Tướng Việt Nam: TQ lập vùng nhận dạng phòng không làm gì?

Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nói về mưu đồ của Trung Quốc trong việc lập vùng nhận dạng phòng không do nước này đơn phương tuyên bố.

Tướng Việt Nam: TQ lập vùng nhận dạng phòng không làm gì?

Báo chí Trung Quốc hôm 29/11 nói về việc triển khai các chiến cơ J-11, Su-30 và máy bay cảnh báo sớm vào khu vực nhận dạng phòng không của mình.

Khu vực gây tranh cãi này được Trung Quốc đưa ra vào cuối tuần trước, bao phủ khu vực đang tranh chấp giữa họ với Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc trên biển Hoa Đông, theo tường thuật của hãng tin RT.

Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an.
 Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an.

Trả lời phỏng vấn báo chí, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nói:

"Mục đích trước mắt của hành động này chính là để thử phản ứng của Nhật Bản, Hàn Quốc và đặc biệt là của Mỹ, cũng là thử độ bền vững, hiệu lực của hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ ký năm 1960.

Tuy nhiên, trong những ngày vừa qua, có lẽ nhiều chính khách trên thế giới vẫn chưa thể biết Trung Quốc thực sự muốn gì ở đây, tất cả những gì họ có thể làm chỉ phán đoán".

- Thưa Thiếu tướng, ông có thể cho biết thêm về khái niệm “vùng nhận dạng phòng không”?

Không chỉ Trung Quốc, các nước khác trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và hầu hết các nước ven biển đều có những tuyên bố về vùng nhận dạng phòng không. Đó đã là một thông lệ quốc tế.

Mục đích của việc khoanh vùng nhận dạng phòng không là để đảm bảo an toàn vận chuyển hàng không, kể cả dân sự và lẫn hàng không quân sự, nội địa cũng như quốc tế.

Vùng nhận dạng phòng không chỉ được khoanh vùng trong phạm vi không phận quốc gia đó, điều này được quy định trong hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế.

Sẽ là hết sức bình thường và không có gì trở ngại khi các quốc gia xác lập vùng này trong không phận của mình và phù hợp luật pháp quốc tế.

- Việc Trung Quốc xác lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông đã làm dấy lên phản ứng dữ dội từ cộng đồng quốc tế, ông nhận định thế nào về điều này?

Việc Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không đã làm dấy lên sự phản ứng của cộng đồng quốc tế, bởi vùng phòng không này đã chồng lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật Bản đang quản lý, như vậy là bao chiếm phần không phận của Nhật Bản.

Đồng thời, vùng này cũng bao chiếm một phần lãnh hải của Hàn Quốc có diện tích hơn 2000km2. Nhật Bản và Hàn Quốc phản đối là điều đương nhiên bởi hành động này trái với luật pháp quốc tế.

Tướng VN nói về mưu đồ Trung Quốc lập vùng nhận dạng phòng không Trung Quốc đang “giết khỉ dọa gà”, nếu việc kiểm soát Senkaku/Điếu Ngư thành công, thì vấn đề Biển Đông sẽ trở nên đơn giản. Tướng VN nói về mưu đồ Trung Quốc lập vùng nhận dạng phòng không

Không chỉ Nhật Bản và Hàn Quốc – hai nước bị chồng lấn lãnh thổ, những nước không liên quan như Australia hay Đức cũng lên tiếng phản đối.

Phản ứng dữ dội nhất là Mỹ - đồng minh của Nhật Bản phản đối mạnh mẽ, Ngoại trường John Kerry kêu gọi Trung Quốc kiềm chế, không nên thay đổi hiện trạng hiện nay ở Đông Á. Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel nói rõ đây là hành động không chấp nhận được.

Mỹ tuyên bố hệ thống máy bay của mình, chủ yếu là máy bay quân sự sẽ không chấp hành yêu cầu của Trung Quốc.

Không chỉ dừng lại ở tuyên bố, ngày 26/11, 2 máy bay B-52 bay vào vùng không phận mà Trung Quốc mới xác lập mà không cần thông báo.

