Từ đầu tháng 9 thời tiết sẽ có nhiều diễn biến phức tạp

Với kịch bản La Nina xuất hiện, phát triển và tác động đến nước ta đúng thời kỳ mùa mưa bão ở Trung Bộ nên khả năng bão, mưa, lũ sẽ có nhiều diễn biến phức tạp

Theo đại diện cơ quan khí tượng, trạng thái La Nina từ tháng 9 - 11 năm nay với xác suất 60 - 70%. Khí quyển đại dương chuyển trạng thái nhanh từ nóng sang lạnh, gây ra hệ quả thời tiết xấu ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Như vậy, thời điểm La Nina tác động đến thời tiết Việt Nam đang cận kề. Dự báo, hiện tượng mưa bão, lũ có khả năng xuất hiện dồn dập từ tháng 9 - 11 với nhiều diễn biến phức tạp.

Từ nay đến hết tháng 9 là mùa mưa lũ chính ở Bắc Bộ nên vẫn xuất hiện các đợt mưa lớn. Khu vực vùng núi phải cảnh giác ở mức cao với nguy cơ lũ quét và sạt lở đất.

Dự báo xa hơn trong khoảng thời gian nửa cuối năm 2024, với kịch bản La Nina xuất hiện, phát triển và tác động đến nước ta đúng thời kỳ mùa mưa bão ở Trung Bộ nên khả năng bão, mưa, lũ sẽ có nhiều diễn biến phức tạp. Đặc biệt, các nguy cơ mưa nhiều hơn bình thường ở khu vực ven biển Trung Bộ, làm tăng nguy cơ lũ lụt và ngập lụt đô thị.

Với lượng mưa gia tăng, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất cũng tăng, đặc biệt ở các vùng núi cao, nơi có tính chất đất không ổn định.

La Nina có thể làm gia tăng tần suất và cường độ của bão và áp thấp nhiệt đới, đặc biệt là trong giai đoạn cuối năm.

Từ nay đến hết năm 2024 trên Biển Đông có khả năng xuất hiện 8 - 10 cơn bão/áp thấp nhiệt đới; trong đó có 4 - 5 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.

Tu dau thang 9 thoi tiet se co nhieu dien bien phuc tap
Ảnh minh họa. (Nguồn: Interner)
Trong lịch sử, những năm chuyển pha La Nina, thiên tai thường xảy ra khốc liệt, do đó ngay từ nay cần phải sớm có phương án ứng phó phù hợp với phương châm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, giảm thiểu thiệt hại về tài sản.
Do đó, ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNN khuyến cáo: Đối với các tỉnh vùng núi phía Bắc, cần chủ động ứng phó với mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét. Chúng ta cần phải có những biện pháp, đặc biệt cần nâng cao công tác tuyên truyền, kỹ năng hướng dẫn cho người dân cũng như các cấp chính quyền cơ sở; chủ động rà soát những khu vực dân ở, có nguy cơ rủi ro cao cần tổ chức di dời, khơi thông luồng lạch bị ách tắc... Khi có tình huống thiên tai xảy ra, các chính quyền địa phương cần túc trực, tăng cường lực lượng hướng dẫn, theo dõi, giám sát; Đối với các tỉnh miền Trung và các tỉnh khác nói chung, cần chủ động rà soát ngay phương án ứng phó với bão, lũ lớn, đặc biệt cần có sự vào cuộc tham gia của tất cả người dân và chính quyền cơ sở đóng vai trò then chốt trong vấn đề đảm bảo an toàn, hiệu quả trong phòng chống thiên tai hiện nay.

Đáng chú ý, các nhà nghiên cứu ở các cơ quan khí tượng trên thế giới thời gian gần đây đa phần đều có nhận định là năm nay có khả năng xuất hiện bão mạnh. La Nina có thể làm gia tăng tần suất cường độ của bão và áp thấp nhiệt đới mạnh hơn, bất thường hơn, đặc biệt là trong giai đoạn cuối năm. Nguy cơ tác động xấu đến hoạt động tàu thuyền và nuôi trồng thủy sản ven biển. Ngoài ra, một điều gần như chắc chắn là hiện tượng dông lốc, mưa lớn cực đoan thời đoạn ngắn ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

 >>>Mời độc giả xem thêm video Biến đổi khí hậu, nhiều nước triển khai bảo hiểm thời tiết:

 

Mưa lũ khiến 5 người chết, Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trong thời gian tới.

Công điện gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Bộ trưởng: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An đã có mưa to đến rất to, gây ngập sâu cục bộ, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân tại Chương Mỹ (Hà Nội), thành phố Sơn La và một số địa bàn khác.

Sơn La: Sau 2 ngày mưa lũ, nước vẫn ngập đến nóc nhà

Hơn 2 ngày sau lũ, đến tối 25/7, hơn 100 hộ dân ở xã Tông Cọ, huyện Thuận Châu, Sơn La vẫn ngập sâu trong nước; trong đó có 39 hộ nước ngập tới tận nóc nhà.

Hơn 2 ngày đã qua, nhưng chị Lò Thị Hịa ở bản Phé, xã Tông Cọ, huyện Thuận Châu (Sơn La) vẫn nhớ như in giây phút 3 mẹ con cuống cuồng chạy khỏi “giặc thủy”. Sáng ngày 24/7, chồng chị đi chăn bò trên đồi, 3 mẹ con chị ở nhà thấy nước về, len dần vào sân, rồi đến hiên nhà, nhưng không nghĩ nó sẽ vào sàn nhà, và dâng lên tầng… nên chị và các con không quá vội để đi tránh.

Mưa lũ triền miên, đường hóa thành sông ở vùng “rốn lũ” Hà Nội

Nhiều ngày qua, xóm Bến Vôi, thôn Cấn Hạ (xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội) đang chìm trong biển nước, biến nơi đây thành một ốc đảo khổng lồ.

Mua lu trien mien, duong hoa thanh song o vung “ron lu” Ha Noi

Suốt nhiều ngày qua, nước lũ các sông dâng cao, bủa vây khiến cả xóm Bến Vôi, thôn Cấn Hạ (xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, Hà Nội) chìm trong biển nước, xóm nhỏ biến thành ốc đảo. 

Mua lu trien mien, duong hoa thanh song o vung “ron lu” Ha Noi-Hinh-2

Được biết, xóm Bến Vôi là một trong những khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng nếu có mưa lớn. Do đó, trước mỗi mùa mưa, người dân và chính quyền địa phương đều chuẩn bị các phương án để đối phó. 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.