Nga hạ thủy siêu tàu ngầm hạt nhân đáng sợ nhất "dằn mặt" Mỹ

Tàu ngầm hạt nhân hiện đại nhất của Nga cho đến nay mới được hạ thủy ngày 25.12, với khả năng khai hỏa toàn bộ các loại tên lửa hành trình Nga từ dưới biển.

Nga hạ thủy siêu tàu ngầm hạt nhân đáng sợ nhất "dằn mặt" Mỹ
Theo RT, lễ hạ thủy đã được diễn ra long trọng tại nhà máy đóng tàu Sevmash ở phía bắc thành phố Severodvinsk. Lễ hạ thủy diễn ra chỉ vài ngày sau khi nhà máy đóng tàu này kỷ niệm 80 ngày thành lập.
Sự xuất hiện của tàu ngầm Yasen-M thế hệ mới nhất đánh dấu bước tiến của ngành công nghiệp đóng tàu Nga nói chung và nhà máy Sevmash nói riêng, theo phó tổng giám đốc Sergey Voronko.
Video lễ hạ thủy được đăng tải trên các phương tiện truyền thông Nga. Vì nhiều lý do và vì con tàu vẫn là thiết bị quân sự tối mật, truyền thông Nga chỉ được ghi lại hình ảnh thân và đuôi tàu ngầm mới hạ thủy.
Con tàu mới mang tên Novosibirsk sẽ chính thức được đưa vào biên chế hải quân Nga từ năm sau và là mẫu tàu lớp Yasen-M sản xuất đại trà đầu tiên. 4 tàu ngầm khác thuộc lớp này hiện đang được chế tạo và hai trong số này sẽ được hạ thủy vào năm tới.
Nga ha thuy sieu tau ngam hat nhan dang so nhat
 Yasen-M là mẫu tàu ngầm hạt nhân Nga có chi phí rẻ nhưng lại sở hữu năng lực chiến đấu vượt trội.
Yasen-M chắc chắn sẽ hiện đại và sở hữu nhiều tính năng uy lực hơn nhiều so với thế hệ tàu ngầm Yasen đời trước, theo báo Nga. Mẫu tàu ngầm mới có khả năng phóng toàn bộ các loại tên lửa hành trình hiện có của Nga, bao gồm tên lửa đa nhiệm Kalibr, tên lửa chống hạm Onik và tên lửa siêu thanh Zircon, thông qua 10 ống phóng thẳng đứng
Về khả năng chống ngầm, Yasen-M được trang bị 8 ống phóng ngư lôi, bao gồm 6 ống phóng ngư lôi hạng nặng kích thước 650mm và 2 ống phóng ngư lôi tiêu chuẩn 533mm. Tàu cũng có năng lực phòng không hạn chế bằng tên lửa đối không Igla-M.
Sự xuất hiện của tàu Novosibirsk được truyền thông phương Tây đặc biệt chú ý. Tạp chí National Interest của Mỹ mô tả Novosibirsk là “quà Giáng sinh cho hải quân Mỹ”, mô tả “đây là tàu ngầm đáng sợ nhất của Nga cho đến nay”.
Hải quân Mỹ hiện sở hữu tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Virginia với những tính năng tương tự, nhưng có lượng giãn nước chỉ 8.700 tấn, còn tàu lớp Yasen-M của Nga là 13.800 tấn.

Ngưỡng mộ nữ thủy thủ duy nhất trên tàu ngầm Argentina mất tích

(Kiến Thức) - Eliana Maria Krawczyk là nữ thủy thủ duy nhất có mặt trên tàu ngầm Argentina chở 44 thành viên mất tích hồi cuối tuần trước.

