Trung Quốc không còn che giấu tham vọng quân sự

Tái cơ cấu, hiện đại hóa và tăng cường sức chiến đấu của quân đội Trung Quốc nhằm mục đích… mở rộng phạm vi hoạt động ra bên ngoài lãnh thổ quốc gia.

Trung Quốc không còn che giấu tham vọng quân sự
Truyền thông Trung Quốc ngày 2/1 đưa tin quân đội nước này vừa thành lập ba đơn vị mới với mục đích xây dựng một lực lượng chiến đấu mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Quyết định này được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đánh giá là mang tính “chiến lược lớn để thực hiện giấc mơ Trung Hoa”.
Trung Quoc khong con che giau tham vong quan su
Chủ tịch nước Tập Cận Bình đẩy mạnh tái cơ cấu, hiện đại hóa và tăng cường sức chiến đấu của quân đội Trung Quốc.  
Theo Tân Hoa Xã, quân đội Trung Quốc đã quyết định thành lập một đơn vị mới để quản lý tên lửa chiến lược, đồng thời thành lập một bộ tổng tư lệnh lục quân để chỉ huy các lực lượng trên bộ và một đơn vị chi viện để hỗ trợ lực lượng tác chiến.
Trước đó một ngày, Bắc Kinh cho biết họ đang chế tạo chiếc tàu sân bay thứ hai - động thái mới nhất thể hiện nỗ lực hiện đại hóa nhanh chóng lực lượng hải quân nước này. Tàu sân bay mới có kích cỡ tương đương với chiếc Liêu Ninh hiện có và sẽ dùng năng lượng truyền thống, thay vì năng lượng hạt nhân.
Chiếc hàng không mẫu hạm 50.000 tấn này sẽ chở chiến đấu cơ loại J-15 của Trung Quốc và những loại máy bay khác. Ngày hạ thủy con tàu này chưa được xác nhận.
Nhà phân tích Nghê Lạc Hùng, thuộc đại học Thượng Hải, khẳng định rằng quân đội Trung Quốc cải cách để gia tăng khả năng tác chiến của ba binh chủng nhằm bắt kịp quân đội Tây Âu và Mỹ.
Trong khi đó, tờ “Thời báo Hoàn cầu” cho rằng quân đội Trung Quốc đã hội đủ những yếu tố cần thiết của một quân đội mạnh và xem Mỹ là đối trọng. Nếu Trung Quốc vẫn thua xa Mỹ về quân sự thì điều này sẽ ảnh hưởng đến vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế và thái độ của các nước khác đối với Trung Quốc.
Kể từ khi lên cầm quyền năm 2013, ông Tập Cận Bình đã thực hiện một chiến lược xuyên suốt nhằm cải cách quân đội với hai mục tiêu song hành là tăng cường kiểm soát chính trị lực lượng vũ trang và sử dụng sức mạnh quân sự để áp đặt quan điểm của Bắc Kinh trên trường quốc tế.
Với ngân sách quốc phòng tăng hơn 300% trong vòng một thập niên và tuyên bố “thay đổi chiến lược quan trọng để thực hiện giấc mơ đại cường quân sự” của Chủ tịch Tập Cận Bình, Bắc Kinh đang khẳng định mục tiêu đi tới củng cố sức mạnh quân sự áp đảo tại châu Á và khả năng đương đầu với phương Tây là vũ khí hiệu quả nhất để bảo vệ quyền lợi cốt lõi của Trung Quốc.
Trước đó hồi tháng 11/2015, Bắc Kinh đã dự kiến một cuộc thay đổi cơ bản đặt quân đội dưới sự kiểm soát chặt chẽ của ban lãnh đạo đảng Cộng sản mà chỉ huy tối cao là ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc đồng thời là Tổng Bí thư đảng Cộng sản, Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia.
Ông đã có kế hoạch cắt giảm quân số từ 2 triệu xuống 300.000 để tăng hiệu năng chiến đấu, theo binh pháp quân cần tinh chứ không cần đông. Cùng lúc, ông  Tập loại trừ hàng loạt tướng lĩnh trong chiến dịch chống tham nhũng và nạn mua quan bán chức trong quân đội.
Trong báo cáo chiến lược công bố vào tháng 5/2015, Bộ Quốc phòng đã khẳng định quân đội Trung Quốc có tham vọng củng cố và phát triển lực lượng hải quân để tham gia vào các chiến dịch quốc tế. Bản báo cáo chiến lược cũng gián tiếp nhìn nhận Bắc Kinh sẽ gia tăng ảnh hưởng trong khu vực châu Á khi phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Dương Vũ Quân nhấn mạnh vai trò của quân đội trong việc bảo vệ lãnh thổ chống các nước láng giềng gây hấn và sự can thiệp của Mỹ.
Xung quanh các quyết định mới đây của Trung Quốc nhằm cải cách quân đội và hiện đại hóa trang thiết bị quân sự, hãng tin AFP nhận định rằng với các động thái này, Bắc kinh sẽ gây ra những cơn “thịnh nộ” từ phía Mỹ và các quốc gia láng giềng.
Theo AFP, sự kiện Hải quân và Không quân Trung Quốc liên tục can dự vào những cuộc đối đầu tranh chấp biển đảo với Nhật và Philippines gây lo ngại sẽ xảy ra các cuộc xung đột vũ trang. Chính trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông và biển Hoa Đông, Trung Quốc đã loan báo những thay đổi cấu trúc quan trọng trong quân đội nước này.
Trung Quốc nhiều lần nói rằng sự bành trướng của hải quân nước họ không đe dọa tới các nước láng giềng. Họ cũng nói rằng tàu Liêu Ninh chủ yếu sẽ chỉ được dùng cho mục đích nghiên cứu khoa học và huấn luyện, tuy nhiên, mặc dù chưa hoạt động với đầy đủ chức năng, nhưng chiếc tàu này đã tiến hành những hoạt động huấn luyện ở Biển Đông và điều đó cho thấy Bắc Kinh sẽ tiếp tục có lập trường cứng rắn trong các vụ tranh chấp biển đảo.

