Trung Quốc: “Ngôi sao đang lên” Tôn Chính Tài dính tham nhũng?

(Kiến Thức) - Theo Tân Hoa Xã, Ủy viên Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc, cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Tôn Chính Tài đã “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của đảng".

Trung Quốc: “Ngôi sao đang lên” Tôn Chính Tài dính tham nhũng?
Ủy viên Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc, Tôn Chính Tài đã mất chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh ngày 15/7 và bị thay thế bằng một nhân vật thân tín của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Tập Cận Bình, đang bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương điều tra vì "vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của đảng", một cụm từ thường ám chỉ tội danh tham nhũng.
Trung Quoc: "Ngoi sao dang len" Ton Chinh Tai dinh tham nhung?
 Ủy viên Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc, Tôn Chính Tài mất chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh ngày 15/7/2017. (Nguồn: SCMP)
Trước khi bị mất chức, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Tôn Chính Tài được cho là một “ngôi sao đang lên” và có nhiều cơ hội lọt vào Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc đầy quyền lực tại Đại hội Đảng toàn quốc sắp tới. Mới có 53 tuổi, ông Tôn Chính Tài ủy viên trẻ nhất của Bộ Chính trị gồm 25 người.
Leo cao, ngã đau
Ông Tôn Chính Tài, sinh ngày 25/9/1963, là Ủy viên Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc khóa 18. Ông từng giữ chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh từ năm 2012 đến khi bị hạ bệ vào ngày 15 tháng 7 năm 2017.
Trước đó, ông Tôn Chính Tài từng làm Bí thư tỉnh ủy Cát Lâm và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc.
Tôn Chính Tài là ủy viên trẻ nhất Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc khóa 18 và là một trong hai Ủy viên BCT sinh sau năm 1960. Người kia là Hồ Xuân Hoa. Ông từng được coi là ứng cử viên hàng đầu vào vị trí cao nhất trong "thế hệ lãnh đạo thứ 6 ở Trung Quốc". Tuy nhiên, ngày 15/7/2017, ông Tôn Chính Tài đã bị bãi chức Bí thư thành ủy Trùng Khánh và người thay thế ông là Trần Mẫn Nhĩ điều từ tỉnh Quý Châu. Tuy vẫn giữ cương vị Ủy viên Bộ chính trị ĐCS Trung Quốc, nhưng tương lai chính trị của ông Tôn Chính Tài xem ra đã bị lu mờ.
Đôi nét về thân thế sự nghiệp
Ông Tôn Chính Tài là người Hán, sinh tại Vinh Thành, tỉnh Sơn Đông. Tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Lai Dương (nay là Đại học Nông nghiệp Thanh Đảo), ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Đại học Nông nghiệp Trung Quốc. Tháng 7/1988, ông Tôn Chính Tài gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Sau khi có tấm bằng tiến sĩ trong năm 1987, ông Tôn Chính Tài làm việc tại Viện Khoa học Nông nghiệp Bắc Kinh và đảm nhiệm nhiều vị trí như phó chủ nghiệm nghiên cứu trồng trọt, phó sở trưởng sở nghiên cứu phân bón và phó viện trưởng. Năm 1997, Tôn Chính Tài giữ chức Phó bí thư huyện ủy và quyền Chủ tịch huyện Thuận Nghĩa. Sau đó, ông được đề bạt làm chủ tịch huyện Thuận Nghĩa, phó bí thư khu ủy rồi bí thư khu ủy. Năm 2002, ông được bầu làm ủy viên Thường vụ thành phố Bắc Kinh, bí thư khu trưởng kiêm bí thư công ủy thành phố.
Năm 2006, ông Tôn Chính Tài được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ nông nghiệp Trung Quốc. Năm 2009, ông giữ chức Bí thư tỉnh ủy Cát Lâm và kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Cát Lâm trong năm 2010.
Năm 2012, ông Tôn Chính Tài được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc và có nhiều cơ hội trở thành Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đầy quyền lực trong giai đoạn 2017-2022.
Ông Tôn Chính Tài từng bị cư dân mạng Trung Quốc chỉ trích vì dùng đồng hồ hạng sang, trong khi hàng loạt quan chức đã chuyển sang dùng đồng hồ nội địa như Hải Âu, Thượng Hải, sau chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Trong năm 2013, Bí thư Thành ủy Tôn Chính Tài đã mạnh tay thanh trừng ở “Trùng Khánh TV” và “Trùng Khánh tin chiều” vì đưa tin sai sự thật, bôi nhọ hình ảnh của thành phố Trùng Khánh có đến 30 triệu dân.