Ngưỡng mộ nữ thủy thủ duy nhất trên tàu ngầm Argentina mất tích
Nguong mo nu thuy thu duy nhat tren tau ngam Argentina mat tich
Theo hãng thông tấn Sputnik, nữ thủy thủ Eliana Maria Krawczyk nằm trong số 44 thành viên thủy thủ đoàn có mặt trên tàu ngầm Argentina mất tích hồi cuối tuần trước. Ảnh: Reuters. 
Nguong mo nu thuy thu duy nhat tren tau ngam Argentina mat tich-Hinh-2
 Người thân của Eliana chia sẻ, lần cuối cùng gia đình liên lạc được với cô là khi tàu ngầm ARA San Juan sửa chữa ở Ushuaia, nơi con tàu khởi hành hôm 13/11. Ảnh: Reuters. 
Nguong mo nu thuy thu duy nhat tren tau ngam Argentina mat tich-Hinh-3
 Được biết, Eliana, 35 tuổi, sinh ra tại tỉnh Misiones, miền đông bắc Argentina. Cô gia nhập Hải quân từ năm 2004. Ảnh: Reuters. 
Nguong mo nu thuy thu duy nhat tren tau ngam Argentina mat tich-Hinh-4
 Nữ thủy thủ Elinana tốt nghiệp trường lặn và tàu ngầm ở Argentina vào năm 2012, trở thành một trong 3.000 phụ nữ Argentina phục vụ trong Hải quân nước này và chỉ có 7 người là thủy thủ tàu ngầm. Ảnh: Twitter.
Nguong mo nu thuy thu duy nhat tren tau ngam Argentina mat tich-Hinh-5
 Trong đó, chỉ có Eliana Maria được thăng lên cấp bậc sĩ quan và đóng vai trò phụ trách trên tàu San Juan. Ảnh: Orbis Defense.
Nguong mo nu thuy thu duy nhat tren tau ngam Argentina mat tich-Hinh-6
 Trong một đoạn video được Bộ Quốc phòng Argentina đăng tải trên mạng, nữ thủy thủ Eliana hy vọng một ngày nào đó cô sẽ trở thành chỉ huy tàu ngầm. Ảnh: Orbis Defense.
Nguong mo nu thuy thu duy nhat tren tau ngam Argentina mat tich-Hinh-7
 Những người yêu mến Eliana còn đặt biệt danh cho cô là “Nữ hoàng biển cả”. Ảnh: Orbis Defense.
Nguong mo nu thuy thu duy nhat tren tau ngam Argentina mat tich-Hinh-8
Như tin tức đã đưa, ngày 17/11, tàu ngầm Argentina ARA San Juan với 44 thành viên thuộc Lực lượng vũ trang Argentina đã bị mất liên lạc khi đang làm nhiệm vụ tuần tra tại Vùng đặc quyền kinh tế, gần cảng Madryn, thuộc Đại Tây Dương. Ảnh: Orbis Defense.
Nguong mo nu thuy thu duy nhat tren tau ngam Argentina mat tich-Hinh-9
 Khi mất liên tạc, tàu ARA San Juan đang trên đường trở về Mar del Plata từ căn cứ quân sự Ushuaia, cách thủ đô Buenos Aires hơn 3.000 km. Ảnh: Orbis Defense.
Nguong mo nu thuy thu duy nhat tren tau ngam Argentina mat tich-Hinh-10
Hiện, nhà chức trách vẫn đang tích cực tìm kiếm tàu ngầm San Juan mất tích. Ảnh: Orbis Defense.
Nguong mo nu thuy thu duy nhat tren tau ngam Argentina mat tich-Hinh-11
Hình ảnh nữ thủy thủ Eliana Maria làm việc trên tàu trước đó. Ảnh: Orbis Defense.

7 câu hỏi về tàu ngầm Argentina mất tích

Nhiều nghi vấn được đặt ra sau khi chiếc tàu ngầm ARA San Juan của Argentina mất tích gần 10 ngày, đặc biệt sau thông tin cho biết có thể một vụ nổ đã xảy ra bên trong tàu.

7 câu hỏi về tàu ngầm Argentina mất tích
7 cau hoi ve tau ngam Argentina mat tich
Tàu khu trục ARA Sarandi (trên) của Argentina cùng các tàu khác tham gia công tác tìm kiếm chiếc tàu ngầm mất tích ở Đại Tây Dương - Ảnh: AFP. 

