Vì sao nạn tham nhũng bùng phát ở Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Vì sao nạn tham nhũng bùng phát ở Trung Quốc và ban lãnh đạo hiện nay ở Bắc Kinh làm thế nào để giải quyết vấn nạn này?

Vì sao nạn tham nhũng bùng phát ở Trung Quốc?
Trong bài viết đăng trên tạp chí The Diplomat, cựu Giám đốc Ngân hàng Thế giới ở Trung Quốc Yukon Huang nhận xét rằng ban lãnh đạo mới ở Trung Quốc xem ra khá thận trọng về cải cách kinh tế, nhưng khá mạnh bạo trong chiến dịch chống tham nhũng. Chiến dịch này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của công chúng nhưng những tác động kinh tế trước mắt của nó là khá phức tạp. Giới quan chức tỏ ra do dự trong khâu ra quyết định, tiêu thụ xe sang đã giảm mạnh và tăng trưởng kinh tế có xu hướng ngày càng chậm đi. Điều này khiến người ta đặt câu hỏi về vai trò của tham nhũng trong quá trình phát triển của Trung Quốc trong mấy thập kỷ qua.
Các phân tích về tham nhũng ở Trung Quốc thường gây nhầm lẫn. Làm thế nào để phát hiện tham nhũng và tác động của nó đối với nền kinh tế Trung Quốc như thế nào?
Về tác động kinh tế của tham nhũng ở Trung Quốc, có ba vấn đề nổi bật. Thứ nhất, hầu hết các nghiên cứu học thuật dựa trên kinh nghiệm thế giới chỉ ra rằng tham nhũng làm chậm tăng trưởng kinh tế. Thế nhưng Trung Quốc lại là trường hợp ngoại lệ. Điều này đặt ra một câu hỏi: Phải chăng Trung Quốc phát triển rất nhanh trong mấy thập kỷ qua nhờ chấp nhận hoặc để cho tham nhũng tồn tại.
Vi sao nan tham nhung bung phat o Trung Quoc?
Tham nhũng ở Trung Quốc bùng phát cùng với công cuộc cải cách mở cửa của "trưởng lão" Đặng Tiểu Bình.
Tham nhũng không chỉ tồn tại dai dẳng trong lịch sử các triều đại Trung Quốc, mà còn nở rộ cùng với công cuộc cải cách kinh tế của  Đặng Tiểu Bình. Quá trình mở cửa nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu từ khoảng năm 1980 đã mở đường cho một nền kinh tế thị trường và tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển trong thời kỳ quá độ. Câu nói nổi tiếng "làm giàu là vinh quang" của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đã dứt bỏ mọi băn khoăn về đạo lý, khiến người Trung Quốc đua nhau kiếm tiền một cách hợp pháp và cả bất hợp pháp nữa.
Việc tạo ra "nền kinh tế hai tốc độ" theo định hướng thị trường đã tạo động lực tương tác tham nhũng giữa ba “tác nhân chủ chốt”. Các doanh nghiệp tư nhân nhận thấy những tiềm năng để phát triển  nhưng lại thiếu các nguồn lực để thực thi ý tưởng kinh doanh. Do đó, họ phải liên kết với đại diện của doanh nghiệp nhà nước - người có thể cung cấp các nguồn tài nguyên và đặc biệt nguồn tài chính từ các ngân hàng quốc doanh. Điều này cần có sự cho phép của các quan chức địa phương và dẫn đến “liên minh ma quỉ” giữa giới quan chức, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.
Như vậy, ở Trung Quốc, tham nhũng lại song hành với tăng trưởng.  Ở các nước khác, tham nhũng thường làm chậm đà phát triển vì nó ức chế đầu tư và đầu tư là động lực chính của tăng trưởng. Nhưng Trung Quốc lại khác vì nước này lấy đầu tư tràn lan để thúc đẩy tăng trưởng.  Tham nhũng ở Trung Quốc cũng giúp doanh nghiệp “luồn lách”, vượt qua các “núi” quy định đôi khi lỗi thời và trái ngược nhau của bộ máy quan liêu tập trung bao cấp.
Hơn nữa, hệ thống hành chính khu vực phân cấp độc đáo của Trung Quốc lại đề ra các mục tiêu đầu tư và sản xuất có lợi cho giới quan chức địa phương. Điều này có một sự thống nhất về mục đích là tăng trưởng bằng mọi giá, ngay cả khi tham nhũng phát triển tràn lan. Tham nhũng còn được thúc đẩy bởi sự cạnh tranh giữa các địa phương vốn nôn nóng tìm mọi cách để đạt được mục tiêu đã đề ra và “ganh đua” với nhau về tốc độ cải cách kinh tế.
