Tướng Rơi trần tình về con gái thượng uý CA Đắk Lắk có “dinh thự trên đất nông nghiệp”

(Kiến Thức) - Thiếu tướng Trần Kỳ Rơi, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk đã lên tiếng về việc con gái mình là nữ thượng uý công an có “dinh thự trên đất nông nghiệp” gây xôn xao dư luận.

Tướng Rơi trần tình về con gái thượng uý CA Đắk Lắk có “dinh thự trên đất nông nghiệp”
Liên quan tới vụ việc nữ thượng uý CA Đắk Lắk có “dinh thự trên đất nông nghiệp” gây xôn xao dư luận là con gái của thiếu tướng Trần Kỳ Rơi, nguyên Giám đốc công an tỉnh Đắk Lắk. Được biết, nữ thượng úy trên là chị Trần Lê Thúy Hằng sinh năm 1987, hiện là thượng úy, Đội trưởng Đội Chống buôn lậu thuộc Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Đắk Lắk, con gái của Thiếu tướng Trần Kỳ Rơi, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk.
Theo đó, Thiếu tướng Trần Kỳ Rơi cho hay: "Khu du lịch sinh thái Không Gian Xưa đó là của Công ty Nam Sơn làm chứ không phải của chị Hằng làm. Còn đất là đất của chị Hằng cho Công ty Nam Sơn thuê, diện tích đất này đều có giấy tờ đàng hoàng. Bởi vậy việc xây dựng khu du lịch sinh thái đó là do phía Công ty Nam Sơn làm sai".
Theo Thiếu tướng Rơi: "Công ty Nam Sơn đã thuê đất của chị Hằng 2 năm nay. Năm 2018, Công ty này nộp hồ sơ qua TP Buôn Ma Thuột, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và đầu tư rồi. Trong khi chưa được cấp phép thì năm 2018, Công ty này đã xây hồ bơi với biệt thự".
Tuong Roi tran tinh ve con gai thuong uy CA Dak Lak co “dinh thu tren dat nong nghiep”
 Khu sinh thái không phép. (Ảnh: Tiền Phong).

"Sau khi xây hồ bơi, biệt thự bị phạt là từ hồi đó phía Công ty Nam Sơn chưa làm gì thêm. Sau khi xảy ra sự việc đó, giờ bên phía chị Hằng đang đàm phán với chủ dự án này để lấy lại đất và sẽ cho người nào có năng lực làm dự án khác", thiếu tướng Trần Kỳ Rơi nói trên báo Đất Việt.

Trước đó, Tiền Phong đưa tin, báo cáo về "Khu sinh thái xây dựng không phép giữa lòng thành phố” do ông Lâm Tứ Toàn- Giám đốc Sở Xây Dựng Đắk Lắk kí ngày 2/12/2019 đã xác nhận: Tất cả các hạng mục đã xây trên toàn bộ diện tích đất của Khu sinh thái Không Gian Xưa đều là công trình không được cấp phép.

Báo cáo số 926 của Sở Xây dựng Đắk Lắk xác nhận: Đến thời điểm kiểm tra tháng 11/2019, Khu sinh thái Không Gian Xưa vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Tất cả các hạng mục trong khu du lịch sinh thái Không gian xưa bao gồm: Sân tennis, sân tập golf, hồ bơi và các công trình kiên cố như nhà ở, nhà hàng đều chưa được giấy phép xây dựng.

Số công trình nhiều và lớn nhất nằm trên các thửa đất thửa đất số 89, 678, 94, 95, 98 tờ bản đồ số 19 thuộc quyền sở hữu của bà Trần Lê Thúy Hằng, gồm 5 nhà chòi lục giác từ 1 đến 3 tầng, làm bằng gỗ; 3 nhà chòi gỗ vây lưới để nuôi gà; 1 nhà để xe; 5 ao hồ kè đá chống sạt lở. Đặc biệt, trên thửa đất nông nghiệp số 94 của bà Hằng còn có 2 công trình lớn mới xây năm 2017, là hồ bơi rộng 120 m2 đã hoàn thiện, và tòa nhà cấp III 3 tầng, tổng diện tích sàn lên tới 300 m2.

>>> Xem thêm video: Tháo dỡ công trình trái phép ở Tràng An

Nguồn: VTC 1.

Kết luận vụ xây trái phép tại quần thể danh thắng Tràng An

Ông Nguyễn Văn Son, Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Tràng An không được Nhà nước giao, cho thuê, sử dụng, đã ngang nhiên xây dựng công trình trái phép trên núi Cái Hạ từ ngày 14/8/2017 đến ngày 13/2/2018.

Kết luận vụ xây trái phép tại quần thể danh thắng Tràng An
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Đinh Văn Điến vừa có Thông báo số 28/TB-UBND ngày 8-6 kết luận về việc thanh tra những hoạt động xây dựng trái phép tại núi Cái Hạ - xã Trường Yên, huyện Hoa Lư (thuộc quần thể danh thắng Tràng An) và hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ của Công ty Cổ phần Du lịch Tràng An.
Công trình xây dựng trái phép "Tràng An cổ". Ảnh: Đỗ Tấn.
 Công trình xây dựng trái phép "Tràng An cổ". Ảnh: Đỗ Tấn.

Công trình trái phép "băm nát" đất di sản

Nhiều người dân ngang nhiên san lấp lòng sông di sản xây dựng các công trình trái phép kiên cố, trong khi chính quyền buông lỏng quản lý đã khiến cho một phần di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng bị “băm nát”.

Công trình trái phép "băm nát" đất di sản
Sông Son đoạn chạy qua xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) là một phần trong hồ sơ di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng. Tuy nhiên, dòng sông di sản này đang bị "băm nát" bởi những công trình trái phép. Nhiều hộ dân ngang nhiên đổ đất san lấp lòng sông, xây dựng nhà cửa, các công trình kiên cố làm hiện trạng dòng sông thay đổi khiến nhiều người dân lo lắng.

Nha Trang ra “tối hậu thư” cưỡng chế 11 công trình trái phép

UBND TP Nha Trang vừa có văn bản chỉ đạo cơ quan chức năng xử lý các công trình xây dựng trái phép nằm trong quy hoạch Dự án Khu đô thị Hoàng Long. 
 

Nha Trang ra “tối hậu thư” cưỡng chế 11 công trình trái phép
Đồng thời, UBND TP.Nha Trang cũng yêu cầu chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án theo kế hoạch được giao.
Cụ thể, UBND TP.Nha Trang yêu cầu UBND phường Phước Long khẩn trương xây dựng kế hoạch cưỡng chế và chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai việc tháo dỡ đối với 11 công trình xây dựng vi phạm thuộc khu quy hoạch Dự án Khu đô thị Hoàng Long, báo cáo kết quả trước ngày 31/3/2019. Phòng Quản lý đô thị có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.