Giảm 40% công suất dự án điện Mặt trời tại Ninh Thuận: Trungnam Group bị đẩy vào thế khó

Trungnam Group đã có văn bản gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kiến nghị tiếp tục huy động và ghi nhận sản lượng đối với phần công suất chưa có giá điện của dự án.

Ngày 31/8/2022, Công ty Mua bán điện thuộc Tập đoàn điện lực VN (EVN) có thông báo kể từ 0 giờ ngày 1/9, công ty mua bán điện sẽ dừng khai thác đối với phần công suất (40% công suất) chưa có cơ chế giá bán điện của Dự án Điện mặt trời (ĐMT) Trung Nam 450 MW. Như vậy, không những Trungnam Group đang chính thức bị dồn ép vào thế khó và còn phải gánh nhiều bất công, mà đến nay buộc doanh nghiệp phải loay hoay kêu cứu đến các cấp cao nhất là Chính phủ và Quốc hội.

Được biết, ngay sau khi Công ty Mua bán điện có văn bản dừng khai thác đối với phần công suất chưa có cơ chế giá điện của Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam 450 MW, nhà đầu tư là Trungnam Group đã có văn bản gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kiến nghị tiếp tục huy động và ghi nhận sản lượng đối với phần công suất chưa có giá điện của dự án.

Giam 40% cong suat du an dien Mat troi tai Ninh Thuan: Trungnam Group bi day vao the kho.
Trạm biến áp 500kV và đường dây 220/500kV được Trungnam Group đầu tư xây dựng và chuyển giao cho EVN với giá trị 0 đồng. Đây là dự án đầu tiên do tư nhân đầu tư hệ thống hạ tầng lưới điện truyền tải giải tỏa công suất thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị 
 

Theo Trungnam Group, dự án điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam 450 MW hiện đã đi vào hoạt động hơn 22 tháng, được EVN huy động công suất của toàn dự án để hòa lưới điện quốc gia (trong đó một phần công suất chưa xác định được giá bán điện làm cơ sở thanh toán). Đặc biệt, dự án đang chịu chi phí truyền tải cho các dự án năng lượng tái tạo khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (sau hơn 22 tháng vận hành, sản lượng truyền tải cho các dự án thông qua trạm biến áp 500 kV Thuận Nam là khoảng 4,2 tỷ kWh, tương ứng khoảng 360 tỷ đồng) và chịu chi phí quản lý vận hành trạm biến áp khiến nhà đầu tư gặp rất nhiều khó khăn và chịu áp lực rất lớn trong trả nợ vay ngân hàng theo phương án tài chính.

Cũng theo Trungnam Group: Về việc cắt giảm công suất của dự án, ngày 15/9/2021, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã chủ trì họp với các bộ, ngành cùng UBND tỉnh Ninh Thuận để giải quyết kiến nghị của dự án điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam 450 MW.

Tại cuộc họp, đại diện EVN đã báo cáo riêng đối với dự án 450 MW, về phía Tập đoàn cũng có ưu tiên cắt giảm công suất dưới 3% cho dự án do có đóng góp truyền tải hộ cho các dự án trong khu vực và Phó Thủ tướng cũng đã đề nghị EVN xem xét ưu tiên huy động công suất Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam 450 MW, vì đây là dự án đã tham gia đầu tư hạ tầng truyền tải và đang chịu chi phí truyền tải cho các dự án khác trong khu vực.

Giam 40% cong suat du an dien Mat troi tai Ninh Thuan: Trungnam Group bi day vao the kho.-Hinh-2
 Dự án đã hoàn thành đưa vào vận hành thương mại được 22 tháng, hằng ngày dự án phải truyền tải hộ công suất cho các dự án năng lượng tái tạo trong khu vực thông qua trạm biến áp 500kV và đường dây 500 kV đấu nối; sản lượng điện truyền tải hộ tính từ tháng 10.2020 đến nay là gần 4,2 tỉ kWh, tương đương khoảng 360 tỉ đồng.
 

Bên cạnh đó theo phía nhà đầu tư, việc dừng hẳn huy động công suất chưa có giá điện của dự án là không phù hợp theo các điều khoản đã thỏa thuận của hợp đồng mua bán điện giữa EVN và Công ty TNHH điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam.