Tham nhũng trong giai đoạn chuyển đổi đã trở nên trầm trọng bởi sự tồn tại của “hai loại giá” đối với  hàng tiêu dùng và nhà sản xuất. Đó là giá được thị trường xác định và giá được trợ cấp. Điều này tạo cơ hội cho những kẻ kiếm lời bất hợp pháp thông qua chênh lệch giá. Trong giai đoạn đầu của quá trình cải cách của Trung Quốc, thu lợi bất chính rất lớn đã được thực hiện bằng cách điều chỉnh mức giá chính thức và không chính thức đối với các mặt hàng tiêu dùng cơ bản.
Phương thức "lãnh đạo tập thể" thời hậu Mao Trạch Đông là nhằm tránh xung đột và buộc người ta phải “nhắm mắt bỏ qua” nhiều trường hợp tham nhũng. Hệ quả là lãng phí nguồn tài chính có được từ kết quả lao động của người dân và chính sách mở cửa kinh tế.
Ngày nay, vấn đề nằm ở chỗ giá cả “bị bóp méo”  đối với các đầu vào quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc như đất đai, năng lượng, vốn và lao động. Những trường hợp tham nhũng nghiêm trọng nhất có liên quan đến việc thu hồi đất bất hợp pháp của chính quyền địa phương và của các nhà phát triển tư nhân (có quan hệ mật thiết với chính quyền địa phương) để phát triển thương mại, chuyển hướng cho vay, trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước và lạm dụng các nguồn năng lượng.
Tăng trưởng nhanh chóng ở Trung Quốc cũng tạo điều kiện cho các cấp tham nhũng vì tạo ra của cải nhiều hơn cũng đồng nghĩa  với việc thất thoát nhiều hơn. Tham nhũng cũng được nuôi dưỡng bởi sự chênh lệch gia tăng giữa tiền lương được trả cho công chức và cho những người làm việc ở doanh nghiệp tư nhân, trong một thế giới ngày càng toàn cầu hóa.
Giai đoạn dễ bị tổn thương nhất là giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, khi các quy tắc và tài sản không được phân minh.
Mặc dù tham nhũng không dẫn đến tình trạng trì trệ ở Trung Quốc, nhưng hậu quả tiêu cực của nó là xói mòn nhận thức về công bằng, công lý và đe dọa sự tồn tại của chế độ.
Chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra kể từ khi lên cầm quyền vào năm 2012 có tầm quan trọng chính trị to lớn. Đây là chiến dịch lớn thứ ba kể từ khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949. Chiến dịch này giống với chiến dịch do Cố Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ tiến hành nhằm làm trong sạch bộ máy lãnh đạo.
Về mặt công luận, chiến dịch này đã làm người dân hài lòng do vấn nạn tham nhũng đang cản trở cải cách kinh tế và thúc đẩy "nền kinh tế ngầm”, cội nguồn chính của bất công xã hội. Tài sản bất chính chiếm từ 10-15%  Tổng sản phẩm quốc nội  (GDP).
Chiến dịch chống tham nhũng hiện nay nặng về xử lý, trừng trị hối lộ và tham nhũng…thông qua  khung hình phạt nặng hơn. Thế nhưng, theo một nghiên cứu, cơ hội phải vào tù vì tội tham nhũng chỉ là 3% ở Trung Quốc và điều này khiến cho tham nhũng có “nguy cơ thấp, lợi nhuận cao”. Chiến dịch “đả hổ, đập ruồi” đang làm thay đổi đáng kể tỷ lệ giữa nguy cơ và lợi nhuận của tham nhũng.  
Theo nhà phân tích Yukon Huang, chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình  sẽ chỉ thành công, nếu giải quyết  được các yếu tố cơ cấu thúc đẩy  tham nhũng. Điều này có nghĩa là phải phá vỡ mối quan hệ tham nhũng giữa “các tác nhân chủ chốt” trong nền kinh tế bằng cách phân định rõ  ràng vai trò và trách nhiệm của  đảng, chính phủ, các doanh nghiệp và các ngân hàng.

“Đếm” tài sản khổng lồ bị tịch thu của tỷ phú TQ

(Kiến Thức) - Trung Quốc tuyên bố tịch thu khối tài sản trị giá hơn 14 tỷ USD của gia đình bộ trưởng bộ công an Chu Vĩnh Khang vì tội tham nhũng.

“Đếm” tài sản khổng lồ bị tịch thu của tỷ phú TQ
Chu Vĩnh Khang bị bắt vào năm 2013 vì liên quan tới vụ bê bối tham nhũng làm rúng động Trung Quốc. Tổng tài sản của cả đường dây dự tính lên tới 16 tỷ USD.
Chu Vĩnh Khang bị bắt vào năm 2013 vì liên quan tới vụ bê bối tham nhũng làm rúng động Trung Quốc. Tổng tài sản của cả đường dây dự tính lên tới 16 tỷ USD.
Đường dây tham nhũng này hơn 300 người bao gồm 14 người thân trong gia đình họ Chu cùng hàng loạt quan chức cấp cao, bạn bè thân tín của ông Chu Vĩnh Khang.
 Đường dây tham nhũng này hơn 300 người bao gồm 14 người thân trong gia đình họ Chu cùng hàng loạt quan chức cấp cao, bạn bè thân tín của ông Chu Vĩnh Khang.

Bộ công an Trung Quốc đã tịch thu hơn 300 ngôi nhà và biệt thự có trị giá 1,7 tỷ NDT (khoảng 296 triệu USD).
 Bộ công an Trung Quốc đã tịch thu hơn 300 ngôi nhà và biệt thự có trị giá 1,7 tỷ NDT (khoảng 296 triệu USD). 

Chiếc xe Audi biển siêu đẹp 99999 là một trong số 60 chiếc xe bị tịch thu phục vụ cho quá trình điều tra. Ngoài ra Chu Vĩnh Khang còn bị tịch thu nhiều tranh ảnh nghệ thuật, đồ cổ...trị giá 1 tỷ NDT (khoảng 162 triệu USD).
 Chiếc xe Audi biển siêu đẹp 99999 là một trong số 60 chiếc xe bị tịch thu phục vụ cho quá trình điều tra. Ngoài ra Chu Vĩnh Khang còn bị tịch thu nhiều tranh ảnh nghệ thuật, đồ cổ...trị giá 1 tỷ NDT (khoảng 162 triệu USD).

Nguồn tin từ các công tố viên và cơ quan phòng chống tham nhũng Trung Quốc cho biết, hiện số tài sản của những người có liên quan đang bị ngân hàng Trung Quốc đóng băng lên tới 37 tỷ NDT (gần 6,5 tỷ USD) và số tài sản đang được ký gửi ở nước ngoài lên tới 51 tỷ NDT (khoảng hơn 8 tỷ USD).
Nguồn tin từ các công tố viên và cơ quan phòng chống tham nhũng Trung Quốc cho biết, hiện số tài sản của những người có liên quan đang bị ngân hàng Trung Quốc đóng băng lên tới 37 tỷ NDT (gần 6,5 tỷ USD) và số tài sản đang được ký gửi ở nước ngoài lên tới 51 tỷ NDT (khoảng hơn 8 tỷ USD). 

