Công trình trái phép "băm nát" đất di sản

Nhiều người dân ngang nhiên san lấp lòng sông di sản xây dựng các công trình trái phép kiên cố, trong khi chính quyền buông lỏng quản lý đã khiến cho một phần di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng bị “băm nát”.

Công trình trái phép "băm nát" đất di sản
Sông Son đoạn chạy qua xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) là một phần trong hồ sơ di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng. Tuy nhiên, dòng sông di sản này đang bị "băm nát" bởi những công trình trái phép. Nhiều hộ dân ngang nhiên đổ đất san lấp lòng sông, xây dựng nhà cửa, các công trình kiên cố làm hiện trạng dòng sông thay đổi khiến nhiều người dân lo lắng.
Theo phản ánh của người dân xã Sơn Trạch, tình trạng lấn chiếm, xây dựng các công trình trái phép đã diễn ra từ lâu. Người dân đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền nhưng chính quyền chưa xử lý khiến việc lấn chiếm diễn càng thêm nghiêm trọng và công khai. Ông V. N. ( Trú xã Sơn Trạch) cho biết: “Họ ngang nhiên đổ đất lấn sông xây dựng nhà cửa, hàng quán. Chúng tôi phát hiện đã phản ánh lên xã, tuy nhiên, xã chỉ làm cho có không cưỡng chế bắt tháo dỡ nên người dân họ được đà tiếp tục xây dựng”.
Cong trinh trai phep
 Ngang nhiên chiếm đất, xây dựng nhà trên đất di sản Phong Nha - Kẻ Bàng.
Theo quan sát của PV, dọc bờ sông Son đoạn chân cầu Xuân Sơn, thôn Cù Lạc 1, xã Sơn Trạch đã có hàng chục ngôi nhà kiên cố được xây dựng, nhiều nền đất được đổ sẵn. Bên cạnh đó, nhiều đoạn lòng sông đang bị người dân san lấp, đào bới để tiếp tục xây dựng. Việc san lấp, xây dựng diễn ra công khai tuy nhiên không có bất kì sự can thiệp hay xử lý của chính quyền địa phương.
Một số người dân cho biết, những người chiếm đất ở khu vực này đều là những người máu mặt ở địa phương, khi có ai phản ánh thì sẽ bị những người này hù dọa. “Sau khi đổ đất chiếm sông, không biết họ làm thế nào mà xã với huyện lại cấp sổ đỏ. Từ đất di sản họ hô biến thành đất riêng. Bờ sông Son nên thơ xanh mát ngày trước giờ đã bị thay bằng nền đất, xi măng”, một người dân bức xúc.
Theo tìm hiểu, ở xã Sơn Trạch ngoài việc người dân lấn chiếm lòng sông Son còn xảy ra tình trạng chiếm dụng đất công mà trước đó chính quyền đã giao cho một đơn vị ở địa phương sử dụng và quản lý. Cụ thể, diện tích đất 25.000 m2 của công ty TNHH MTV Tràng An sử dụng và quản lý đang bị nhiều đối tượng ngang nhiên nhảy vào phá hoại tài sản, dựng hàng rào vào chiếm dụng. Đây là diện tích đất trước đó thôn Cù Lạc 1, xã Sơn Trạch đã giao cho công ty TNHH MTV Tràng An sử dụng theo hợp đồng thuê đất với số 759/HĐTĐ với thời gian sử dụng lâu dài.
Ông Nguyễn Nam Trung, Chủ tịch UBND xã Sơn Trạch xác nhận có tình trạng vi phạm lấn chiếm đất đai trên địa bàn xã quản lý. Ông Trung cho biết, việc này ông báo cáo huyện để huyện có phương án xử lý.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hòa, nguyên Chủ tịch UBND xã Sơn Trạch nói: “Thời tôi làm Chủ tịch UBND xã nhưng năm 2000 đều cương quyết với tình trạng lấn chiếm đất ngay từ đầu, cưỡng chế ngay từ đầu nên không phức tạp như bây giờ. Bây giờ tình hình lấn chiếm đất công, đất dân đang diễn ra nghiêm trọng”.
Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở xây dựng Quảng Bình khẳng định, Sở sẽ cho kiểm tra tình trạng xây dựng trái phép vi phạm quy hoạch, lấn chiếm đất công để có biện pháp xử lý, không để xảy ra tình trạng bị động, bất ngờ dẫn đến hậu quả khó lường về sau.

Ồ ạt xây nhà xưởng trái phép trên đất nông nghiệp ở Đông Anh

(Kiến Thức) - Tại xã Vân Hà (huyện Đông Anh, Hà Nội) đang diễn ra tình trạng nhiều người dân xây dựng hàng loạt các công trình trái phép trên diện tích đất nông nghiệp.

Ồ ạt xây nhà xưởng trái phép trên đất nông nghiệp ở Đông Anh
Mặc dù ý thức được rất rõ những quy định của pháp luật nghiêm cấm tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đặc biệt là đất trồng lúa chuyển sang mục đích khác khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, không được tự ý đào, đắp, xây dựng nhà ở và các công trình trên đất nông nghiệp trái quy định của pháp luật hoặc làm ảnh hưởng đến lớp đất canh tác và biến dạng mặt đất, nhưng nhiều năm trở lại đây, một số người dân tại xã Vân Hà (Đông Anh, Hà Nội) vẫn ngang nhiên xây dựng hàng loạt nhà xưởng quây tôn trên đất ruộng khiến dư luận bức xúc.
O at xay nha xuong trai phep tren dat nong nghiep o Dong Anh
Nhà xưởng quây tôn trên đất ruộng ở xã Vân Hà (Đông Anh, Hà Nội). 

Hàng loạt công trình trái phép bức tử vịnh Bái Tử Long: Xử lý thế nào?

(Kiến Thức) - Nhiều công trình trái phép mọc tại các hòn đảo trên vịnh Bái Tử Long để phục vụ hoạt động du lịch đang khiến các nhà chức trách địa phương đau đầu tìm phương án xử lý.

Hàng loạt công trình trái phép bức tử vịnh Bái Tử Long: Xử lý thế nào?
Hàng loạt công trình trái phép, bức tử vịnh Bái Tử Long
Lãnh đạo UBND huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) vừa cho biết, UBND huyện Vân Đồn đang chỉ đạo các cơ quan, ban ngành rà soát, tập hợp hồ sơ vi phạm của nhiều công trình xây trái phép trên vịnh Bái Tử Long và sẽ truy cứu trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan trong quá trình quản lý đất đai, quản lý hoạt động xây dựng của xã Thắng Lợi (huyện Vân Đồn).

Hà Nội huy động hơn 100 người tháo dỡ công trình trái phép trên 'đất vàng'

(Kiến Thức) -Máy xúc và lực lượng chức năng của 5 phường trên địa bàn quận Ba Đình được huy động để cưỡng chế công trình sai phạm.

Hà Nội huy động hơn 100 người tháo dỡ công trình trái phép trên 'đất vàng'

Từ 7h ngày 28/6, lực lượng chức năng đã có mặt ở khu vực công trình sai phạm trên dự án công hóa mương Phan Kế Bính (Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội) để tháo dỡ một số công trình xây trái phép tại đây.

“Chúng tôi đã huy động toàn bộ lực lượng của phường Cống Vị và bốn phường giáp ranh với hơn 100 người tham gia cưỡng chế”, ông Nghiêm Đức Hùng - Trưởng phòng văn hóa thông tin quận Ba Đình cho biết.

Cơ quan chức năng phong tỏa đường Phan Kế Bính để tiến hành cưỡng chế. Ảnh: Gia Chính

Cơ quan chức năng phong tỏa đường Phan Kế Bính để tiến hành cưỡng chế. Ảnh:Gia Chính

Mọi ngả đường vào khu vực cưỡng chế dài hơn 100 m đều được phong tỏa, các hộ kinh doanh ở khu vực đối diện được yêu cầu tạm ngừng hoạt động. Hàng trăm người dân hiếu kỳ đứng quan sát sự việc.

Sau khi đại diện UBND quận Ba Đình đọc quyết định cưỡng chế, hai chiếc máy xúc cùng nhiều công nhân bắt đầu tiến hành công việc tháo dỡ. Đại diện quận Ba Đình cho hay, trong lần cưỡng chế này, quận sẽ tháo dỡ công trình không phép tại ô số 3 của dự án, bao gồm: Khu vực nhà không phép tiếp giáp phố Nguyễn Văn Ngọc; khu vực kinh doanh siêu thị, kinh doanh Spa và văn phòng của doanh nghiệp...

Các công trình không phép được quận Ba Đình tiến hành cưỡng chế trước. Ảnh: Gia Chính

Các công trình không phép bịquận Ba Đình tiến hành cưỡng chế. Ảnh:Gia Chính

"Chúng tôi tháo dỡ các công trình không phép trước, còn những công trình sai phép thì quận sẽ có kế hoạch cụ thể trong thời gian tới”, ông Nghiêm Đức Hùng nói.

Trước đó ngày 26/6, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội cho biết đã tiếp nhận đơn kiện Chủ tịch UBND quận Ba Đình của Công ty cổ phần Đa quốc gia.

Quận Ba Đình tiến hành cưỡng chế trong sự phản đối của Công ty Cổ phần Đa Quốc Gia. Ảnh: Gia Chính

Quận Ba Đình huy động máy xúctiến hành cưỡng chế. Ảnh:Gia Chính

Bà Nguyễn Thị Hường (Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Đa quốc gia) cho biết, doanh nghiệp có đủ giấy tờ để khẳng định việc sử dụng đất là đúng mục đích với giấy phép đã được cấp, do vậy "nếu như quận Ba Đình cưỡng chế thì chúng tôi sẽ tiến hành các động thái để bảo quyền lợi của mình”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Hà Nội: Yêu cầu dẹp bỏ bến bãi không phép ở Phù Đổng

Hà Nội: Yêu cầu dẹp bỏ bến bãi không phép ở Phù Đổng

UBND xã Phù Đổng (Gia Lâm, TP Hà Nội), có thông báo yêu cầu chủ thể vi phạm tháo dỡ toàn bộ lán tạm xây bằng gạch chỉ đỏ, bổ trụ 110 mm và di chuyển toàn bộ các vật tư tài sản do vi phạm ra khỏi bãi trung chuyển không phép thuộc xứ đồng Hạ Đoạn.
Mê mẩn biệt thự 700m2 ở Cần Thơ của Quốc Trường

Mê mẩn biệt thự 700m2 ở Cần Thơ của Quốc Trường

Biệt thự ở Cần Thơ của Quốc Trường có 3 tầng với 7 phòng ngủ, 1 phòng gym, phòng khách, phòng thờ. Anh tiết lộ, tổng số tiền đầu tư mua đất và làm nhà khoảng 25 tỷ đồng, trong đó phần xây dựng, nội thất tốn 10 tỷ đồng.
Chi 400 triệu để cải tạo 'nông trại sân thượng'

Chi 400 triệu để cải tạo 'nông trại sân thượng'

Hiện, "nông trại sân thượng" này nuôi gần 100 con cá, 12 con gà tre lấy trứng cùng nhiều bồ câu, chim cảnh. "Nông trại" còn có hồ cá Koi. Các loại rau được trồng đa dạng, mùa nào thức nấy, quanh năm xanh mướt.