“Tuyệt chiêu” giúp tiết kiệm tiền sửa xe

Bạn đã bao giờ phải “ngã ngửa” khi đọc hoá đơn thanh toán mỗi khi sửa xe? Những mẹo dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế điều đó.

“Tuyệt chiêu” giúp tiết kiệm tiền sửa xe
1.Tìm một gara/thợ máy đáng tin cậy, và chỉ sửa ở chỗ họ
Đây là cách phổ biến nhất mà có lẽ nhiều chủ xe đã áp dụng. Nếu bạn may mắn tìm được một gara tôn trọng khách hàng, với những người thợ có lương tâm và tay nghề cao, hãy tin tưởng giao xe của bạn cho họ. Để tìm một gara đủ tin cậy, bạn có thể lên hỏi các thành viên trên những diễn đàn về xe như otofun.net hay otosaigon.com..., hoặc có thể tham khảo ý kiến từ những người thân, bạn bè hoặc thậm chí là hàng xóm của mình.
Ngoài ra, bạn cũng nên gọi điện hoặc ghé thăm trước gara mà bạn định sửa xe ở đó. Một số điểm cần lưu ý khi ghé thăm một gara:
- Bãi để xe của gara đó nên có những chiếc xe ở tình trạng tốt, không có lớp bụi phủ dày như thể chúng đã nằm ở đó rất lâu.
- Lượng khách ra/vào cần phải cao.
- Nhìn vào nhà xưởng của họ có sạch sẽ và gọn gàng hay không. Nếu không được phép vào xưởng, ít nhất hãy nhìn xung quanh gara đó.
- Nói chuyện với những người quản lý tại đây. Hỏi xem họ đã kinh doanh được bao lâu, chuyên môn của gara là gì, họ thường sửa những dòng xe nào, dùng những phụ tùng có nguồn gốc từ đâu, chế độ bảo hành... Đặt càng nhiều câu hỏi, bạn càng chắc chắn về chất lượng dịch vụ mà họ có thể cung cấp.
Sau khi tìm được một gara “ruột” cho mình, bạn cũng nên tham khảo thêm một số nơi khác nữa, đề phòng trường hợp chất lượng phục vụ của gara đó đi xuống trong tương lai.
Có nhiều cách để tiết kiệm tiền sửa xe. Ảnh minh họa.
Có nhiều cách để tiết kiệm tiền sửa xe. Ảnh minh họa. 
2. Học cách so sánh và thương lượng.
Đầu tiên, hãy đem xe đi bảo dưỡng. Rất có khả năng những người thợ sẽ “chẩn đoán” nên sửa hoặc thay thế bộ phận nào. Đây là một tình huống khó, vì xe của bạn đã nằm trong tay họ, nhưng hãy bình tĩnh, hỏi họ về giá sửa chữa hay thay thế. Sau đó hãy ghi nhớ lại chính xác và thử hỏi những nơi khác xem họ lấy bao nhiêu tiền của bạn để chữa những “bệnh” đó. Hãy nói với họ rằng bạn nghe nói sửa những bộ phận X tốn Y đồng, và hỏi xem giá ở chỗ họ là bao nhiêu, hay họ có sẵn sàng giảm giá không. Nếu như nơi khác có giá rẻ hơn, bạn có thể đem xe của mình tới đó.
Ngoài ra, bạn thậm chí còn có thể quay trở lại gara đầu tiên và thương lượng xem họ có đồng ý giảm giá hay không; tuy nhiên hãy chuẩn bị một tâm lý vững vì cách này có thể gây tác dụng ngược. Khi đi sửa xe, hãy luôn yêu cầu gara ghi hoá đơn thật chi tiết và đầy đủ. Đồng thời, bạn cũng cần phải đọc kỹ chúng để phát hiện ra những mục bị trùng, sai hay cộng nhầm... Ngoài ra, trước khi gara bắt đầu sửa xe, hãy nói họ giữ lại những phụ tùng cũ của xe bạn để đem về, nhằm tránh trường hợp bị “luộc” đồ.
Cuối cùng, bạn có thể tham khảo giá sửa chữa trên các diễn đàn về xe. Hãy lập một topic ở những diễn đàn này, liệt kê chi tiết danh sách những món cần thay/sửa và hỏi những thành viên ở đây. Rất có thể bạn sẽ nhận được lời khuyên từ những người đã từng sửa hoặc thay những phụ tùng này, hay thậm chí là bảng giá của một gara nào đó.
3.Tự “bắt bệnh” cho xe/ tự sửa xe.
Bạn sẽ có thể tiết kiệm hàng triệu đồng nếu biết tự tìm ra lỗi của xe. Tất cả các dòng xe hơi ngày nay đều có một hệ thống phát hiện lỗi được cài đặt sẵn mang tên OBD-II (On Board Diagnostics). Nhờ có hệ thống này, xe bạn mới có thể hiện đèn báo lỗi trên bảng đồng hồ, và phát ra những tiếng bíp cảnh báo.
Các gara thường có những hệ thống máy tính để có thể đọc lỗi từ OBD-II. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, nhiều thiết bị đọc lỗi cầm tay với khả năng kết nối Bluetooth có thể giúp bạn tự “khám bệnh” cho xe của mình. Bạn có thể tìm những thiết bị này trên các website mua bán trực tuyến như eBay hay Amazon. Chúng sẽ làm việc cùng với một smartphone đã cài sẵn app chẩn đoán tương thích. Nếu bạn dùng iPhone hay iPad, bạn có thể dùng các app như Dash Command hay OBD Fusion. Người dùng điện thoại Android chỉ việc search “OBD 2 Bluetooth” trên cửa hàng ứng dụng Google Play và chọn một app yêu thích trong số rất nhiều app OBD ở đây.
Ngoài ra, với sự kiên nhẫn và đọc các hướng dẫn trong sách hay trên Internet cẩn thận, bạn có thể bảo dưỡng và sửa chữa rất nhiều chi tiết trên xe mà không cần phải nhờ đến những người thợ. Một số việc bạn có thể tự thực hiện bao gồm: kiểm tra các loại nước (làm mát, rửa kính,...), thay dầu, thay lọc gió và lọc dầu, thay bóng đèn, thay bu-gi, đảo lốp...
Thậm chí nếu có một chút kiến thức về kỹ thuật, bạn còn có thể tự thay hay cân chỉnh các chi tiết phức tạp hơn như đĩa phanh hay hệ thống treo. Khi đã thực hiện thành thạo các công việc trên, bạn sẽ không chỉ tiết kiệm được tiền bạc mà còn cả thời gian, khi không phải đưa xe ra gara sửa chữa và đợi hàng tiếng đồng hồ, chỉ để sửa chữa những chi tiết đơn giản.

“Sôi sục” cửa hàng sửa xe lừa đảo trắng trợn

“Sôi sục” cửa hàng sửa xe lừa đảo trắng trợn
Được đăng tải từ chiều thứ 7, đoạn chia sẻ về vụ "lừa đảo trắng trợn" của một cửa hàng sửa xe trên đường Nguyễn Trãi, Hà Nội đang thu hút được sự chú ý và quan tâm của cộng đồng mạng. Chỉ chưa đầy 1 giờ đồng hồ xuất hiện, đoạn chia sẻ này đã được cư dân mạng truyền tay nhau với tốc độ chóng mặt.

Tài xế kiếm bộn tiền nhờ “luộc” đồ ô tô

Lâu nay, mọi người cứ nghĩ, chỉ mỗi xe máy mới dễ bị luộc, xe ô tô to lớn, cồng kềnh hiện đại chắc chẳng làm sao đâu. Tuy nhiên, khi chúng tôi đi hỏi một số tài xế ô tô thì biết mình đã nhầm. 

Tài xế kiếm bộn tiền nhờ “luộc” đồ ô tô
Hiện nay, xe ô tô cũng bị luộc dữ dội không thua gì xe máy hết.
Tại sao lại không luộc?

Cận cảnh đội tàu biển của hoành tráng Vinashin

(Kiến Thức) - Tại Vietship 2014, nhiều người khá thích thú với những mô hình tàu hàng, tàu cứu hộ...hiện đại có tải trọng lên tới hàng chục nghìn tấn của Vinashin (nay là SBIC)

Cận cảnh đội tàu biển của hoành tráng Vinashin
Can canh doi tau bien cua Vinashin
 Triển lãm quốc tế lần thứ 7 về công nghệ đóng tàu, hàng hải, vận tải biển Vietship 2014 do Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC hay Vinashin cũ) tổ chức 2 năm một lần tại Hà Nội khai mạc ngày 26/2 vừa qua.

Đọc nhiều nhất

Tin mới