“Ukraine trên bờ vực sụp đổ kinh tế, chính trị"

(Kiến Thức) - Tân Thủ tướng tạm quyền Arseniy Yatsenyuk ngay sau khi được Quốc hội phê chuẩn, có bài phát biểu cảnh báo, Ukraine đang đứng trên bờ vực sụp đổ kinh tế, chính trị.

Ông Arseniy Yatsenyuk (lãnh đạo của phe đối lập thân Liên minh châu Âu, thuộc Đảng Batkivshchina vừa được Quốc hội Ukraine phê chuẩn giữ chức Thủ tướng tạm quyền cho đến khi cuộc bầu cử tổng thống được tiến hành vào ngày 25/5) nhấn mạnh, tình hình kinh tế trong nước sẽ không thể nhanh chóng được cải thiện.
“Kho bạc của Ukraine trống rỗng vì bị biển thủ. Tôi không hứa hẹn sẽ cải thiện tình hình (kinh tế) ngay trong ngày hôm nay hoặc ngày mai. Nhiệm vụ trước mắt của chính phủ mới là ổn định tình hình”, ông Yatsenyuk, 39 tuổi phát biểu.
Tân Thủ tướng tạm quyền của Ukraine, Arseniy Yatsenyuk phát biểu tại Quốc hội.
 Tân Thủ tướng tạm quyền của Ukraine, Arseniy Yatsenyuk phát biểu tại Quốc hội.
Quốc hội Ukraine hôm qua phê chuẩn danh sách nội các mới do tân Thủ tướng tạm quyền Arseniy Yatsenyuk dẫn đầu. Quyết định này được đưa ra sau khi nhận được sự ủng hộ của 331 nghị sĩ trong tổng số 411 nghị sĩ có mặt tại Quốc hội.
Theo đó, nội các mới sẽ bao gồm 3 Phó Thủ tướng là ông Vitaliy Yarema, ông Oleksandr Sych và ông Volodymyr Groisman; ông Oleksander Shlapak (cựu Bộ trưởng Kinh tế kiêm cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương) được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tài chính; ông Andriy Deshchitsya được bổ nhiệm làm quyền Ngoại trưởng và ông Ihor Tenyukh làm quyền Bộ trưởng Quốc phòng.
Theo truyền thông Nga, chính phủ mới của Ukraine tuyên bố đã sẵn sàng để ký thỏa thuận hợp tác với EU trong vòng 1 – 2 tuần nữa.
Trong khi đó, cựu Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych hôm qua vừa tái xuất và tuyên bố ông vẫn là tổng thống được bầu hợp pháp của Ukraine “Tôi, Viktor Fedorovych Yanukovych… cho tới thời điểm này vẫn là nguyên thủ hợp pháp của nhà nước Ukraine do người dân bầu chọn”. Ông Yanukovych dự kiến sẽ tổ chức họp báo công khai tại Nga hôm nay (28/2). Phía Nga đã cam kết đảm bảo an toàn cho ông Yanukovych.
Trong bối cảnh Ukraine công bố chính phủ mới, một làn sóng bạo lực mới lại nổ ra tại bán đảo Crimea (thuộc Ukraine) sau khi phe biểu tình ủng hộ Nga và nhóm Tatars - vốn là một nhóm dân tộc Hồi giáo chủ trương ủng hộ chính phủ lâm thời đụng độ nhau ngay sau khi Tổng thống Putin ra lệnh cho quân đội gần biên giới với Ukraine sẵn sàng chiến đấu.
Ước tính hơn 10.000 thành viên nhóm Tatars đã tham gia vào vụ đụng độ. Cùng ngày, các tay súng giấu mặt đã đánh chiếm các tòa nhà chính phủ cũng như trụ sở quốc hội ở Simferopol, Crimea. Dù chưa rõ lực lượng nào đứng sau sự kiện này nhưng các phương tiện truyền thông cho biết, cờ Nga hiện tung bay trên nóc các tòa nhà chính phủ ở Crimea.
Một làn sóng bạo lực mới nguy hiểm bùng nổ ở bán đảo Crimea giữa 2 phe phản đối và ủng hộ Nga.
 Một làn sóng bạo lực mới nguy hiểm bùng nổ ở bán đảo Crimea giữa 2 phe phản đối và ủng hộ Nga.
Trong khi đó, phát biểu sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết, ông đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 27/2 để thảo luận về tình hình Ukraine. Trong cuộc điện đàm, Ngoại trưởng Lavrov đã tái khẳng định tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin, rằng nước này "sẽ tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine".
Ông Lavrov cũng phủ nhận thông tin cho rằng, Moscow đứng đằng sau vụ chiếm giữ các tòa nhà chính phủ ở bán đảo Crimea (vốn thân Nga) đồng thời bày tỏ quan ngại về động thái này. Đồng thời, ông nhấn mạnh, các cuộc tập trận của nước này được lên kế hoạch từ trước và không liên quan đến các diễn biến ở Ukraine.

Putin tính gì khi lệnh tập trận sát Ukraine?

(Kiến Thức) - Dư luận quốc tế không khỏi băn khoăn trước quyết định tiến hành cuộc tập trận quân sự ở khu vực miền Tây giáp biên giới Ukraine của Tổng thống Putin.

Ông Putin vừa ra lệnh đặt “các lực lượng vũ trang trong tình trạng báo động và yêu cầu tiến hành cuộc tập trận kéo dài 6 ngày để kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội ở khu vực phía Tây”.
Theo ông Jim Maceda, động thái của nguyên thủ nước Nga đã gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Ukraine và những người ủng hộ phương Tây. Theo nhiều người, thông báo trên có phần đường đột, nhưng xét trên một khía cạnh, đó lại không phải là động thái bất thường. Điển hình, kể từ khi tái đắc cử vào năm 2012, ông Putin thường ra lệnh tiến hành những cuộc tập trận tương tự.

Mỹ "bơm" tỷ USD cho Ukraine

(Kiến Thức) - Mỹ đang cân nhắc cho Ukraine vay 1 tỷ USD trong bối cảnh Ukraine ra sức kêu gọi phương Tây cứu trợ tài chính 35 tỷ USD để tránh nguy cơ vỡ nợ.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã xác nhận thông tin trên đồng thời cho biết, khoản cho vay nói trên là một phần trong kế hoạch viện trợ tài chính quốc tế dành cho Ukraine. Cũng theo ông Kerry, Mỹ sẽ xem xét thêm các loại viện trợ trực tiếp khác dành cho Ukaine.
Ngoại trưởng Mỹ Kerry thông báo, Mỹ đang xem xét viện trợ tài chính 1 tỷ USD cho Ukraine.
 Ngoại trưởng Mỹ Kerry thông báo, Mỹ đang xem xét viện trợ tài chính 1 tỷ USD cho Ukraine.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.