Giá trị cổ phiếu trong và ngoài nước trị giá 51 tỉ nhân dân tệ cùng 47.850 kg vàng, bạc, hơn 150 triệu nhân dân tệ, 2,7 triệu USD, 660.000 euro, 110.000 bảng Anh, 550.000 Franc Thụy Sĩ, 27 khẩu súng và hơn 11.000 viên đạn các cỡ.
Giá trị cổ phiếu trong và ngoài nước trị giá 51 tỉ nhân dân tệ cùng 47.850 kg vàng, bạc, hơn 150 triệu nhân dân tệ, 2,7 triệu USD, 660.000 euro, 110.000 bảng Anh, 550.000 Franc Thụy Sĩ, 27 khẩu súng và hơn 11.000 viên đạn các cỡ.

Theo thống kê, khối tài sản đã bị tịch thu để phục vụ cho quá trình điều tra lên tới 90 tỷ NDT (khoảng hơn 14,5 tỷ USD) mặc dù chưa nắm rõ có bao nhiêu phần trong đó là bất chính để xung công quỹ.
Theo thống kê, khối tài sản đã bị tịch thu để phục vụ cho quá trình điều tra lên tới 90 tỷ NDT (khoảng hơn 14,5 tỷ USD) mặc dù chưa nắm rõ có bao nhiêu phần trong đó là bất chính để xung công quỹ.

Trung Quốc khai trừ đảng hàng loạt quan chức cấp cao

(Kiến Thức) - Trung Quốc vừa khai trừ đảng hàng loạt quan chức cấp cao bao gồm cả Nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc do nhận hối lộ.

Trung Quốc khai trừ đảng hàng loạt quan chức cấp cao
Nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Từ Tài Hậu đã bị khai trừ khỏi đảng và giao cho cơ quan kiểm sát quân sự xử lý theo pháp luật do lợi dụng chức quyền, giúp đỡ người khác thăng chức và nhận hối lộ.
Trung Quoc khai tru dang hang loat quan chuc cap cao
 Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Từ Tài Hậu.
Trong một bản tin phát đi vào 18 giờ ngày 30/6, Tân Hoa xã cho biết, Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị, nghe “báo cáo thẩm tra về vụ án vi phạm kỷ luật nghiêm trọng của Từ Tài Hậu” của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Quân ủy Trung ương, quyết định khai trừ đảng đối với Từ Tài Hậu theo “Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc” và “Điều lệ Xử lý Kỷ luật của Đảng Cộng sản Trung Quốc”, chuyển hồ sơ cho cơ quan kiểm sát quân sự, đơn vị được Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ủy quyền, tiến hành xử lý theo pháp luật.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đứng đầu quân đội nước này trên cương vị Chủ tịch Quân ủy Trung ương (CMC), đã nhiều lần cam kết “dọn dẹp sạch sẽ” quân đội Trung Quốc, vốn từ lâu bị tố cáo là tham nhũng tràn lan.
Cũng trong ngày 30/6, 3 quan chức cấp cao khác đã chính thức bị khai trừ khỏi bao gồm ông Lý Đông Sinh, cựu Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc. Các nhà điều tra phát hiện ra ông Lý Đông Sinh “lợi dụng vị trí, quyền hành để kiếm lợi ích cho người khác cũng như nhận một lượng lớn tiền hối lộ”.
Đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng khai trừ Jiang Jiemin, cựu chủ tịch Ủy ban giám sát tài sản và quản lý nhà nước và Phó Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) Wang Yongchun với những hành vi như "lạm dụng vị trí quyền hành" hay "nhận hối lộ". 

Trung Quốc điều tra hơn 74.000 đảng viên

Hơn 74.000 cán bộ bị các cơ quan chống tham nhũng của ĐCS Trung Quốc điều tra trong chiến dịch chống tham nhũng từ đầu năm 2013.

Trung Quốc điều tra hơn 74.000 đảng viên
People’s Daily (Nhân dân nhật báo) dẫn số liệu từ Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương: Tính đến cuối tháng 8, có 74.333 đảng viên trong số 86 triệu đảng viên bị điều tra, với 27% bị trừng phạt.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.