Tôi tin chắc không chỉ Australia, Mỹ, Đức… mà còn nhiều nước Mỹ Latinh, Nam Á hay Trung Á phần lớn đều không đồng tình, nhưng vì một số lý do ngoại giao và kinh tế không tuyên bố công khai.

- Thưa ông, ý đồ của Bắc Kinh trong việc đơn phương thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông là gì?

Trong những ngày vừa qua, có lẽ nhiều chính khách trên thế giới vẫn chưa thể biết Trung Quốc thực sự muốn gì ở đây, tất cả những gì họ có thể làm chỉ phán đoán.

Nếu xét về nội dung Đại hội 18, “bổ dọc” thời gian, “bổ ngang” không gian và xâu chuỗi những điều Trung Quốc đã làm, tôi cho rằng nên xét trên nhiều khía cạnh, việc Trung Quốc lập vùng nhận dạng phòng không có cả những mục đích trước mắt và mục đích lâu dài.

Mục đích trước mắt của hành động này chính là để thử phản ứng của Nhật Bản, Hàn Quốc và đặc biệt là của Mỹ, cũng là thử độ bền vững, hiệu lực của hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ ký năm 1960.

Thêm vào đó, hai năm nay, Tổng thống Mỹ Obama và cộng sự tuyên bố sẽ xoay trục, chuyển trọng tâm sang châu Á – Thái Bình Dương, mục đích đầu tiên chính là vấn đề đối ngoại, để thử phản ứng của cộng đồng quốc tế.

Về mục tiêu đối nội, thế hệ lãnh đạo thứ 5 của đất nước Trung Quốc muốn an dân và không muốn người dân Trung Quốc nói mình yếu trước sức mạnh của Mỹ.

Bắc Kinh phải tỏ thái độ cứng rắn nhằm kích động tính dân tộc tới một mức cần thiết để đạt được sự ủng hộ từ nhân dân.

Thêm vào đó, mối quan hệ giữa lãnh đạo thứ 5 và quân đội chưa thực sự tốt, thông qua việc này, lãnh đạo Trung Quốc muốn lấy lòng quân đội.

Chiến đấu cơ Trung Quốc tập trận bắn đạn thật.
 Chiến đấu cơ Trung Quốc tập trận bắn đạn thật.

- Như ông nói, đó mới chỉ là những mục tiêu trước mắt, vậy mục tiêu chính và dài hạn là gì?

Có thể nói, đây là bước thử đầu tiên, nếu trôi chảy, đây sẽ là sự chuẩn bị cho một hành động quân sự có giới hạn. Tuy nhiên, sẽ không có chiến tranh tổng lực giữa Nhật Bản và Trung Quốc.

Tướng VN nói về mưu đồ Trung Quốc lập vùng nhận dạng phòng không

Có nguồn tin nói Trung Quốc sẽ đưa cả tàu sân bay vào hoạt động ở vùng nhận dạng phòng không

Trung Quốc tuyên bố, sau khi nước này tạo vùng nhận dạng phòng không, máy bay nước ngoài vào đều phải khai báo. Thực chất đây là một cái cớ, một cái bẫy.

Máy bay Nhật Bản tiến vào sẽ tạo ra xung đột tại vùng phòng không này. Trung Quốc sẽ nhân chuyện này, sử dụng hàng chục, thậm chí hàng trăm tàu chiến để chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Trong một khoảng thời gian rất hẹp, một ngày thậm chí một vài tiếng, mọi chuyện sẽ kết thúc, khiến Mỹ cũng không kịp trở tay. Trung Quốc sẽ đặt quyền kiểm soát lên Senkaku/Điếu Ngư.

Việc chiếm đảo Senkaku/Điếu Ngư rút cuộc cũng chỉ là bước đầu tiên, phục vụ cho nhiều mục đích khác của Trung Quốc.