Hé lộ thế hệ lãnh đạo thứ 6 của Trung Quốc

Hé lộ thế hệ lãnh đạo thứ 6 của Trung Quốc

Giữa lúc các nhà phân tích chính trị đang tìm kiếm những đầu mối về các vị quan chức nằm trong số thế hệ mới (thế hệ thứ sáu) cho các vị trí tối cao, Trung Quốc đã bổ nhiệm một vị quan chức được coi là "ngôi sao chính trị" đang lên về làm Bí thư thành ủy Trùng Khánh - vốn là thành trì của Bạc Hy Lai (người cũng từng được coi là ứng viên sáng giá cho tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc).

 

Vì sao nạn tham nhũng bùng phát ở Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Vì sao nạn tham nhũng bùng phát ở Trung Quốc và ban lãnh đạo hiện nay ở Bắc Kinh làm thế nào để giải quyết vấn nạn này?

Vì sao nạn tham nhũng bùng phát ở Trung Quốc?
Trong bài viết đăng trên tạp chí The Diplomat, cựu Giám đốc Ngân hàng Thế giới ở Trung Quốc Yukon Huang nhận xét rằng ban lãnh đạo mới ở Trung Quốc xem ra khá thận trọng về cải cách kinh tế, nhưng khá mạnh bạo trong chiến dịch chống tham nhũng. Chiến dịch này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của công chúng nhưng những tác động kinh tế trước mắt của nó là khá phức tạp. Giới quan chức tỏ ra do dự trong khâu ra quyết định, tiêu thụ xe sang đã giảm mạnh và tăng trưởng kinh tế có xu hướng ngày càng chậm đi. Điều này khiến người ta đặt câu hỏi về vai trò của tham nhũng trong quá trình phát triển của Trung Quốc trong mấy thập kỷ qua.
Các phân tích về tham nhũng ở Trung Quốc thường gây nhầm lẫn. Làm thế nào để phát hiện tham nhũng và tác động của nó đối với nền kinh tế Trung Quốc như thế nào?

Chống tham nhũng ở Trung Quốc: “Trị ngọn” chưa “trị gốc”

(Kiến Thức) - Trong ba năm qua, chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc mới “trị ngọn” chứ chưa “trị gốc”, triệt tiêu cội nguồn  của vấn nạn tham nhũng.

Chống tham nhũng ở Trung Quốc: “Trị ngọn” chưa “trị gốc”
Nhân Dân nhật báo số ra ngày 21/8, đăng bài “Tổng kết kinh nghiệm ba năm chống tham nhũng” của Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương Vương Kỳ Sơn - người đi đầu trong chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Tập Cận Bình phát động.
Các đại biểu Hồ Cẩm Đào, Giang Trạch Dân và Tập Cận Bình (từ trái qua phải) tại Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 18 ĐCS Trung Quốc.
Các đại biểu Hồ Cẩm Đào, Giang Trạch Dân và Tập Cận Bình  (từ trái qua phải) tại Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 18 ĐCS Trung Quốc. 
Ông Vương Kỳ Sơn viết chiến dịch chống tham nhũng được tiến hành ba năm qua mới chỉ “trị ngọn” để chuẩn bị cho “chiến dịch trị gốc” vấn nạn tham nhũng. Điều này cho thấy chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc càng ngày càng trở nên gay cấn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.