Trungnam Group gặp gỡ nhà đầu tư về ngành năng lượng tái tạo

(Kiến Thức) - Buổi gặp gỡ nhằm chia sẻ với nhà đầu tư, đối tác về hoạt động kinh doanh ngành năng lượng tái tạo của Trungnam Group.    

Tham dự buổi gặp gỡ, ngoài các lãnh đạo của Trungnam Group như ông Nguyễn Tâm Tiến - Tổng Giám đốc, bà Đỗ Tú Anh - Phó Tổng Giám đốc, còn có các khách mời đại diện cho thị trường vốn Việt Nam và quốc tế như bà Trần Thị Khánh Hiền - Giám đốc Khối Phân tích, Công ty Chứng khoán VNDirect và ông Huỳnh Bửu Quang – Tổng Giám đốc Ngân hàng Deutsch Bank Việt Nam.
Với chủ đề “Triển vọng phát triển của ngành năng lượng tái tạo sau quy hoạch điện 8”, buổi gặp gỡ đã đưa ra bức tranh tổng quan về thị trường năng lượng trong giai đoạn tiếp theo; những thuận lợi trong việc phát triển công nghệ sản xuất điện năng lượng tái tạo trên thế giới và những khó khăn sắp tới từ khía cạnh thiết bị, thi công cũng như quy mô, thị trường vốn Việt Nam và thế giới đối với ngành này.
Trungnam Group gap go nha dau tu ve nganh nang luong tai tao
 Bà Trần Thị Khánh Hiền - Giám đốc Khối Phân tích, Công ty Chứng khoán VNDirect trình bày về “Triển vọng ngành năng lượng tái tạo”.
Theo bà Trần Thị Khánh Hiền - Giám đốc Khối Phân tích, Công ty Chứng khoán VNDirect, phát triển năng lượng tái tạo là xu thế tất yếu không thể thay đổi khi nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam ước tính sẽ tăng trưởng kép hơn 8% trong giai đoạn 2022 - 2030 (đơn vị: tỷ kWh) và 78% tập đoàn sản xuất lớn trên thế giới sẽ loại bỏ các nhà cung ứng chậm chuyển đổi vào năm 2025.
Tại Đông Nam Á, Việt Nam đang dẫn đầu cuộc đua năng lượng tái tạo với 16GW điện mặt trời và khoảng 5GW điện gió.
Đặc biệt, năng lượng tái tạo đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tư nhân hoá ngành điện. Tính đến cuối năm 2021, các nhà máy điện độc lập chiếm 41,3% tổng công suất lắp đặt toàn hệ thống, từ mức chỉ 18,4% vào năm 2018, một năm trước khi làn sóng điện mặt trời đầu tiên được hình thành. Tỷ trọng sản lượng năng lượng tái tạo tặng mạnh từ mức 4-5% đầu năm 2020 đến 14 -15% trong 8 tháng đầu năm 2022.
Trungnam Group gap go nha dau tu ve nganh nang luong tai tao-Hinh-2
Bà Đỗ Tú Anh - Phó Tổng Giám đốc Trungnam Group chia sẻ “Chiến lược dẫn đầu của Trungnam Group trong ngành năng lượng tái tạo” 
Bà Đỗ Tú Anh - Phó Tổng Giám đốc Trungnam Group chia sẻ: “Tập đoàn Trungnam Group đã đưa ra những kế hoạch tiếp cận công nghệ, thiết bị, kiểm soát chi phí, đấu thầu và giải pháp tài chính cụ thể nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực đầy tiềm năng, phù hợp với xu hướng toàn cầu cũng như cam kết phát thải ròng về 0 của Chính phủ tầm nhìn 2050. Mục tiêu tăng trưởng doanh thu bán điện của Trungnam Group từ mức 200 triệu USD năm 2021 lên tới 1 tỷ USD vào năm 2026, biên lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay (EBITDA) đạt khoảng 90%”.
Bên cạnh đó, với vai trò là doanh nghiệp tư nhân có công suất phát điện lớn nhất hiện tại với 1,61 GW phát lên lưới điện quốc gia, Trungnam Group chia sẻ kỳ vọng của mình vào quy hoạch điện 8 sắp được Chính Phủ thông qua, trong đó Tập đoàn có kế hoạch tham gia đấu thầu một loạt các dự án điện gió trên bờ và gần bờ tại các tỉnh Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long.
Trungnam Group gap go nha dau tu ve nganh nang luong tai tao-Hinh-3
 Ông Nguyễn Tâm Tiến – Tổng Giám đốc Trungnam Group và các khách mời trả lời các câu hỏi của nhà đầu tư.
Ông Nguyễn Tâm Tiến - Tổng Giám đốc Trungnam Group cũng cho biết: “Trong bối cảnh kinh tế, chính trị toàn cầu hiện nay, sự cạnh tranh của các nhà đầu tư năng lượng tái tạo để có thể mua sắm thiết bị và kiểm soát chi phí là rất khốc liệt. Chúng tôi may mắn có được kinh nghiệm triển khai thành công, đúng tiến độ, đúng kế hoạch và đúng ngân sách với hơn 10 dự án tại Việt Nam, vì thế luôn nhận được sự ưu ái từ các nhà cung cấp thiết bị, các tổ chức tài chính song phương, đa phương và ngân hàng trong nước. Trong quá khứ, chúng tôi đã thành công nhờ sự chuẩn bị kỹ càng. Đó là thuận lợi rất lớn làm nền tảng, cơ sở cho chúng tôi tiếp tục triển khai các dự án tương lai. Ngày 01/11/2022, tại Hà Nội, chúng tôi đã ký hợp tác chiến lược với Siemens Gamesa và làm việc với các quỹ tín dụng của Đan Mạch, Đức… đây là một sự chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo”.
Song song với mảng năng lượng, Trungnam Group cũng có nguồn thu nhất định đến từ các lĩnh vực trong hệ sinh thái của mình, bao gồm: hạ tầng, xây dựng, công nghiệp điện tử, bất động sản,... tất cả các lĩnh vực đang vận hành và bổ trợ cùng nhau phát triển, đảm bảo sự tăng trưởng chung của doanh nghiệp.
Thông qua các chỉ số tài chính tăng trưởng tích cực, chiến lược kinh doanh cụ thể, cùng với năng lực triển khai các dự án quy mô lớn, Trungnam Group hứa hẹn sẽ mở ra cánh cửa thành công của “Kỷ nguyên mới” đầy tiềm năng và triển vọng, củng cố vị thế nhà đầu tư năng lượng số 1 Việt Nam.

Trungnam Group muốn làm tòa tháp đôi cao nhất Việt Nam... khủng cỡ nào?

Trungnam Group là doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Sau hơn 17 năm hoạt động, doanh nghiệp có 12 Công ty thành viên.

Mới đây ngày 7/2/2022, Công ty CP Phát triển Khu Công nghệ thông tin Đà Nẵng (Danang IT Park - thuộc Công ty CP Đầu tư Xây dựng Trung Nam - Trungnam Group) đã tổ chức lễ ra quân và đặc biệt là xuất xưởng lô hàng máy tính bảng với sản phẩm mang dấu ấn "Make in Vietnam" của Trungnam EMS.
Đặc biệt, ông Nguyễn Ngọc Thảo, Phó Tổng giám đốc Trungnam Group đã đề nghị TP. Đà Nẵng phê duyệt thiết kế tổng mặt bằng khu đô thị Golden Hills và vệt 50m với mục đích cho Trungnam Group có cơ sở triển khai các công trình trên đất, trong đó nổi bật nhất là tòa tháp đôi cao 101 tầng. Đây sẽ là biểu tượng phát triển của khu vực Tây Bắc Đà Nẵng và là tòa tháp đôi cao nhất Việt Nam.

Giảm 40% công suất dự án điện Mặt trời tại Ninh Thuận: Trungnam Group bị đẩy vào thế khó

Trungnam Group đã có văn bản gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kiến nghị tiếp tục huy động và ghi nhận sản lượng đối với phần công suất chưa có giá điện của dự án.

Ngày 31/8/2022, Công ty Mua bán điện thuộc Tập đoàn điện lực VN (EVN) có thông báo kể từ 0 giờ ngày 1/9, công ty mua bán điện sẽ dừng khai thác đối với phần công suất (40% công suất) chưa có cơ chế giá bán điện của Dự án Điện mặt trời (ĐMT) Trung Nam 450 MW. Như vậy, không những Trungnam Group đang chính thức bị dồn ép vào thế khó và còn phải gánh nhiều bất công, mà đến nay buộc doanh nghiệp phải loay hoay kêu cứu đến các cấp cao nhất là Chính phủ và Quốc hội.

Được biết, ngay sau khi Công ty Mua bán điện có văn bản dừng khai thác đối với phần công suất chưa có cơ chế giá điện của Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam 450 MW, nhà đầu tư là Trungnam Group đã có văn bản gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kiến nghị tiếp tục huy động và ghi nhận sản lượng đối với phần công suất chưa có giá điện của dự án.

Đọc nhiều nhất

Nhơn Trạch 3 có thể vận hành trước 3 tháng

Nhơn Trạch 3 có thể vận hành trước 3 tháng

Sau gần 9 tháng khẩn trương thi công, cho đến nay, Liên danh Samsung C&T Corporation - Tổng Công ty Lắp máy VN (LILAMA) đã hoàn thành 66% tiến độ tổng thể gói thầu EPC dự án NM nhiệt điện Nhơn Trách 3 và Nhơn Trạch 4.
Các trung tâm thương mại phòng dịch corona thế nào?

Các trung tâm thương mại phòng dịch corona thế nào?

(Kiến Thức) - Phòng chống sự lây lan của dịch bệnh Corona, mang đến không gian mua sắm an toàn, tiện nghi cho khách hàng, toàn bộ hệ thống 79 Trung tâm thương mại (TTTM) Vincom đã và đang triển khai các biện pháp quyết liệt. 

Tin mới