Trong Binh pháp Tôn Tử có kế “giết gà dọa khỉ”, theo tôi, nói chính xác hiện tại Trung Quốc đang “giết khỉ dọa gà”, nếu việc kiểm soát Senkaku/Điếu Ngư thành công, thì vấn đề Biển Đông sẽ trở nên đơn giản.

Treo biển kỳ thị: Gậy Trung Quốc đập trúng lưng Trung Quốc

Treo biển kỳ thị: Gậy Trung Quốc đập trúng lưng Trung Quốc

Cộng đồng mạng Việt Nam và các nước trên thế giới đang truyền nhau với những lời bình luận về bức ảnh do một người Mỹ gốc Hoa- bà Rose Tang đăng tải trên trang facebook cá nhân. Bức ảnh này được bà Rose Tang chụp hôm 22/2 nhân dịp ghé thăm Bắc Kinh cho thấy, ngay trước cửa chính của tiệm bán thức ăn nhanh “Beijing Snacks” có treo tấm bảng ghi bằng hai thứ tiếng: Anh ngữ và Hoa ngữ “Nhà hàng không tiếp khách người Việt, người Nhật, người Philippines và chó”.

Trao đổi với Kiến Thức, Giáo sư Phạm Đức Dương, nguyên Viện trưởng Viện Đông Namm Á cho rằng nội dung của tấm biển này gợi lại quá khứ đau buồn của chính người Trung Quốc những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, ngay trong các tô giới thuộc lãnh địa một số nước phương tây ở Thượng Hải: "Ở đây, cấm người Trung Quốc và chó". 

Tàu nước ngoài “xâm nhập” trái phép biển Quy Nhơn

Tàu YONG LI 2 thuộc chủ tàu Zhangjiajie Lijun Shipping (tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc) đã vào neo đậu tại phao số 0 cảng Quy Nhơn nhưng không thông báo cho Cảng vụ hàng hải Quy Nhơn.

Tàu nước ngoài “xâm nhập” trái phép biển Quy Nhơn

Ngày 15/8, Cảng vụ Quy Nhơn cho biết sẽ phối hợp với Bộ đội biên phòng tỉnh Bình Định tiến hành các thủ tục xử phạt hành chính tàu YONG LI 2, thuộc chủ tàu Zhangjiajie Lijun Shipping (tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc) nhưng mang quốc tịch Campuchia, về các quy định hàng hải, đồng thời đề nghị chủ tàu phải đền bù những thiệt hại cho ngư dân Hải Giang (xã Nhơn Hải, TP.Quy Nhơn).

Tàu YONG LI 2 vào neo đậu tại phao số 0 nhưng không báo cáo cơ quan chức năng. (Ảnh: Báo Bình Định)
 Tàu YONG LI 2 vào neo đậu tại phao số 0 nhưng không báo cáo cơ quan chức năng. (Ảnh: Báo Bình Định)

Theo hải trình, ngày 2/8, tàu YONG LI 2, trên tàu có 10 thuyền viên (9 người Việt Nam và 1 người Trung Quốc), do thuyền trưởng người Việt Nam là Đinh Như Phong (thuộc Công ty TNHH Nam Hoang, TP.Hải Phòng) được phía chủ tàu thuê để đưa tàu rời cảng Ningde (Trung Quốc) đến cảng Batam (Indonesia) bàn giao cho chủ tàu mới. 

Sửng sốt phát hiện nấm khổng lồ ngay trong vườn nhà

(Kiến Thức) - Người dân Hải Dương đang xôn xao về việc gia đình bà Vũ Thị Luyến phát hiện cây nấm khổng lồ trong vườn.

Sửng sốt phát hiện nấm khổng lồ ngay trong vườn nhà
Đi dọn cỏ phát hiện nấm khổng lồ
Hơn mười ngày nay gia đình bà Vũ Thị Luyến bối rối khi phát hiện trong vườn nhà mình có cây nấm khổng lồ to hơn chiếc nón. Ngay sau đó bà đã gọi vào số điện thoại đường dây nóng của Báo KH&ĐS để thông báo sự việc, nhờ báo kết nối với các nhà khoa học để biết rõ về nấm này.

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới