Putin tính gì khi lệnh tập trận sát Ukraine?

(Kiến Thức) - Dư luận quốc tế không khỏi băn khoăn trước quyết định tiến hành cuộc tập trận quân sự ở khu vực miền Tây giáp biên giới Ukraine của Tổng thống Putin.

Putin tính gì khi lệnh tập trận sát Ukraine?
Ông Putin vừa ra lệnh đặt “các lực lượng vũ trang trong tình trạng báo động và yêu cầu tiến hành cuộc tập trận kéo dài 6 ngày để kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội ở khu vực phía Tây”.
Theo ông Jim Maceda, động thái của nguyên thủ nước Nga đã gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Ukraine và những người ủng hộ phương Tây. Theo nhiều người, thông báo trên có phần đường đột, nhưng xét trên một khía cạnh, đó lại không phải là động thái bất thường. Điển hình, kể từ khi tái đắc cử vào năm 2012, ông Putin thường ra lệnh tiến hành những cuộc tập trận tương tự.
Tổng thống Putin trong cuộc họp hôm 25/2.
Tổng thống Putin trong cuộc họp hôm 25/2.
Cũng theo Jim Maceda, một điểm cần lưu ý đó là lực lượng tham gia cuộc tập trận lần này thuộc Quân khu phía Tây. Trong trường hợp xảy ra tình trạng khẩn cấp ở dọc biên giới phía tây của Nga với Ukraine hay bán đảo Crimea, các binh sĩ thuộc quân khu này sẽ tới giải cứu những người dân Ukraine thân Nga.
Xét về bề mặt, lệnh này của ông Putin không đề cập tới Ukraine, bán đảo Crimea hay thậm chí cả Hạm đội Biển Đen của Nga. Tuy nhiên, thời gian của cuộc tập trận lại sát với cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở quốc gia láng giềng với xứ sở bạch dương. Đặc biệt, đây được coi là khoảng thời gian “nhạy cảm” trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở khu vực này.
Chưa kể, trước đó, các quan chức trong chính phủ nước Nga khá thận trọng trong việc đưa ra bình luận về tình hình ở Ukraine. Đơn cử, Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga, bà Valentina Matvienko khẳng định hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine là “một kịch bản không thể xảy ra” bởi vì Nga “không có quyền can thiệp vào các công việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền”.

Sự nghiệp chính trị của “công chúa tóc bím” Yulia Tymoshenko

(Kiến Thức) - Con đường chính trị của "công chúa tóc bím" Yulia Tymoshenko đã có những lúc bước lên đỉnh cao quyền lực năm 2004-2005, nhưng có thời điểm bà phải bước chân vào "nhà đá".

Sự nghiệp chính trị của “công chúa tóc bím” Yulia Tymoshenko
Bà Tymoshenko được mệnh danh là "công chúa tóc bím" xinh đẹp, hoạt ngôn có sự nghiệp chính trị thăng trầm khi từng dẫn dắt cuộc đấu tranh chống lại kết quả bầu cử năm 2004; 2 lần được bổ nhiệm làm thủ tướng Ukraine nhưng bị kết tội năm 2011 vì lạm dụng quyền lực rồi bị tống vào tù và mới được phóng thích hôm 22/2/2014.

Bà Tymoshenko được mệnh danh là "công chúa tóc bím" xinh đẹp, hoạt ngôn có sự nghiệp chính trị thăng trầm khi từng dẫn dắt cuộc đấu tranh chống lại kết quả bầu cử năm 2004; 2 lần được bổ nhiệm làm thủ tướng Ukraine nhưng bị kết tội năm 2011 vì lạm dụng quyền lực rồi bị tống vào tù và mới được phóng thích hôm 22/2/2014.

Bà Tymoshenko sinh năm 1960 tại thành phố công nghiệp Dnipropetrovsk. Đây là khu vực phía đông chủ yếu nói tiếng Nga, mà nay có nhiều cử tri ủng hộ Yanukovych. Đây là ảnh thời thiếu nữ của bà.
Bà Tymoshenko sinh năm 1960 tại thành phố công nghiệp Dnipropetrovsk. Đây là khu vực phía đông chủ yếu nói tiếng Nga, mà nay có nhiều cử tri ủng hộ Yanukovych. Đây là ảnh thời thiếu nữ của bà.

Hé lộ nguyên do Putin không "cứu" đồng nhiệm Ukraine

(Kiến Thức) - Trong mối quan hệ với Nga và phương Tây, Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich đã đứng ở giữa để trục lợi về cho cá nhân mình, Giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow là Dmitri Trenin nhận định.

Hé lộ nguyên do Putin không "cứu" đồng nhiệm Ukraine

Người biểu tình Ukraine trả thù cảnh sát, thẩm phán tàn khốc

(Kiến Thức) - Sau khi lật đổ Tổng thống Yanukovych, người biểu tình Ukraine bắt tay thực thi “công lý cách mạng” hòng trả thù các lực lượng an ninh, thẩm phán từng trấn áp họ.

Người biểu tình Ukraine trả thù cảnh sát, thẩm phán tàn khốc

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.