Quân đội Trung Quốc tập trận đánh chiếm Đài Loan?

(Kiến Thức) - Một loạt các cuộc tập trận gần đây cho thấy dường như Quân đội Trung Quốc đang tập trận đánh chiếm Đài Loan và phô diễn sức mạnh không quân-hải quân.

Quân đội Trung Quốc tập trận đánh chiếm  Đài Loan?
Các cuộc tập trận cũng bộc lộ ý định của PLA sử dụng các tàu dân sự để tăng cường lực lượng đổ bộ đánh chiếm Đài Loan, trong trường hợp khẩn cấp.
Quan doi Trung Quoc tap tran danh chiem  Dai Loan?
Tàu chiến Trung Quốc.
Hai nhà phân tích Richard Fisher và James Hardy của  IHS Jane’s  viết: "Để bù đắp cho qui mô tương đối nhỏ của hạm đội vận tải đổ bộ, Quân đội Trung Quốc đã đồng tài trợ cho các công ty dân sự đóng một số lượng lớn các tàu phà vận tải. Số tàu phà này sẽ được xung quân trong trường hợp khẩn cấp và là một yếu tố thường xuyên trong các bài tập vận tải dân sự-quân sự”.  

Trung Quốc: Cải tổ quân đội làm tăng nguy cơ xung đột

(Kiến Thức) - Kế hoạch cải tổ quân đội Trung Quốc làm gia tăng nguy cơ xung đột với các nước láng giềng và Mỹ, vì để cho các chỉ huy cấp thấp lộng hành.

Trung Quốc: Cải tổ quân đội làm tăng nguy cơ xung đột
Đó là nhận định trong một bài viết của chuyên gia Joseph A. Bosco đăng trên trang mạng The Diplomat. Ông Joseph A. Bosco làm việc cho Center for National Interest ( Mỹ) và là cộng sự viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu và Chiến lược Quốc tế (CSIS).
Trung Quoc: Cai to quan doi lam tang nguy co xung dot
Thông qua kế hoạch cải tổ Quân đội Trung Quốc (PLA), ông Tập Cận Bình muốn PLA sẵn sàng chiến đấu hơn. 
Kế hoạch cải tổ quân đội Trung Quốc đã được chủ tịch Tập Cận Bình loan báo hôm 26/11tại một cuộc họp kín quy tụ hơn 200 quan chức cao cấp của chính phủ và quân đội.

IS sẽ tăng cường khủng bố phương Tây trong năm 2016?

(Kiến Thức) - Theo chuyên gia Mỹ Wayne White, Nhà nước Hồi giáo (IS) đã bị suy yếu trong năm qua, nhưng sẽ tăng cường tấn công khủng bố ở phương Tây trong năm 2016.

IS sẽ tăng cường khủng bố phương Tây trong năm 2016?
Mỹ  đã ném bom các mục tiêu Nhà nước Hồi giáo (IS) hơn một năm, vì sợ rằng IS có thể sử dụng Iraq và Syria để lên kế hoạch tấn công phương Tây như Al-Qaeda từng làm trong những năm 1990 khi  thiết lập các căn cứ ở Afghanistan và tấn công khủng bố nước Mỹ  11/9/2001, sát hại gần 3.000 người ở New York và Washington.
IS se tang cuong khung bo phuong Tay trong nam 2016?
Bị đánh đau ở Iraq và Syria, nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo sẽ tăng cường tấn công trả đũa ở phương Tây.
Mọi dấu hiệu cho thấy vị thế của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo đã suy yếu đáng kể ở Iraq và Syria, nhưng những kẻ khủng bố biết rõ cần phải làm gì và một trong những cách trả đũa là tiến hành các cuộc tấn công khủng bố chống lại phương Tây và Mỹ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.