Trung Quốc đã có tên lửa diệt hạm phóng đứng?

(Kiến Thức) - Đoạn clip mà kênh CCTV đăng tải được các chuyên gia Trung Quốc bình luận đó có thể là cuộc thử tên lửa diệt hạm YJ-18 phóng thẳng đứng.

Trung Quốc đã có tên lửa diệt hạm phóng đứng?
Kênh truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV mới đây có đăng tải bản tin ghi lại hình ảnh bắn thử nghiệm tên lửa diệt hạm theo phương thẳng đứng trên tàu không rõ kiểu loại. Các chuyên gia Trung Quốc khi xem hình ảnh này đã cho rằng, khả năng cao đây là cuộc thử nghiệm tên lửa diệt hạm YJ-18 từ tàu thử nghiệm tổng hợp, không phải là tàu chiến đang biên chế.
Loại tên lửa nghi là YJ-18 phóng từ tàu thử nghiệm tổng hợp.
 Loại tên lửa nghi là YJ-18 phóng từ tàu thử nghiệm tổng hợp.
Trước đó, Jane's Defence Weekly đã cho biết, tên lửa YJ-18 (hay còn gọi là Ưng Kích 18 của Trung Quốc sau khi phóng từ hệ thống phóng thẳng đứng sẽ sử dụng cánh lái ở phía đuôi nhanh chóng chuyển hướng. Sau đó động cơ phản lực chính sẽ kích hoạt đưa tên lửa vào giai đoạn hành trình với tốc độ Mach 0,8 đưa quả đạn bay xa 180km. Hết nhiên liệu, tầng động cơ tách khỏi thân và tầng động cơ nhiên liệu rắn thứ 2 khởi động đưa tên lửa bay thêm 40km với tốc độ hành trình Mach 2,5-3 (tức là gấp 2,5-3 lần vận tốc âm thanh). Như vậy trong toàn bộ quá trình tác chiến của tên lửa đều nằm trong trạng thái kết hợp cận âm và siêu âm.
Bình luận về điều này, chuyên gia quân sự Trung Quốc Tống Đào cho biết, nếu nội dung mà báo chí nước ngoài nêu là thật thì tên lửa YJ-18 có ưu điểm là tầm bắn xa và khối lượng bay nhỏ của tên lửa tốc độ cận âm, có tính năng thâm nhập dễ dàng của tên lửa siêu âm, là đại diện phương hướng phát triển của tên lửa chống hạm trong tương lai.
Tuy nhiên ông Tống Đào cũng cho biết thêm, phương thức kết hợp “cận âm + siêu âm này không phải là sự kết hợp thực sự, tên lửa chống hạm kết hợp cận âm và siêu âm tương lai là chỉ trong toàn bộ quá trình bay của tên lửa dưới điều kiện môi trường hải chiến, đối phương tấn công và mức độ gây nhiễu điện từ, có thể kịp thời thay đổi tốc độ của tên lửa, để nó đáp ứng yêu cầu của tầm bắn, mà còn đáp ứng sự thay đổi của môi trường hải chiến".
Cận cảnh qui trình quả đạn rời bệ phóng thẳng đứng.
 Cận cảnh qui trình quả đạn rời bệ phóng thẳng đứng.
Có thể thấy qui trình rất giống các cuộc phóng Tomahawk hay SM-2/3 trên tàu chiến Mỹ.
 Có thể thấy qui trình rất giống các cuộc phóng Tomahawk hay SM-2/3 trên tàu chiến Mỹ.
 
Bình luận ảnh phóng tên lửa chống hạm kiểu mới trên đài CCTV, nhà bình luận quan sự Trung Quốc Lưu Tự Quân cho rằng, tên lửa chống hạm kiểu mới này có thể sử dụng hệ thống phóng thẳng đứng tên lửa trên tàu kiểu CCL mới không giống với hệ thống phóng MK41 của Mỹ, đặc điểm của hệ thống phóng này là do 2 CCL trong và ngoài hợp thành.
Theo ông Lưu Tự Quân, ưu điểm lớn nhất của hệ thống phóng này là mỗi ống phóng đều tự thành một hệ thống, có thể độc lập hoàn thành toàn bộ quá trình từ dự trữ, vận chuyển đến phóng, mà không cần thiết bị hỗ trợ khác, chỉ cần đường kính tên lửa không lớn hơn đường kính của ống phóng thì có thể sử dụng cùng một ống phóng, cho nên rất dễ thực hiện phóng các loại tên lửa khác nhau như phòng không, chống hạm, chống ngầm.
Do tài liệu về tên lửa chống hạm mới rất hạn chế, nhưng từ cái nhìn tổng thể về sự phát triển của tên lửa chống hạm nội địa của Trung Quốc có thể thấy, kích thước của YJ-18 giống với mẫu YJ-62 nội địa. Chúng đều sử dụng phương thức dẫn đường radar chủ động pha cuối và quán tính tiếp sức đã rất phát triển của Trung Quốc, trong quá trình bay của tên lửa có thể sử dụng chuỗi dữ liệu tiến hành điều chỉnh quỹ đạo bay của tên lửa.
Loại tên lửa "lạ" đánh trúng mục tiêu.
 Loại tên lửa "lạ" đánh trúng mục tiêu.
Hiện nay tàu khu trục Type 052D mới nhất của nước này sử dụng một hệ thống phóng thẳng đứng 32 ống thay thế 2 thiết bị phóng tên lửa chống hạm YJ-62 4 nòng trước đây. Vì vậy các phương tiện truyền thông và chuyên gia cho rằng tàu khu trục Type 052D sẽ tích hợp tên lửa chống hạm trên hệ thống phóng thẳng đứng của tàu.
Nếu tên lửa chống hạm kiểu mới YJ-18 đưa vào phục vụ thuận lợi thì có thể sẽ nâng cao khả năng tấn công đối hải cho tàu chiến mặt nước của Hải quân Trung Quốc và để hải quân nước này thực hiện một bước tiến quan trọng cho hệ thống phóng thẳng đứng trên tàu.

YJ-12: “lưỡi hái tử thần” diệt tàu sân bay Mỹ

(Kiến Thức) - Các chuyên gia quân sự Trung Quốc tin rằng sức mạnh của tên lửa không đối hạm YJ-12 chỉ xếp sau tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay DF-21D.

YJ-12: “lưỡi hái tử thần” diệt tàu sân bay Mỹ

YJ-18: vũ khí cực nguy hiểm với chiến hạm Aegis Mỹ

(Kiến Thức) - Chỉ cần một quả Ưng Kích 18 (YJ-18) với tốc độ gấp 3 lần vận tốc âm thanh, đầu đạn nặng gần 300kg là đủ để tàu chiến Mỹ mất khả năng tác chiến.

YJ-18: vũ khí cực nguy hiểm với chiến hạm Aegis Mỹ

YJ-91: “lưỡi hái tử thần” diệt chiến hạm Aegis Mỹ

(Kiến Thức) - Để phá thế bao vây bằng chiến hạm Aegis của Mỹ và đồng minh, Trung Quốc đang tích cực phát triển tên lửa chống radar để tiêu diệt “trái tim” Aegis.

YJ-91: “lưỡi hái tử thần” diệt chiến hạm Aegis Mỹ

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới