Quân đội Trung Quốc tập trận đánh chiếm Đài Loan?

(Kiến Thức) - Một loạt các cuộc tập trận gần đây cho thấy dường như Quân đội Trung Quốc đang tập trận đánh chiếm Đài Loan và phô diễn sức mạnh không quân-hải quân.

Quân đội Trung Quốc tập trận đánh chiếm  Đài Loan?
Các cuộc tập trận cũng bộc lộ ý định của PLA sử dụng các tàu dân sự để tăng cường lực lượng đổ bộ đánh chiếm Đài Loan, trong trường hợp khẩn cấp.
Quan doi Trung Quoc tap tran danh chiem  Dai Loan?
Tàu chiến Trung Quốc.
Hai nhà phân tích Richard Fisher và James Hardy của  IHS Jane’s  viết: "Để bù đắp cho qui mô tương đối nhỏ của hạm đội vận tải đổ bộ, Quân đội Trung Quốc đã đồng tài trợ cho các công ty dân sự đóng một số lượng lớn các tàu phà vận tải. Số tàu phà này sẽ được xung quân trong trường hợp khẩn cấp và là một yếu tố thường xuyên trong các bài tập vận tải dân sự-quân sự”.  
Tham gia các cuộc tập trận có phà tự hành trọng tải 20.000 tấn của Cục Vận tải không quân (PLAAF). Trong các cuộc tập trận hiện nay, chiếc phà này đã vận chuyển lục quân và xe tải từ biển Bột Hải đến Biển Đông.
Hai nhà phân tích Fisher và Hardy đánh giá rằng trong trường hợp đổ bộ, nỗ lực quân sự và dân sự kết hợp có thể vận chuyển từ 8-12 sư đoàn  PLA đến Đài Loan.
Tạp chí The National Interest hồi tuần trước đưa tin rằng Hải quân  Trung Quốc (PLAN) và Không quân Trung Quốc  (PLAAF) đã tiến hành một cuộc tập trận chung gần Kênh Bashi. Kênh Bashi  nằm giữa  Philippines và Đài Loan là cửa ngõ của Biển Đông đi ra Thái là cửa ngõ của Biển Đông đi ra Thái Bình Dương.
Quan doi Trung Quoc tap tran danh chiem  Dai Loan?-Hinh-2
Không quân Trung Quốc đã đưa máy bay ném bom H-6K tiên tiến nhất   tham gia cuộc tập trận gần Kênh Bashi . 
The National Interest cho biết Không quân Trung Quốc đã đưa  máy bay ném bom H-6K tiên tiến nhất  cùng với các loại chiến đấu cơ H-6G và J-11 tham gia cuộc tập trận gần Kênh Bashi .
Các cuộc tập trận thường xuyên kết hợp Hải quân và Không quân Trung Quốc trong khu vực có khả năng làm suy yếu đáng kể Đài Loan.
Một cuộc tấn công vào Đài Loan sẽ đòi hỏi sự hợp đồng tác chiến giữa Hải quân, Không quân và Lực lượng đổ bộ Trung Quốc. Vì vậy, mặc dù Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố rằng các cuộc tập trận này không nhắm vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào, nhưng  đây rõ ràng là động thái tăng cường chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào Đài Loan.
Các cuộc tập trận có vẻ được sử dụng cho mục đích này. Thật vậy, bên cạnh các tàu dân sự được sử dụng trong các cuộc tập trận, IHS Jane’s lưu ý rằng Hải quân Trung Quốc đã huy động  tàu khu trục Type 052B, một tàu khu trục Type 054A và một tàu hậu cần Type 904 tham gia  các cuộc tập trận. Tàu khu trục Type 052B sẽ được sử dụng như một phần của lực lượng  đánh chiếm đảo, với nhiệm vụ phòng không cho lực lượng đổ bộ.
Quan doi Trung Quoc tap tran danh chiem  Dai Loan?-Hinh-3
Tàu khu trục Type 052B sẽ được sử dụng như một phần của lực lượng  đánh chiếm đảo, với nhiệm vụ phòng không cho lực lượng đổ bộ. 
Tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc cũng đang tiến hành diễn tập trong tuần này. Hiện chưa rõ các bài tập của tàu sân bay Liêu Ninh có mô phỏng một cuộc tấn công Đài Loan hay không.
Các cuộc tập trận của Trung Quốc trùng hợp với việc  ông Tsai Ing-wen, Chủ tịch Đảng Dân tiến của Đài Loan (DPP) thăm Mỹ. DPP có truyền thống phản đối Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng như việc tái thống nhất Đài Loan với Trung Quốc đại lục.  Đảng này cũng có truyền thống phản đối "nguyên tắc một Trung Quốc".
 Chủ tịch DPP Tsai Ing-wen có khả năng tranh chức tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2016 ở Đài Loan. DPP đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử địa phương ở Đài Loan năm ngoái, khiến nhiều người cho rằng người của đảng này có thể giành chức tổng thống vào năm 2016. Đây chính là điều mà ĐCS Trung Quốc và Chủ tịch Tập Cận Bình không hề mong muốn.
Đây không phải là lần đầu tiên Quân đội Trung Quốc (PLA) tập trận mô phỏng một cuộc xâm lược Đài Loan. Theo The Washington Times, vào mùa thu năm 2013, hơn 20.000 binhsĩ  các thủy thủ và phi công Trung Quốc cũng đã tiến hành tập trận chung, với Đài Loan là mục tiêu mô phỏng của một cuộc xâm lược theo phong cách cuộc đổ bộ Normandy trong Chiến tranh thế giới thứ II.

