Mưa lũ khiến 5 người chết, Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trong thời gian tới.

Công điện gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Bộ trưởng: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An đã có mưa to đến rất to, gây ngập sâu cục bộ, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân tại Chương Mỹ (Hà Nội), thành phố Sơn La và một số địa bàn khác.
Mua lu khien 5 nguoi chet, Thu tuong chi dao tap trung khac phuc hau qua

Nước lũ dâng cao gây thiệt hại cho người dân xã Chiềng Nơi, huyện Mai Sơn. (Ảnh: GD&TĐ) 

Đặc biệt đã xảy ra thiệt hại nghiêm trọng về người tại các huyện Mai Sơn và Thuận Châu, tỉnh Sơn La do sạt lở đất, lũ quét, làm ít nhất 5 người chết, 4 người mất tích và 1 người bị thương.
Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc nhất đến thân nhân các gia đình người bị nạn, chia sẻ những khó khăn, mất mát của đảng bộ, chính quyền và người dân vùng bị thiên tai, lũ lụt.
Hiện nay đang là mùa mưa lũ chính vụ ở Bắc Bộ và các tỉnh Tây Nguyên, thời gian tới mưa lũ còn diễn biến phức tạp, khó lường, nguy cơ tiếp tục xảy ra lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất là rất cao.
Để khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ do bão số 2 và chủ động ứng phó với các đợt mưa lũ có thể xảy ra trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, tiếp tục tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo thẩm quyền, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, sát với tình hình thiên tai trên địa bàn.
Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La trực tiếp chỉ đạo khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ, sạt lở đất do ảnh hưởng của bão số 2.
Cụ thể, rà soát, xác định các trường hợp còn đang bị mất tích (nếu có) để tổ chức tìm kiếm cứu nạn với tinh thần khẩn trương nhất, quyết liệt nhất; tổ chức cứu chữa cho người bị thương; phối hợp với gia đình lo hậu sự chu đáo cho những người bị thiệt mạng; thăm hỏi động viên, thực hiện chính sách hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại, nhất là những gia đình có người bị nạn theo quy định.
Kịp thời hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho các hộ có nguy cơ thiếu đói, bố trí chỗ ở tạm cho các hộ bị mất nhà cửa. Huy động lực lượng xung kích phòng chống thiên tai, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở phối hợp với chính quyền cơ sở tổ chức kiểm tra, rà soát kỹ, xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét để có phương án chủ động sơ tán, di dời, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại khi mưa lũ.
Tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá nguyên nhân sạt lở đất, ngập lụt tại thành phố Sơn La để có giải pháp khắc phục, hạn chế thiệt hại do lũ lụt, sạt lở.
Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo rà soát, cập nhật hoàn thiện phương án phòng, chống thiên tai trên địa bàn phù hợp với diễn biến thiên tai và điều kiện cụ thể của địa phương (trong đó cần đặc biệt lưu ý có biện pháp chủ động, quyết liệt để giảm thiệt hại về người do lũ quét, sạt lở đất); tổ chức theo dõi chặt chẽ tình hình thiên tai, chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo "phương châm bốn tại chỗ" bảo đảm kịp thời, hiệu quả để giảm thiệt hại cho người dân.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra lơ là, chủ quan trong lãnh đạo, chỉ đạo dẫn tới thiệt hại về tính mạng của người dân.
Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương, phối hợp với UBND tỉnh Sơn La và các địa phương tập trung triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, mưa lũ, sạt lở đất theo đề nghị của địa phương.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ động chỉ đạo các lực lượng đóng trên địa bàn phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La và các địa phương triển khai công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất theo quy định.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng tiếp tục phối hợp với các lực lượng có liên quan và các địa phương triển khai công tác bảo đảm an toàn giao thông, hỗ trợ địa phương khắc phục nhanh các tuyến giao thông bị sạt lở, nhất là trên các tuyến quốc lộ, các trục giao thông chính.
Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp địa phương chỉ đạo vận hành an toàn các hồ thủy lợi, thủy điện, nhất là các hồ chứa nước lớn trên hệ thống bậc thang thủy điện sông Đà, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho công trình, góp phần cắt giảm lũ cho hạ du, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nước; chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp; khôi phục nhanh hệ thống điện bị sự cố, bảo đảm cấp điện an toàn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với các địa phương thường xuyên xảy ra tình trạng ngập sâu tại các đô thị, sạt lở khi mưa lớn trong thời gian gần đây (trong đó có các tỉnh: Sơn La, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Lâm Đồng và thành phố Đà Nẵng…) và các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra, đánh giá cụ thể nguyên nhân, có phương án căn cơ để khắc phục, hạn chế thiệt hại và ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, đời sống của người dân.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cơ quan dự báo khí tượng thủy văn tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, thiên tai, dự báo, thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng và người dân biết để chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó.
Các Bộ, ngành khác theo chức năng quản lý nhà nước được giao chủ động phối hợp, hỗ trợ địa phương triển khai công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức trực ban 24/7 để theo dõi sát tình hình, diễn biến thiên tai, chủ động chỉ đạo đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai theo nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 29/6/2024, báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền.

>>> Mời độc giả xem thêm video Toàn cảnh ngập lụt do mưa lũ ở Hà Nội

  

Bão số 2 đổ bộ Miền Bắc, mưa lớn từ đêm 22/07

Dự báo đến 4h ngày 23/7, bão số 2 di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ từ 10 đến 15 km/h đi vào vịnh Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.

Mời quý độc giả xem video: Bão số 2 hướng vào Bắc Bộ, mưa lớn từ đêm 22/07

Chuyên gia dự báo ra sao về tình hình cơn bão số 2?

Theo chuyên gia, bão số 2 tác động mạnh nhất sẽ từ đêm nay và đến hết ngày 23/7. Khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa sẽ xuất hiện đợt mưa lớn trên diện rộng.

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Tổng cục Khí tượng Thủy Văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, sáng 22/7, bão số 2 đã vượt qua khu vực phía Tây của đảo Hải Nam và đi vào khu vực Vịnh Bắc Bộ cường độ hiện tại mạnh cấp 9, cấp 10; ở đảo Bạch Long Vĩ đã quan trắc được gió mạnh cấp 7, giật cấp 9. Dự báo trong ngày và đêm nay, bão số 2 tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ 10-15km/giờ và sẽ đi vào sâu vào khu vực Vịnh Bắc Bộ. Trong 6-12 giờ tới, cường độ bão có thể đạt cấp 10, di chuyển giữa Vịnh Bắc Bộ, sau đó vào gần đất liền bão số 2 có cường độ suy yếu dần.
Chuyen gia du bao ra sao ve tinh hinh con bao so 2?
Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Tổng cục Khí tượng Thủy Văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường. 

Tin tức 24h: Những sân bay nào sẽ chịu ảnh hưởng của bão số 2?

Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) vừa có Công điện gửi các cơ quan, đơn vị có liên quan về chủ động phòng chống, ứng phó cơn bão số 2.

Những sân bay nào sẽ chịu ảnh hưởng của bão số 2?

Theo thông tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia và Trung tâm cảnh báo thời tiết (MWO), vào hồi 07 giờ ngày 22/7, tâm bão ở trên khu vực đảo Hải Nam (Trung Quốc) cách sân bay Vân Đồn khoảng 270km, Cát Bi khoảng 310km, bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển hướng Tây Bắc, 10-15km/h đi vào vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, mạnh cấp 8, giật cấp 10. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chậm theo hướng Tây- Tây Bắc, khoảng 5 km/h, đi vào đất liền và suy yếu dần thành vùng áp thấp (dưới cấp 6).

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.