Cụ thể, theo Khoản 5 Điều 4 hợp đồng mua bán điện của Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam với EVN: “Trường hợp đến hạn thanh toán theo quy định tại Khoản 1 Điều này, nhưng chưa có văn bản thống nhất của Bộ Công Thương về việc một phần nhà máy điện, hoặc toàn bộ nhà máy điện được áp dụng giá điện theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Quyết định 13/2020/QĐ-TTg, các bên thống nhất ghi nhận sản lượng điện giao nhận. Tiền điện sẽ được thanh toán sau khi có văn bản thống nhất của Bộ Công thương”.

Trên cơ sở đó, Trungnam Group kiến nghị tiếp tục huy động và ghi nhận sản lượng đối với phần công suất chưa có giá điện của dự án điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam 450 MW, nhằm tạo công bằng trong môi trường đầu tư, cũng như hỗ trợ nhà đầu tư đã chịu kinh phí xây dựng hệ thống trạm biến áp và đường dây 500 kV giải tỏa công suất điện năng lượng tái tạo cả khu vực, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn về tài chính tránh nguy cơ phá sản. “Công ty cam kết tuân thủ chặt chẽ các quy định và yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc thực hiện thanh toán sau khi cơ chế giá được áp dụng, không có bất kỳ khiếu nại, khiếu kiện” - Trungnam Group nêu.

Trong một diễn biến khác, ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận cho biết, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh này cũng đã có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kiến nghị tiếp tục huy động phần công suất chưa có giá bán điện tại Dự án nhà máy điện mặt trời trên địa bàn tỉnh.

Dự án điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam 450 MW được Thủ Tướng Chính Phủ đồng ý bổ sung quy hoạch và đưa vào vận hành đồng bộ trong năm 2020. Dự án đi vào hoạt động mang lại hiệu quả và đóng góp to lớn cho hệ thống điện quốc gia, đặc biệt là giải quyết tình trạng quá tải lưới điện trong khu vực và đây là dự án đầu tiên do tư nhân đầu tư hệ thống hạ tầng lưới điện truyền tải giải tỏa công suất thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Đến nay, dự án đã hoàn thành đưa vào vận hành thương mại được 22 tháng, hằng ngày dự án phải truyền tải hộ công suất cho các dự án năng lượng tái tạo trong khu vực thông qua trạm biến áp 500kV và đường dây 500 kV đấu nối; sản lượng điện truyền tải hộ tính từ tháng 10/2020 đến nay là gần 4,2 tỉ kWh, tương đương khoảng 360 tỉ đồng.

Giam 40% cong suat du an dien Mat troi tai Ninh Thuan: Trungnam Group bi day vao the kho.-Hinh-3
Việc dừng huy động 40% công suất của dự án ĐMT Trung Nam 450 MW, đồng nghĩa dự án chỉ vận hành đạt 60% so với thiết kế, sẽ phá vỡ cam kết của nhà đầu tư về phương án tài chính được tổ chức tín dụng thống nhất, dẫn đến dự án mất khả năng cân đối trả nợ vay. 
 

Dự án điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam 450 MW là dự án đầu tư có điều kiện được tỉnh Ninh Thuận tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo đúng quy định của pháp luật. Nhà đầu tư đã xây dựng trạm biến áp 500kV và đường dây 500 kV Thuận Nam - Vĩnh Tân với tổng kinh phí hơn 2.000 tỉ đồng, chịu chi phí quản lý vận hành và sẽ bù đắp bằng doanh thu bán điện từ việc khai thác toàn bộ công suất của dự án.

Các chi phí này đã được ngân hàng thẩm định trong phương án vay vốn của dự án. Do phần công suất chưa xác định giá bán điện chưa được thanh toán trong khoảng 22 tháng khai thác cùng với dự án phải chịu cắt giảm công suất liên tục kéo dài trong 2 năm bùng phát dịch COVID-19 và nhà đầu tư phải gánh chịu phần chi phí truyền tải cho các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn đã tác động xấu đến tài chính, khiến nhà đầu tư không đủ nguồn tài chính để hoàn thành nghĩa vụ cam kết với đơn vị tài trợ vốn.

Theo tỉnh Ninh Thuận, việc dừng huy động 40% công suất của dự án điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam 450 MW, đồng nghĩa dự án chỉ vận hành đạt 60% so với thiết kế, sẽ phá vỡ cam kết của nhà đầu tư về phương án tài chính được tổ chức tín dụng thống nhất, dẫn đến dự án mất khả năng cân đối trả nợ vay. Trong khi đó, các nhà đầu tư khác cũng như EVN lại được hưởng lợi trên đường dây truyền tải 500 kV do chính nguồn vốn của Trungnam Group đã bỏ ra đầu tư xây dựng hệ thống truyền tải giải tỏa công suất. Đây là một thiệt thòi lớn và không công bằng cho đơn vị.

