Tự tạo khủng hoảng, Mỹ tha hồ bán vũ khí ở châu Âu

Các nhà sản xuất vũ khí của Mỹ cho biết nhu cầu từ châu Âu về chiến đấu cơ, hệ thống phòng không và các loại vũ khí khác đang gia tăng nhanh chóng trong bối cảnh leo thang lo ngại về Nga và Iran.
 

Theo hãng tin Reuters, Chính phủ Mỹ đã cử một nhóm quan chức cấp cao trong đó gồm cả Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross tới Triển lãm Hàng không Quốc tế Paris năm nay. Tại đây, gần 400 công ty vũ khí Mỹ có cơ hội trưng bày những thiết bị tối tân nhất.
Tập đoàn Lockheed Martin, Boeing và nhiều nhà sản xuất vũ khí hàng đầu khác cho biết bất chấp căng thẳng thương mại leo thang giữa Washington và châu Âu, vũ khí Mỹ tại các cuộc triển lãm hàng không đang ngày một “đắt hàng”.
Tu tao khung hoang, My tha ho ban vu khi o chau Au
Chiến đấu cơ F-16 của tập đoàn Lockheed Martin mẫu vũ khí bán chạy nhất của Mỹ ở thị trường châu Âu. Ảnh: Reuters 
“Hai lần triển lãm trước, không có quá nhiều đơn đặt hàng. Nhưng hiện giờ, thị trường mạnh nhất của Lockheed Martin trên thế giới là châu Âu”, ông Rick Edwards – người đứng đầu bộ phận quốc tế trong tập đoàn – chia sẻ.
Nhiều quốc gia châu Âu quyết định tăng chi tiêu quân sự, tăng cường phòng thủ tên lửa và nâng cấp các phi đội máy bay chiến đấu lỗi thời kể từ khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014. Vào thời điểm đó, các quốc gia thành viên NATO thống nhất chi 2% tổng sản phẩm quốc nội cho quốc phòng.
Eric Fanning, Giám đốc điều hành của Hiệp hội các ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, cho biết cam kết của NATO và mối lo ngại của châu Âu về Nga đang thúc đẩy nhu cầu mua sắm vũ khí.
Bên cạnh đó, các lãnh đạo trong ngành và quan chức chính phủ tiết lộ thêm lo ngại về chương trình phát triển tên lửa của Iran cũng đóng một yếu tố quan trọng khiến nhu cầu về x tại châu Âu tăng cao.
“Iran là yếu tố thúc đẩy công việc kinh doanh tốt nhất của chúng tôi. Mỗi lần họ làm điều gì đó, họ lại khiến những người khác nâng cao nhận thức về mối đe dọa”, một quan chức quốc phòng giấu tên giải thích, ám chỉ về hành động bắn hạ máy bay không người lái của Mỹ trên eo biển Hormuz tuần trước.
Trung tướng Charles Hooper, Giám đốc Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ (DSCA), cho biết châu Âu chiếm gần 1/4 trong số 55,7 tỷ USD doanh thu bán vũ khí nước ngoài mà cơ quan của ông thu về trong tài khóa 2018. Tướng Hooper nói Chính phủ Mỹ đang nỗ lực phối hợp để tăng tốc độ phê duyệt bán vũ khí và tăng doanh số để giúp các đồng minh sử dụng vũ khí của mình.

Vũ khí Mỹ tràn ngập thế giới dưới thời ông Trump

(Kiến Thức) -  Tổng thống Mỹ Donald Trump đang hiện thực hóa khẩu hiệu "đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại" bằng các thương vụ vũ khí trị giá hàng tỷ USD cùng một thế giới đầy bất ổn.

Theo thông tin được Sputnik đăng tải, thế giới sẽ sớm tràn ngập vũ khí Mỹ với kiểu xuất khẩu "ồ ạt" hiện tại mà chính quyền của ông Donald Trump đang điều hành.
Cụ thể, chỉ tính riêng trong năm 2017, số lượng vũ khí Mỹ xuất khẩu ra nước ngoài theo đường "chính ngạch" đã lên tới con số 80 tỷ USD. Đây là con số lớn nhất từ trước tới nay, biến Mỹ trở thành quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.

Điểm mặt 7 vũ khí Mỹ định hình cuộc Chiến tranh Việt Nam

(Kiến Thức) - Không phải bom nguyên tử, tàu sân bay hay pháo đài bay, Chiến tranh Việt Nam lại được quân đội Mỹ định hình bằng những loại vũ khí bộ binh thông thường nhưng cũng không kém phần nguy hiểm trên chiến trường.

Diem mat 7 vu khi My dinh hinh cuoc Chien tranh Viet Nam
 Đầu tiên là khẩu súng ngắn Colt M1911 hay có tên gọi tắt là M1911 vì năm 1911 cũng là lúc mẫu súng này được biên chế cho quân đội Mỹ. Cho tới khi Chiến tranh Việt Nam diễn ra, M1911 đã theo chân quân đội Mỹ khắp các nơi trên thế giới kể từ Chiến tranh Thế giới thứ nhất, Chiến tranh Thế giới thứ hai và Chiến tranh Triều Tiên. Nguồn ảnh: Smallwarsjournal. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới