Từ Hi Thái Hậu là “bạo chúa” độc tài của Trung Hoa?

“Danh tiếng của Từ Hi đến nay vẫn là bạo chúa độc ác và cực kỳ bảo thủ chống lại mọi sự thay đổi”, Chang nói.

Từ Hi Thái Hậu là “bạo chúa” độc tài của Trung Hoa?
Cuốn sách mới xuất bản Từ Hi thái hậu (Empress Dowager Cixi) của nữ nhà văn người Anh gốc Hoa Jung Chang mang đến một góc nhìn mới về vị thái hậu cai trị nhà Thanh từ 1861 đến khi qua đời. Tuy nhiên, bản dịch tiếng Trung của bà bị cấm ở Trung Quốc.
Nhà văn Jung Chang nói, bà đã luôn nghĩ rằng những người Trung Quốc đã cấm tục bó chân phụ nữ dã man từng phổ biến (xương những cô gái bị đập nát bằng đá lớn và vĩnh viễn bị bó chặt, chỉ ngón chân cái phát triển).
Thực tế, luật lệ man rợ này đã bị cấm sớm hơn nhiều: Do Từ Hi Thái Hậu từ thế kỷ 19. Điều này đã thu hút Chang, một trong những tác giả có sách bán chạy nhất thế giới, đến với người đàn bà nổi tiếng khủng khiếp Từ Hi.
“Danh tiếng của Từ Hi đến nay vẫn là bạo chúa độc ác và cực kỳ bảo thủ chống lại mọi sự thay đổi”, Chang nói trong lễ hội sách quốc tế Edinburgh, Scotland vào chủ nhật (10/8/2014). Thực ra, Từ Hi là một nhà đổi mới, tán thành giải phóng phụ nữ, hướng về phương Tây và cơ bản đã thay đổi Trung Quốc tốt hơn.
Từ Hi thái hậu (1835 – 1908) cai trị nhà Thanh từ 1861 đến khi qua đời
  Từ Hi thái hậu (1835 – 1908) cai trị nhà Thanh từ 1861 đến khi qua đời
Chang đã thành công với hai tác phẩm đình đám toàn cầu.? Hồi ký Bầy thiên nga hoang dã (Wild Swans) năm 1991, mô tả cuộc sống của bà ngoại, mẹ và bản thân khi Trung Quốc chịu đựng biến động, là cuốn sách bìa mềm phi hư cấu đạt doanh thu lớn nhất trong lịch sử (hơn 13 triệu bản), dịch ra 37 thứ tiếng.
Sau đó, bà dành 12 năm cùng chồng là nhà sử học Jon Halliday nghiên cứu và viết cuốn Chuyện chưa biết về Mao Trạch Đông (Mao: The Unknown Story). Một lần nữa, cuốn sách lại gây sốc.
Chang ở Edinburgh để thảo luận cuốn sách thứ ba viết về câu chuyện hấp dẫn của Từ Hi, người cai trị tuyệt đối một phần ba dân số thế giới gần 50 năm cho đến khi qua đời vào năm 1908.
Jung Chang (phiên âm Hán Việt là Trương Nhung) sinh tại Nghi Tân, Tứ Xuyên ngày 25/3/1952, trong một gia đình viên chức, cha là cán bộ cao cấp, được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi. Chang yêu văn chương và sự thật, bà hiện đang định cư ở London.
 Jung Chang (phiên âm Hán Việt là Trương Nhung) sinh tại Nghi Tân, Tứ Xuyên ngày 25/3/1952, trong một gia đình viên chức, cha là cán bộ cao cấp, được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi. Chang yêu văn chương và sự thật, bà hiện đang định cư ở London.
Bà phác thảo về Từ Hi: Thái hậu đem lại điện, khai thác mỏ hiện đại, đường sắt, điện tín, phương thức kinh doanh mới, ngoại giao, tàu sắt và hệ thống giáo dục hiện đại mà di sản tồn tại đến ngày nay.?Từ Hi cũng là người cấm hình phạt lăng trì tàn khốc, cắt xẻo từng phần cơ thể phạm nhân từ từ cho đến chết.
Từ Hi lên nắm quyền là việc đáng chú ý vì bà là một trong những phi tần thứ bậc thấp nhất của hoàng đế.? Tuy nhiên, quan trọng bà là mẹ của hoàng tử duy nhất và khi vua qua đời, Từ Hi tổ chức đảo chính để loại bỏ tám vị nhiếp chính, giành quyền giám sát tân hoàng đế năm tuổi. Ba trụ cột triều đình bị giết, Chang cho biết, một bị chặt đầu và hai nhận “dải lụa trắng dài để tự treo cổ... xem như ân huệ của triều đình ban cho”.? Từ Hi buông rèm cai quản đất nước, vì quy luật cấm hậu cung không can dự trực tiếp việc triều chính.
Hoàng đế lớn lên, không màng chính sự mà sa đọa trong tửu sắc, với đĩ điếm cả nam và nữ bên ngoài Tử Cấm Thành. Vị vua dâm dục yểu mệnh khi mới 18 tuổi. Từ Hi thái hậu nhận con trai ba tuổi của em gái làm con nuôi và cho kế vị hoàng đế.
Cuốn sách của Chang gồm nhiều phần hấp dẫn. Từ Hi đã sủng ái rồi hành hình công khai một thái giám ra sao? Bà sử dụng một trong những nhà ngoại giao chủ chốt của Abraham Lincoln làm đại sứ của mình với phương Tây thế nào? Và, trước khi chết, bà đã ra lệnh đầu độc giết chết con trai nuôi vì vị này quá thân Nhật Bản.
Nữ nhà văn Chang nhận định, Từ Hi hiện đại hóa Trung Quốc đáng kể mặc dù bà là một nhà lãnh đạo giấu mặt do giới tính. “Bà đã có đóng góp trực tiếp trong việc đưa Trung Quốc tiến gần phương Tây hơn. Từ Hi đặt phái viên ở nước ngoài, họ đã viết báo cáo về nước, rằng phụ nữ không cần phải bó chân, có thể sánh vai chồng đi ra ngoài, có thể khiêu vũ, du lịch, thậm chí có thể cai trị đất nước (như nữ hoàng Victoria)”.
Chang dành nhiều năm dịch tác phẩm này ra tiếng Trung Quốc, hiện đã hoàn tất và sẽ ra mắt vào tháng tới. Đáng tiếc, Từ Hi thái hậu của nhà văn Jung Chang bị cấm phát hành ở chính quê hương Trung Quốc.?

Ai là Từ Hi Thái hậu “phiên bản Việt Nam”?

Ai là Từ Hi Thái hậu “phiên bản Việt Nam”?

(Kienthuc.net.vn)- Giữa hai nhân vật lịch sử, một của Trung Quốc và một của Việt Nam là Từ Hi Thái hậu và Tuyên phi Đặng Thị Huệ có rất nhiều điểm tương đồng…

Từ gái quê,  trở thành người kiểm soát vua chúa nhờ nhan sắc

Từ Hi Thái hậu (1835–1908) có tên tục là Ngọc Lan, xuất thân từ một gia đình nông dân. Bà được đưa vào cung khi mới 16 tuổi, trong bối cảnh triều Mãn Thanh đang đi xuống, vua Hàm Phong ăn chơi sa đọa, bỏ bê việc triều chính.

Vua Hàm Phong khi ấy đã lập hoàng hậu và có tới 3000 cung nữ. Nhưng ngay từ lần đầu gặp mặt, vua đã say đắm Ngọc Lan vì sắc đẹp đặc biệt của cô thôn nữ này. Và Ngọc Lan đã tận dụng ưu thế của mình để chi phối hoàng đế cho đến tận ngày ông băng hà. Bà đã nhanh chóng được phong đến chức Ý Quý nhân, từ đó bắt đầu cuộc sống xa hoa gây huynh đảo cả triều đình Mãn Thanh.

Để duy trì nhan sắc, Từ Hi Thái hậu đã sử dụng rất nhiều món ăn quái đản. Tương truyền, bà nuôi 2 con chuột bạch bằng nhân sâm và cao lương mỹ vị, khiến chúng chuyển thành màu đỏ, rồi sai người đem đi hầm để ăn.

Bà cũng cho trồng trà trên núi, để đến mùa đông, khi hoa trà bị tuyết phủ, bà cho thả một đàn ngựa ra ăn hoa trà. Sau những con ngựa bị mổ ruột ra để lấy hoa trà trong bao tử chế thành trà uống, gọi là Trãm Mã Trà.