Giam 40% cong suat du an dien Mat troi tai Ninh Thuan: Trungnam Group bi day vao the kho.-Hinh-4
 Từng là niềm tự hào, là công trình Chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XIV, nay dự án phải đứng trước nhiều nguy cơ và rủi ro tài chính.
 

Trước tình hình này, nhiều chuyên gia ngành năng lượng cho rằng, trước tiên cần thiết cho phép tiếp tục huy động khai thác năng lượng được sản xuất từ phần công suất “dư” nói trên, vì lý do: Toàn bộ nhà máy điện 450 MW và hạ tầng đi kèm đã được đầu tư và đang vận hành. Nếu không được phát lên lưới, nguồn năng lượng từ 172,12 MW (bị cắt) đó sẽ bị lãng phí rất lớn (ước tính ít nhất sẽ sản xuất được trên 258 triệu kWh điện hàng năm từ phần công suất này), trong khi chi phí vận hành và bảo dưỡng không đáng kể. Đây là lãng phí, thiệt hại cho xã hội, trong khi chúng ta đang cần rất nhiều điện và có nguy cơ thiếu điện trong thời gian tới.

Hơn nữa, theo dự thảo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2035 và năm 2045 nhu cầu công suất điện mặt trời trên cả nước lên tới gần 33.000 MW và 96.600 MW tương ứng - có nghĩa là chúng ta còn phải xây dựng rất nhiều dự án nguồn điện mặt trời và các nguồn điện năng lượng tái tạo khác. Lưới điện đang và sẽ dần được bổ sung để giải tỏa hết năng lượng. Vậy tại sao lại dừng phần công suất nhỏ này?

Thêm vào đó một câu hỏi nữa được đặt ra là: trước khi có những quyết định (bằng văn bản) của các cấp có thẩm quyền cao hơn để xử lý cụ thể, thấu đáo các vấn đề tồn đọng trong tương lai, đơn vị thu mua điện có thể làm đúng như Hợp đồng mua bán điện (PPA) đã ký kết và việc tiếp tục huy động công suất trước, trả tiền sau khi có mức giá hợp lý cho các dự án sau Quyết định 13 và 39 là hợp lý, hợp tình nhưng tại sao lại cứ phải tạm ngưng?

Từ một công trình đầy niềm tự hào với quốc gia, với khu vực, giờ đây đứng trước nguy cơ thành khối nợ khổng lồ cho doanh nghiệp, lãng phí tài nguyên, trách nhiệm này thuộc về ai?

Zoom chi tiết dự án Golden Hills của Công ty Trung Nam lấn sông Cu Đê - Đà Nẵng

(Kiến Thức) - Ngoài xử phạt hành chính 40 triệu đồng, nhà chức trách Đà Nẵng yêu cầu chủ đầu tư phải hoàn thiện việc xin cấp phép xây dựng trong thời hạn 60 ngày.

Zoom chi tiet du an Golden Hills cua Cong ty Trung Nam lan song Cu De - Da Nang

UBND quận Liên Chiểu , TP Đà Nẵng, đã ra quyết định xử phạt 40 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Trung Nam (Trungnam Land).

Zoom chi tiet du an Golden Hills cua Cong ty Trung Nam lan song Cu De - Da Nang-Hinh-2
 Theo đó, Trungnam Land bị phạt do san lấp nền khi chưa có hồ sơ quy hoạch hạ tầng kĩ thuật và giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Một ngày thêm gần 500 tỷ, dân góp Quỹ vắc xin 748 tỷ đồng

Tính đến 17 giờ ngày 5/6, tổng số dư của Quỹ vắc xin phòng Covid-19 là 748 tỷ đồng.

Theo số liệu thống kê mới nhất từ Ban Quản lý quỹ vắc xin phòng Covid-19, chỉ trong vòng 1 ngày số dư của Quỹ đã tăng thêm gần 500 tỷ đồng, nâng số dư của Quỹ lên 748 tỷ đồng.

Đến nay, đã có hàng nghìn tổ chức và hàng trăm nghìn cá nhân ủng hộ tiền cho Quỹ vắc xin phòng Covid-19

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.