Trung Quốc “đả hổ” trong lĩnh vực tài chính

(Kiến Thức) - Mạng Duowei News đưa tin, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) của ĐCS Trung Quốc vừa thành lập đội phòng chống tham nhũng nhắm vào lĩnh vực tài chính.

Hôm 23/10, CCDI công bố danh sách các tổ chức lọt vào tầm ngắm thanh tra trong đợt tra thứ ba này. Đặc biệt, danh sách thanh tra nói trên bao gồm tổng cộng 31 công ty, doanh nghiệp và  90% trong số đó là thuộc lĩnh vực tài chính.
Cụ thể, có tên trong danh sách đen là Ủy ban Quản lý chứng khoán Quốc gia Trung Quốc (CSRC), Ủy Ban điều phối ngân hàng Trung Quốc (CBRC), Ủy ban điều phối bảo hiểm Trung Quốc (CIRC) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (Ngân hàng Trung ương -PBoC).
Trung Quoc “da ho” trong linh vuc tai chinh
Thời gian qua, thị trường chứng khoán Trung Quốc nhiều phen chao đảo.
Đợt trấn áp này được cho là nhắm tới các công ty và cá nhân bị cáo buộc “bán khống” cổ phiếu và nâng khống các chỉ số giao dịch, thao túng thị trường dẫn tới tình trạng sụt giảm chứng khoán Trung Quốc kể từ tháng 6/2015.
Trong khoảng thời gian danh sách trên được công bố, ông Trần Hồng Kiều, Tổng Giám Đốc Công ty Chứng khoán Quốc tín (tên giao dịch là Guosen) đã tự vẫn ở nhà riêng. Cảnh sát tìm thấy lá thư tuyệt mệnh của ông ta với nội dung rằng: “Làm ơn hãy để vợ con tôi được yên”. Có tin đồn cho rằng, TGĐ họ Trần đang chuẩn bị chạy trốn khi ông ta nghe phong phanh thông tin rằng, nhà chức trách đã ra lệnh cấm ông ta xuất cảnh ra nước ngoài.
Cùng với đó, hôm 24/10, TGĐ Công ty Đầu tư Chứng khoán CITIC Jinshi, ông Qi Shuguangde đã bị cơ quan điều tra dẫn giải. Cho tới nay, vẫn chưa rõ lý do ông ta bị cảnh sát bắt giữ.
CITIC Jinshi là công ty con của Công ty chứng khoán CITIC Securities do chính phủ Trung Quốc sở hữu và hiện nằm trong danh sách bị cáo buộc đã thao túng thị trường chứng khoán nước này. Chủ tịch của CITIC Securities Xi Gang cùng 7 quan chức cấp cao khác trong công ty trên đã bị bắt giữ vì nghi tiết lộ thông tin mật cho nước ngoài.
Trung Quoc “da ho” trong linh vuc tai chinh-Hinh-2
Ông Trần Hồng Kiều, Tổng Giám Đốc Công ty Chứng khoán Quốc tín đã tự vẫn ở nhà riêng.
Tờ Duowei News cho biết, Quốc tín và công ty CITIC Jinshi đều nằm trong diện bị điều tra lần này là do cả hai công ty này đều có dính líu tới công ty TNHH Sidu có trụ sở ở Thượng Hải. Vào tháng 8/2015, cơ quan quản lý Trung Quốc đã liệt các giao dịch trên hai sàn của công ty chứng khoán Quốc tín và Sidu là “các hoạt động không bình thường”, khiến Chỉ số CSI 300 Index giảm 0,7% chỉ trong duy nhất một phiên giao dịch buổi sáng. Theo Duowei, bốn trong số năm cổ đông của Quốc Tín được cho là có quan hệ với CITIC Securities.
Thông tin trên đưa ra đúng thời điểm người đứng đầu CCDI Vương Kỳ Sơn mới lập ra đội “đả hổ” để điều tra các nhân vật cấp cao tham nhũng ở lĩnh vực tài chính. Ngoài ông Vương, đội trên còn có Li Xiaohong, cựu Chủ tịch Công ty Chứng khoán Hoa Hạ và là thư ký ủy ban kỷ luật của CSRC.
Thành viên còn lại của nhóm trên được cho là ngôi sao chính trị đang lên Chen Yong, người từng có thâm niên làm việc 5 năm ở Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, chi nhánh Liêu Ninh.

Vì sao nạn tham nhũng bùng phát ở Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Vì sao nạn tham nhũng bùng phát ở Trung Quốc và ban lãnh đạo hiện nay ở Bắc Kinh làm thế nào để giải quyết vấn nạn này?

Trong bài viết đăng trên tạp chí The Diplomat, cựu Giám đốc Ngân hàng Thế giới ở Trung Quốc Yukon Huang nhận xét rằng ban lãnh đạo mới ở Trung Quốc xem ra khá thận trọng về cải cách kinh tế, nhưng khá mạnh bạo trong chiến dịch chống tham nhũng. Chiến dịch này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của công chúng nhưng những tác động kinh tế trước mắt của nó là khá phức tạp. Giới quan chức tỏ ra do dự trong khâu ra quyết định, tiêu thụ xe sang đã giảm mạnh và tăng trưởng kinh tế có xu hướng ngày càng chậm đi. Điều này khiến người ta đặt câu hỏi về vai trò của tham nhũng trong quá trình phát triển của Trung Quốc trong mấy thập kỷ qua.
Các phân tích về tham nhũng ở Trung Quốc thường gây nhầm lẫn. Làm thế nào để phát hiện tham nhũng và tác động của nó đối với nền kinh tế Trung Quốc như thế nào?

Chống tham nhũng ở Trung Quốc: “Trị ngọn” chưa “trị gốc”

(Kiến Thức) - Trong ba năm qua, chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc mới “trị ngọn” chứ chưa “trị gốc”, triệt tiêu cội nguồn  của vấn nạn tham nhũng.

Nhân Dân nhật báo số ra ngày 21/8, đăng bài “Tổng kết kinh nghiệm ba năm chống tham nhũng” của Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương Vương Kỳ Sơn - người đi đầu trong chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Tập Cận Bình phát động.
Các đại biểu Hồ Cẩm Đào, Giang Trạch Dân và Tập Cận Bình (từ trái qua phải) tại Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 18 ĐCS Trung Quốc.
Các đại biểu Hồ Cẩm Đào, Giang Trạch Dân và Tập Cận Bình  (từ trái qua phải) tại Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 18 ĐCS Trung Quốc. 
Ông Vương Kỳ Sơn viết chiến dịch chống tham nhũng được tiến hành ba năm qua mới chỉ “trị ngọn” để chuẩn bị cho “chiến dịch trị gốc” vấn nạn tham nhũng. Điều này cho thấy chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc càng ngày càng trở nên gay cấn.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.