo cáo, ngày 23/11 Hải quân Argentina cho biết có khả năng một vụ nổ đã xảy ra trên chiếc tàu ngầm. Thông tin này cũng đã gần như làm chấm dứt mọi hy vọng về sự sống sót của 44 thủy thủ bên trong tàu ngầm.

Hải quân Argentina đã mất tất cả liên lạc với tàu ngầm ARA San Juan vào lúc 7h30 sáng 15/11 và một tiếng động bất thường cũng được phát hiển tại cùng địa điểm trên vào lúc 10h31 sáng cùng ngày.

Khi được hỏi về thông tin này, người phát ngôn Hải quân Argentina Enrique Balbi cho biết tiếng ồn trên "có dấu hiệu giống vụ nổ được ghi nhận ngoài khơi Argentina vào thời điểm tàu ngầm ARA San Juan mất tích". Ông cho biết hiện tình hình "nguy kịch".

Nếu thật sự chiếc tàu ngầm đã nổ và các thủy thủ đã thiệt mạng thì đây là thảm kịch tàu ngầm chết chóc nhất kể từ vụ chìm tàu ngầm hạt nhân Kursk của Nga vào tháng 8-2000, đồng thời là vụ mất mát sinh mạng lớn nhất của quân đội Argentina kể từ chiến tranh Falklands giữa Argentina và Anh vào năm 1982.

Những bí ẩn xoay quanh vụ mất tích của chiếc tàu ngầm Argentina cũng làm nảy sinh bảy câu hỏi về thảm kịch tàu ngầm này.

Nguyên nhân gây ra vụ nổ là gì?

Hải quân Argentina nói rằng hiện họ không có đủ thông tin để kết luận nguyên nhân gây ra vụ nổ và liệu con tàu có phải đã bị tấn công hay không.

Một nguyên nhân khả dĩ là chiếc tàu ngầm ARA San Juan đã di chuyển vào hoặc bị sụt xuống "độ sâu phá hủy" (crush depth). Đây là độ sâu mà các bộ phận của tàu ngầm sẽ không thể chịu được áp lực nước.

Độ sâu phá hủy của hầu hết tàu ngầm đều được giữ bí mật nhưng có thể độ sâu này lớn hơn 400 mét. Vị trí tìm kiếm chiếc tàu ngầm Argentina vắt ngang rìa thềm lục địa, là nơi độ sâu của đại dương thay đổi khác nhau, nhưng có thể sâu tới 3.000 m.

"Nếu một tàu ngầm lặn xuống độ sâu phá hủy, nó sẽ chỉ nổ tung mà thôi" - ông James H Patton Jr, một chỉ huy hải quân về hưu, trả lời hãng tin AP. Theo ông, khi đó nó sẽ phát ra âm thanh giống như một tiếng nổ rất lớn mà bất cứ thiết bị theo dõi âm thanh nào cũng có thể ghi nhận được.

Vào năm 1963, chiếc tàu ngầm tấn công hạt nhân Thresher của Mỹ khi di chuyển gần "độ sâu phá hủy" gần 396 mét thì nó đã phát tín hiệu cho biết đang gặp một số sự cố nhỏ.

7 cau hoi ve tau ngam Argentina mat tich-Hinh-2
 Chiếc tàu ngầm ARA San Juan của Argentina trước khi mất tích - Ảnh: HẢI QUÂN ARGENTINA

Từng có các trường hợp tương tự trước đây?

Ông Stewart Little, một thủy thủ tàu ngầm của Hải quân hoàng gia Anh, trả lời trên đài BBC rằng trường hợp tàu ngầm chìm là khá hiếm.

Vụ gần nhất liên quan tới chiếc tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường của Nga (tàu Kursk) vào năm 2000. Tàu ngầm Kursk bất ngờ chìm xuống đáy biển Barents ở Bắc Băng Dương sau hai vụ nổ liên tiếp, cướp đi sinh mạng của 118 thành viên thủy thủ đoàn.

Sau khi phục hồi thi thể của các nạn nhân, giới chức Nga cho biết có 23 thành viên thủy thủ đoàn, gồm cả thuyền trưởng, đã sống sót sau vụ nổ đầu tiên trước khi bị thiệt mạng vì ngạt thở sau đó.