Trung Quốc tập trận gần Đài Loan, Philippines khiến Mỹ lo

Những thông tin về việc Trung Quốc tập trận gần Đài Loan, Philippines đang gây rúng động khu vực và khiến Washington lo ngại. 

Trung Quốc tập trận gần Đài Loan, Philippines khiến Mỹ lo
Bộ quốc phòng Trung Quốc cho biết tàu chiến và máy bay nước này ngày 10/6 đã băng qua qua eo biển Bashi nằm giữa Đài Loan và Philippines để tiến hành cuộc tập trận thường niên ở Tây Thái Bình Dương. Những thông tin về việc Trung Quốc tập trận gần Đài Loan, Philippines này đang gây rúng động khu vực và khiến Washington lo ngại. 
Những động thái ngày càng quyết đoán của Trung Quốc nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền ở biển Đông và biển Hoa Đông gây rúng động khu vực và khiến Washington lo ngại. Những căng thẳng leo thang dẫu Bắc Kinh luôn cho rằng họ không có ý thù địch.

Quân đội Trung Quốc hậu thuẫn phiến quân Ấn Độ?

(Kiến Thức) -  Các báo ở New Delhi đồng loạt cáo buộc Quân đội Trung Quốc hậu thuẫn phiến quân NSCN-K đang hoạt động mạnh ở vùng đông bắc Ấn Độ.

Quân đội Trung Quốc hậu thuẫn phiến quân Ấn Độ?
Quân đội Ấn Độ hôm 4/6 đã trúng ổ phục kích của phiến quân ở huyện Chandel, bang Manipur, khiến 18 binh sĩ chính phủ thiệt mạng.
Trong khi đó, trang mạng New Outlook có trụ sở ở Thượng Hải đưa tin rằng  truyền thông Ấn Độ rầm rộ đăng tải các bài viết tố cáo Quân đội Trung Quốc hậu thuẫn phiến quân NSCN-K đang hoạt động mạnh ở vùng đông bắc Ấn Độ.

Quan hệ Mỹ-Ukraine: Thiếu cả chiến lược lẫn đối tác

(Kiến Thức) - Quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Ukraine  thiếu “cả chiến lược lẫn đối tác”, khi phương Tây đang chơi một canh bạc chính trị mạo hiểm trong khu vực.

Quan hệ Mỹ-Ukraine: Thiếu cả chiến lược lẫn đối tác
Quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Ukraine  thiếu “cả chiến lược lẫn đối tác” là nhận định của ba học giả người Mỹ: Matthew Rojansky (chuyên gia về quan hệ của Mỹ với các nước thuộc Liên Xô cũ và là giám đốc Học viện Kennan), Thomas Graham  (giám đốc điều hành Kissinger Associates Inc) và Michael Kofman (chuyên gia quân sự và chính sách công tại Viện Kennan).
Quan he My-Ukraine thieu “ca chien luoc lan doi tac”
Tổng thống Ukraine Petro Poroschenko bắt tay Tổng thống Mỹ Barack Obama trong mối quan hệ  thiếu “cả chiến lược lẫn đối tác”.

Trong một bài viết được Reuters đăng tải, ba học giả Mỹ nói trên viết : "Washington và Kiev đã đạt đến giới hạn của những gì gọi là hùng biện chính trị, đỉnh cao và các biểu tượng có thể đạt được. Hiện thời, hai bên phải xác định lợi ích quốc gia quan trọng nào có thể xây dựng và duy trì quan hệ hợp tác giữa hai nước trong tương lai gần. Nếu không, hai nước có nguy cơ tiếp tục một mối quan hệ sẽ dẫn đến thất vọng và cuối cùng là sự chia rẽ giữa người Mỹ và người Ukraine”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.