Theo trang mạng Qianzhan, Nhật Bản đang tích cực đóng tàu sân bay lớp 22DDH đầu tiên. Đây được xem là tàu chiến lớn nhất của Nhật Bản kế từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, với lượng giãn nước toàn tải 27.000 tấn.
So với tàu chở trực thăng Shirane và Hyūga được trang bị cho Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF), 22DDH sử dụng boong tàu rộng và vị trí hạ/cất cánh máy bay bên mạn tàu lớn hơn so với Hyūga, phù hợp với yêu cầu cất hạ cánh, dừng đỗ của tiêm kích F-35B hay máy bay vận tải MV-22 Osprey.
Phác họa tàu sân bay 22DDH của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF). |
22DDH tuy không có khoang trũng phục vụ hoạt động tàu đổ bộ nhỏ (chứa bên trong tàu), nhưng có thể dựa vào trực thăng vận tải trên tàu đưa binh lính lên “đảo xa” một cách nhanh chóng. Do các đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và các nước láng giềng chủ yếu là diện tích nhỏ, lực lượng đổ bộ quy mô lớn khó có thể triển khai, nên việc sử dụng trực thăng để đổ bộ là rất khả thi.
Tàu sân bay 22DDH có chiều dài 248m, lượng giãn nước toàn tải 27.000 tấn, trên boong tàu có đủ không gian cho 14 trực thăng.
Về hỏa lực phòng vệ, trên tàu được trang bị 2 pháo cao tốc và 2 bệ tên lửa đối không SeaRAM đảm nhận nhiệm vụ phòng không. Ngoài ra, tàu còn được trang bị hệ thống phóng mồi tiên tiến và các vũ khí chống ngầm như hệ thống gây nhiễu âm thanh.
Trang mạng An ninh Toàn cầu của Mỹ chỉ ra, 22DDH có thể chứa được 12 máy bay tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng F-35B.
Theo đánh giá giới phân tích quốc tế thì 22DDH hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu hoạt động của tiêm kích F-35B. |
Tạp chí Khán Hòa cho rằng, trong tương lai với khả năng tảng hình và radar mảng pha hiện đại của F-35B cất cánh từ tàu lớp 22DDH, có thể thực hiện “khai hỏa trước đối phương” đối với máy bay J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Nhưng bước vào giai đoạn không chiến trên không, J-15 có thể sử dụng những lợi thế như về tốc độ để chiếm thể chủ động.
Cũng theo tạp chí này, sức chiến đấu tổng hợp của 8 máy bay F-35B không thể thua kém so với 24 máy bay J-15 của Trung Quốc. Hoặc có thể hiểu là sức chiến đấu của tàu lớp 22DDH và tàu Liêu Ninh là tương đương nhau.
Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Trung Quốc Thôi Dật Lương cho rằng, lượng giãn nước của tàu Liêu Ninh của Trung Quốc hơn hẳn 22DDH của Nhật Bản, ưu thế rõ ràng về số lượng máy bay lẫn lượt máy bay trên tàu sân bay Trung Quốc. Nếu so sánh sức chiến đấu toàn diện của hai biên đội tàu sân bay này thì tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc có ưu thế tuyệt đối.
Chuyên gia Trung Quốc khẳng định tàu sân bay Liêu Ninh hoàn toàn vượt trội 22DDH. |
Ông Thôi Dật Lương chỉ ra, trong thời gian chiến tranh lạnh, Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF) đã tìm hiểu về kế hoạch đóng tàu sân bay cỡ vừa và lớn. Nhìn vào khả năng tổng thể hiện nay của Nhật Bản, một khi vượt qua giới hạn về mặt pháp luật, thì việc tạo ra một tàu sân bay có lượng giãn nước tương đương với tàu sân bay Liêu Ninh không còn là vấn đề, thậm chí có thể tạo ra một tàu khổng lồ hơn so với tàu sân bay Mỹ và Anh.
Tất nhiên, trong tương lai gần thì điều này khó có thể xảy ra do Nhật Bản vẫn còn vướng nhiều ràng buộc và không dễ để Mỹ chấp nhận. Nhưng kế hoạch đóng tàu sân bay của Nhật Bản vẫn đáng để Trung Quốc phải hết sức cảnh giác.