Vụ tân trang gần đây là nguyên nhân gây ra thảm kịch?

Là một trong ba tàu trong hạm đội tàu ngầm của Argentina, chiếc tàu ngầm ARA San Juan do Đức đóng được biên chế vào năm 1985 và được tân trang gần đây vào năm 2014.

Trong suốt lần sửa sang ngốn 16 triệu USD này, các động cơ và pin tàu đã được thay. Giới chuyên gia nói rằng việc tân trang có thể sẽ khó khăn vì nhiều hệ thống tích hợp trong tàu ngầm được chế tạo bởi nhiều nhà sản xuất khác nhau. Chỉ một sai sót nhỏ trong quá trình tân trang có thể gây ra rủi ro cho tàu ngầm cùng các thủy thủ.

Các thủy thủ có thể sống sót trong bao lâu?

Dưới các điều kiện chuẩn, tàu ngầm cần có đủ nhiên liệu, nước, dầu, khí oxy để vận hành trong 90 ngày mà không có sự hỗ trợ nào từ bên ngoài, theo người phát ngôn Hải quân Argentina Enrique Balbi hôm 20-11.

Nếu như muốn lấy khí trời hoặc sạc pin chạy, tàu có thể nâng ống thở hoặc trồi lên mặt nước. Nếu tàu ngầm trồi trên mặt nước và để cửa hầm mở, tàu sẽ có nguồn cung cấp dưỡng khí và thực phẩm trong 30 ngày.

Tuy nhiên, nếu như tàu bị chìm hoàn toàn dưới đáy biển và không thể nâng ống thở thì các thành viên thủy thủ đoàn chỉ có 7 ngày sống sót.

7 cau hoi ve tau ngam Argentina mat tich-Hinh-3
 Hoa và những dòng chữ cầu nguyện cho số phận chiếc tàu ngầm treo ở rào căn cứ hải quân Mar del Plata của Argentina ngày 24-11 - Ảnh: REUTERS.

Pin điện hư gây ra vụ nổ?

ARA San Juan là loại tàu ngầm diesel - điện lớp TR-1700 do hãng Thyssen Nordseewerke của Đức chế tạo. Tàu ngầm dài 65m, được trang bị 4 động cơ diesel MTU, 4 máy phát, động cơ điện Siemens cùng 120 khối pin điện.

Hôm 23-11, người phát ngôn Hải quân Argentina Enrique Balbi nói rằng hiện không có bằng chứng cho thấy chiếc tàu ngầm gặp vấn đề về pin điện. Trước khi bị mất liên lạc, thuyền trưởng tàu ARA San Juan từng báo về đài chỉ huy về một vấn đề liên quan tới "đoản mạch" bên trong pin điện do nước xâm nhập vào tàu qua hệ thống ống thở.

Hãng tin AFP dẫn lời một cựu chỉ huy tàu ngầm cho biết việc pin điện hư hỏng có thể gây nổ, và khi đó mọi thứ trong hệ thống sẽ nổ theo.

Tại sao việc tìm kiếm một tàu ngầm mất tích rất khó?

Vì lẽ thường xuyên tham gia các hoạt động theo dõi bí mật, các tàu ngầm phải được thiết kế để tránh bị phát hiện.

Tiến sĩ Robert Farley tại ĐH Kentucky (Mỹ) cho biết việc tìm kiếm một tàu ngầm rất khó nếu tàu ngầm này chìm xuống đáy biển. Bởi lẽ dưới bất kỳ trường hợp nào, tàu ngầm này cũng không gây ra tiếng ồn để tránh bị các hệ thống dò tìm sóng âm sonar phát hiện.

Một cuộc tìm kiếm trên không và trên biển để tìm ra chiếc tàu ngầm Argentina đang được tiến hành với sự giúp đỡ từ bảy quốc gia, trong đó có Brazil, Anh, Chile, Mỹ và Uruguay.

Hải quân Mỹ đã triển khai các thiết bị tiên tiến tại Đại Tây Dương, gồm hai thiết bị lặn không người lái được dùng để chụp lại hình ảnh các khu vực lớn của đáy biển. Một khi vị trí tàu ngầm ARA San Juan được tìm thấy, một thiết bị cứu hộ có sức chứa 6 người sẽ được triển khai.

7 cau hoi ve tau ngam Argentina mat tich-Hinh-4
 ARA San Juan là một tàu ngầm chạy bằng diesel - điện do Đức chế tạo - Ảnh: EPA

Làm cách nào để liên lạc nếu gặp nạn?

Có nhiều cách mà chỉ huy và các thành viên khác bên trong tàu ngầm có thể tiết lộ vị trí của họ nếu chiếc tàu ngầm gặp nạn.

Trong số này có việc gửi tín hiệu về các trung tâm liên lạc ở các căn cứ hải quân hoặc các tàu khác, hoặc thả một thiết bị nổi lên mặt nước với điều kiện đảm bảo một đầu dây dính với tàu ngầm.

Cuối tuần trước, Bộ Quốc phòng Argentina từng cho biết có 7 cuộc gọi vệ tinh thất bại được cho là gửi từ tàu ngầm ARA San Juan. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho biết đó không phải là từ chiếc tàu ngầm Argentina.

Vụ nổ gần địa điểm tàu ngầm ARA San Juan mất tích được tiết lộ sau khi các nhà phân tích từ Mỹ phát hiện và thông tin cho phía Argentina. Phát ngôn viên Hải quân Argentina Enrique Balbi gọi đây là "một sự kiện bất thường, đơn lẻ, ngắn, rất mạnh và phi hạt nhân".

Tại sao tàu ngầm hiện đại nhất của Mỹ treo cờ ‘đầu lâu xương chéo’?

Hình ảnh đăng trên website của Lầu Năm góc cho thấy tàu ngầm hạt nhân USS Jimmy Carter trở về cảng với quốc kỳ Mỹ bên cạnh một lá cờ "đầu lâu xương chéo”.

Tại sao tàu ngầm hiện đại nhất của Mỹ treo cờ ‘đầu lâu xương chéo’?
Theo tờ Washington Post, USS Jimmy Carter là một trong ba chiếc tàu ngầm lớp Seawolf, được thiết kế để tiến hành những sứ mạng ngầm dưới nước bí mật nhất. Nhưng tại sao con tàu lại treo lá cờ “đầu lâu xương chéo”, còn được gọi là Jolly Roger, khi trở về cảng nhà ở bang Washington hôm 12/9 vừa qua?
Tai sao tau ngam hien dai nhat cua My treo co ‘dau lau xuong cheo’?
 Lá cờ đen in hình đầu lâu xương chéo xuất hiện trên tàu ngầm hạt nhân USS Jimmy Carter.

Triều Tiên đóng tàu ngầm hạt nhân lớn chưa từng có, Mỹ lạnh gáy

Tàu ngầm hạt nhân lớn chưa từng có của Triều Tiên được đóng ở nhà máy đóng tàu Sinpo South.

Triều Tiên đóng tàu ngầm hạt nhân lớn chưa từng có, Mỹ lạnh gáy
Theo các nguồn tin tình báo, tàu ngầm hạt nhân lớn chưa từng có của Triều Tiên được đóng ở nhà máy đóng tàu Sinpo South với lượng choán nước lên tới hơn 2.000 tấn, đường kính khoảng 11 m.
Trieu Tien dong tau ngam hat nhan lon chua tung co, My lanh gay
Triều Tiên được cho là đóng tàu ngầm hạt nhân lớn chưa từng thấy khiến Mỹ quan ngại. 

Tàu ngầm Argentina cùng 44 thành viên mất tích bí ẩn

Tàu ngầm ARA San Juan với 44 thành viên đã bị mất liên lạc khi đang làm nhiệm vụ tuần tra tại Vùng đặc quyền kinh tế thuộc Đại Tây Dương.

Tàu ngầm Argentina cùng 44 thành viên mất tích bí ẩn
Ngày 17/11, tàu ngầm Argentina ARA San Juan với 44 thành viên thuộc Lực lượng vũ trang Argentina đã bị mất liên lạc khi đang làm nhiệm vụ tuần tra tại Vùng đặc quyền kinh tế, gần cảng Madryn, thuộc Đại Tây Dương.
Tau ngam Argentina cung 44 thanh vien mat tich bi an
 Tàu ngầm của quân đội Argentina ARA San Juan và phi hành đoàn được nhìn thấy rời cảng Buenos Aires, Argentina, ngày 2/6/2014. Ảnh: Reuters

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.