Cũng giống như Từ Hi Thái hậu, Tuyên Phi Đặng Thị Huệ vào cung năm 16 tuổi. Bà cũng là con nhà thường dân, có cuộc sống nghèo khổ, phải sống bằng nghề hái chè. Từ khi còn niên thiếu, Huệ đã nổi tiếng có sắc đẹp nhất vùng.

Khi Thị Huệ vào cung, chúa Trịnh Sâm đang có một cuộc sống hoang đàng xa xỉ với hàng trăm mỹ nữ. Tuy vậy, ông đã thích Huệ ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Với nhan sắc trời phú và tài đối đáp thông minh, Thị Huệ nhanh chóng chiếm được vị trí số một trong trái tim Trịnh Sâm. Ông phong cho Huệ làm Tuyên phi và cưng chiều hết mực.
 

Được chúa sủng ái, Huệ trở nên lộng hành, thường đóng kịch trước mặt chúa. Có khi Huệ không mặc gì, chỉ khoác lên người một chiếc khăn rất mỏng, lượn lờ qua lại để khiêu khích chúa. Chúa lao vào ôm thì Huệ lẩn rất nhanh, khiến chúa sôi cả máu lên mới thôi.

Khi có chuyện không vừa ý, Huệ thường giả vờ xây xẩm mặt mày, rồi kêu khóc thảm thiết. Có lần chúa thấy Huệ đang đùa nghịch viên ngọc ngọc dạ quang - báu vật truyền đời của gia tộc trên tay, liền bảo: Nhè nhẹ thôi, đừng làm ngọc xây xát!

Huệ liền thẳng tay ném viên ngọc xuống đất, trách chúa trọng của khinh người, rồi khóc lóc và bỏ sang cung khác. Chúa phải dỗ dành mãi Huệ mới chịu làm lành...

Sinh thế tử và giành quyền lực triều đình

Khi đã đạt những nấc thang danh vọng đầu tiên, Ngọc Lan chịu sức ép phải sinh được quý tử nối ngôi nếu muốn giành được nhiều quyền lực hơn nữa. Và bà đã sinh ra một đứa con trai vào năm 1856, người sau này sẽ trở thành Hoàng đế Đồng Trị. Từ lúc này, bà càng được sủng ái.

Sau khi Hoàng đế Hàm Phong qua đời, Hoàng hậu Từ An và Ý Quý nhân được triều đình tôn xưng là Từ An Thái hậu và Từ Hi Thái hậu và đảm nhận vai trò phụ chính cho Hoàng đế Đồng Trị còn nhỏ tuổi.

Với tham vọng quyền lực cùng tính cách quyết đoán và trí thông minh hơn người, Từ Hi Thái hậu từng bước gạt bỏ vai trò của Từ An Thái hậu và Hoàng đế Đồng Trị để trở thành người kiểm soát hoàn toàn việc triều chính. Sự hách dịch và độc đoán của bà lúc này đã lên đến đỉnh điểm…

Quay lại với phủ chúa Trịnh, vào năm 1777 Đặng Thị Huệ đã sinh con trai, được chúa yêu quý lấy tên mình thuở nhỏ đặt cho con là Cán. Trịnh Cán sớm tỏ ra là đứa trẻ khôi ngô và có thiên tư.

Trước đó, một quý phi tên là Ngọc Hoan đã sinh con trai cho chúa, đặt tên là Tông. Chúa Trịnh Sâm không yêu Ngọc Hoan nên không muốn lập Trịnh Tông làm Thế tử, mặc dù Trịnh Tông đã 15 tuổi và nhiều tài năng. Hiểu được suy nghĩ của chúa, Thị Huệ âm mưu cướp ngôi Thế tử cho Trịnh Cán.

Lúc này, triều đình chia làm 2 phe: phe Trịnh Tông, phe Trịnh Cán. Tuy vậy, phe Trịnh Tông đã thất thế sau một âm mưu giành ngôi bất thành. Từ đó, phe cánh của Thị Huệ ngày càng mạnh, người phụ nữ này ngày càng lộng hành.

Năm 1781, chúa Trịnh Sâm qua đời. Thị Huệ thông đồng với Huy quận công Hoàng Đình Bảo - một người đấy quyền lực trong phủ chúa - lập Trịnh Cán lên ngôi chúa. Tuyên phi Đặng Thị Huệ nghiễm nhiên trở thành người điều khiển triều chính giúp con, trên thực tế là nắm quyền kiểm soát toàn bộ triều đình.