Tám ngày sau khi tín hiệu liên lạc cuối cùng của chiếc tàu ngầm mất tích ARA San Juan được báo cáo, ngày 23/11 Hải quân Argentina cho biết có khả năng một vụ nổ đã xảy ra trên chiếc tàu ngầm. Thông tin này cũng đã gần như làm chấm dứt mọi hy vọng về sự sống sót của 44 thủy thủ bên trong tàu ngầm.

Hải quân Argentina đã mất tất cả liên lạc với tàu ngầm ARA San Juan vào lúc 7h30 sáng 15/11 và một tiếng động bất thường cũng được phát hiển tại cùng địa điểm trên vào lúc 10h31 sáng cùng ngày.

Khi được hỏi về thông tin này, người phát ngôn Hải quân Argentina Enrique Balbi cho biết tiếng ồn trên "có dấu hiệu giống vụ nổ được ghi nhận ngoài khơi Argentina vào thời điểm tàu ngầm ARA San Juan mất tích". Ông cho biết hiện tình hình "nguy kịch".

Nếu thật sự chiếc tàu ngầm đã nổ và các thủy thủ đã thiệt mạng thì đây là thảm kịch tàu ngầm chết chóc nhất kể từ vụ chìm tàu ngầm hạt nhân Kursk của Nga vào tháng 8-2000, đồng thời là vụ mất mát sinh mạng lớn nhất của quân đội Argentina kể từ chiến tranh Falklands giữa Argentina và Anh vào năm 1982.

Những bí ẩn xoay quanh vụ mất tích của chiếc tàu ngầm Argentina cũng làm nảy sinh bảy câu hỏi về thảm kịch tàu ngầm này.

Nguyên nhân gây ra vụ nổ là gì?

Hải quân Argentina nói rằng hiện họ không có đủ thông tin để kết luận nguyên nhân gây ra vụ nổ và liệu con tàu có phải đã bị tấn công hay không.

Một nguyên nhân khả dĩ là chiếc tàu ngầm ARA San Juan đã di chuyển vào hoặc bị sụt xuống "độ sâu phá hủy" (crush depth). Đây là độ sâu mà các bộ phận của tàu ngầm sẽ không thể chịu được áp lực nước.

Độ sâu phá hủy của hầu hết tàu ngầm đều được giữ bí mật nhưng có thể độ sâu này lớn hơn 400 mét. Vị trí tìm kiếm chiếc tàu ngầm Argentina vắt ngang rìa thềm lục địa, là nơi độ sâu của đại dương thay đổi khác nhau, nhưng có thể sâu tới 3.000 m.

"Nếu một tàu ngầm lặn xuống độ sâu phá hủy, nó sẽ chỉ nổ tung mà thôi" - ông James H Patton Jr, một chỉ huy hải quân về hưu, trả lời hãng tin AP. Theo ông, khi đó nó sẽ phát ra âm thanh giống như một tiếng nổ rất lớn mà bất cứ thiết bị theo dõi âm thanh nào cũng có thể ghi nhận được.

Vào năm 1963, chiếc tàu ngầm tấn công hạt nhân Thresher của Mỹ khi di chuyển gần "độ sâu phá hủy" gần 396 mét thì nó đã phát tín hiệu cho biết đang gặp một số sự cố nhỏ.

Lạ lùng: Mỹ sẽ dùng tôm, cá để phát hiện tàu ngầm

Ban quản lý các dự án nghiên cứu triển vọng thuộc Lầu Năm Góc (DARPA) sẽ triển khai dự án về phát hiện tàu ngầm với sự hỗ trợ của các sinh vật biển, Popular Mechanics đưa tin.

Lạ lùng: Mỹ sẽ dùng tôm, cá để phát hiện tàu ngầm
DARPA dự định nghiên cứu hành vi của sinh vật biển, bao gồm cá, tôm và thậm chí cả các sinh vật phù du, để sử dụng chúng vào việc phát hiện tàu ngầm, kể cả những loại tàu chạy êm nhất.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.