Kết cục đau đớn cho hai mỹ nhân đam mê quyền lực

Cả Từ Hi Thái hậu và Tuyên phi Đặng Thị Huệ đều phải hứng chịu kết cục đáng buồn trong sự nghiệp của mình.

Dưới sự cầm quyền bảo thủ Từ Hi Thái hậu, triều đại Mãn Thanh đã suy yếu đến cùng cực. Trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân phương Tây đe dọa, bà hoàng này đã lấy số tiền dự tính đóng chiến hạm theo kiểu châu Âu để sửa sang Di Hòa viên làm nơi tĩnh dưỡng lúc về già.

Bà phải gánh chịu trách nhiệm về việc quân đội triều đình thảm bại khi liên quân tám nước tấn công Bắc Kinh, dẫn đến việc nhà Thanh phải ký hòa ước Tân Sửu nhục nhã năm 1901, mở đường cho Trung Quốc biến thành một chiếc bánh bị các cường quốc nhảy vào xâu xé…

Trái với Từ Hi Thái hậu giữ được ngôi vị cho đến lúc chết, quyền lực của Tuyên phi Đặng Thị Huệ sụp đổ rất nhanh chóng. Sau khi Trịnh Cán lên ngôi chúa, tình hình xã hội trở nên rất rối ren, dân chúng vô cùng hoang mang trước nguy cơ họa loạn.

Năm 1781, binh lính thân Trịnh Tông nổi loạn, truất ngôi Trịnh Cán và đưa Trịnh Tông lên ngôi vương. Phe cánh Đặng Thị Huệ bị truy lùng và trả thù ráo riết. Bản thân Thị Huệ bị giáng xuống hàng thứ dân, sau này đã uống thuốc độc tự vẫn trong sự uất ức và tiếc nuối thời kỳ hoàng kim.

Những biến cố này khiến quyền lực họ Trịnh suy yếu và sụp đổ hoàn toàn trước sức mạnh của nhà Tây Sơn vài năm sau đó.

Chi tiết 7 giai nhân khuynh đảo lịch sử Trung Quốc

(Kiến Thức) - Võ Tắc Thiên, Từ Hy Thái hậu, Tây Thi... là những giai nhân tuyệt sắc có ảnh hưởng lớn đến lịch sử Trung Quốc.

Chi tiết 7 giai nhân khuynh đảo lịch sử Trung Quốc
1. Đát Kỷ là mỹ nữ nổi tiếng, được Trụ Vương – vị vua cuối cùng của nhà Thương vô cùng sủng ái. Cô được cho là một trong những nguyên nhân khiến nhà Thương sụp đổ.
 1. Đát Kỷ là mỹ nữ nổi tiếng, được Trụ Vương – vị vua cuối cùng của nhà Thương vô cùng sủng ái. Cô được cho là một trong những nguyên nhân khiến nhà Thương sụp đổ.

Sự thật khủng khiếp về đại dịch lớn nhất lịch sử

(Kiến Thức) - Đại dịch hạch Justinianic Plague hoành hành từ năm 541-542 đã cướp đi mạng sống khoảng 10.000 người mỗi ngày.

Sự thật khủng khiếp về đại dịch lớn nhất lịch sử
Justinianic Plague hay Plague of Justinian là đại dịch kinh hoàng diễn ra từ năm 541-542 sau Công nguyên tại Đế quốc La Mã phương Đông (Đế quốc Byzantin), đặc biệt là ở Thủ đô Constantinople.
Justinianic Plague hay Plague of Justinian là đại dịch kinh hoàng diễn ra từ năm 541-542 sau Công nguyên tại Đế quốc La Mã phương Đông (Đế quốc Byzantin), đặc biệt là ở Thủ đô Constantinople. 

Đọc nhiều nhất

Bàng hoàng cơ thể dị dạng của Pharaoh nổi tiếng Ai Cập

Bàng hoàng cơ thể dị dạng của Pharaoh nổi tiếng Ai Cập

(Kiến Thức) - Tutankhamun được đánh giá là nhà vua nổi tiếng Ai Cập cổ đại khi lên ngôi từ sớm và cũng chết trẻ. Tuy nhiên, vương triều của Tutankhamun hưng thịnh với nhiều thành tựu nổi bật. Thế nhưng, cơ thể dị dạng của ông hoàng này khiến nhiều người bị sốc.

Tin mới