Trung Quốc đã bắt bao nhiêu “cọp” tham nhũng?

(Kiến Thức) - Trong gần ba năm, kể từ khi Tổng Bí thư Tập Cận Bình phát động chiến dịch chống tham nhũng, Trung Quốc đã điều tra truy tố  80 "cọp tham nhũng".

Trung Quốc đã bắt bao nhiêu “cọp” tham nhũng?
Thông báo đêm 7/10 về việc điều tra Tỉnh trưởng  tỉnh Phúc Kiến Su Shulin đã khiến cho người Trung Quốc cảm thấy bất ngờ trong tuần lễ nghỉ Quốc khánh.
Trung Quoc da bat bao nhieu “cop” tham nhung?
Ảnh minh họa.
Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) của ĐCS Trung Quốc (CPC) cho biết ông Su Shulin  đã bị điều tra vì nghi ngờ "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng", mặc dù ông này vẫn tham gia một chuyến thanh sát thường kỳ, vài ngày trước khi thông báo của CCDI được công bố.
Su Shulin  là một trong số 23 quan chức cấp  tỉnh hoặc cấp bộ bị  điều tra hoặc truy tố trong năm nay. Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã điều tra hàng loạt quan chức tham nhũng khác nhau, từ cấp thấp (“ruồi”) đến cấp cao (“hổ” hay “cọp”).
Trong gần ba năm, kể từ khi ĐCS Trung Quốc bắt đầu chiến dịch chống tham nhũng sau khi ông Tập Cận Bình nắm quyền điều hành vào cuối năm 2012, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã trừng phạt tổng cộng 80 "con cọp" (hổ). Con số này không bao gồm các viên tướng hàng đầu.
Trong số những “con cọp” bị trừng phạt có một số quan chức cấp cao làm việc trong các cơ quan an ninh quốc gia, tòa án, thể thao, bảo vệ môi trường và  an toàn lao động – những lĩnh vực trước đó chưa bị chiến dịch chống tham nhũng đụng chạm tới.
Trung Quoc da bat bao nhieu “cop” tham nhung?-Hinh-2
Không có "an toàn khu" dành cho các quan tham Trung Quốc đương chức hoặc đã nghỉ hưu. Trong ảnh: Cựu Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, cựu "trùm an ninh" Chu Vĩnh Khang bị đem ra xét xử. 
Các quan chức hàng đầu như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai và Lý Lệnh Hoa chỉ là các quan chức  lãnh đạo cấp trung ương đầu tiên bị trừng phạt trong chiến dịch chống tham nhũng vẫn tiếp diễn. Các lãnh đạo cấp tỉnh tham nhũng như cựu Bí thư  tỉnh ủy  Hà Bắc Zhou Benshun và Tỉnh trưởng Phúc Kiến Su Shulin  sẽ tiếp tục bị trừng phạt trong chiến dịch chống tham nhũng  hiện nay.
Chỉ có Bắc Kinh, Thượng Hải và Khu tự trị Ningxia Hui là chưa có quan chức cấp cao bị điều tra tham nhũng.
Trong số 28 khu vực cấp tỉnh còn lại, tỉnh Sơn Tây đã có 7 cán bộ cao cấp điều tra truy tố vì tội tham nhũng.  Đây là tỉnh có số lượng quan chức bị điều tra-truy tố nhiều nhất Trung Quốc.
Trong chiến dịch chống tham nhũng hiện nay ở Trung Quốc, không có lĩnh vực nào được coi là “an toàn khu” đối với đội ngũ cán bộ đương chức hoặc đã nghỉ hưu.  Đã có ít  nhất 10 “cọp” nghỉ hưu bị điều tra tham nhũng.
Mặc dù đã  điều tra và truy tố hàng trăm cán bộ cao cấp trên toàn quốc, nhưng chiến dịch chống tham nhũng hiện nay ở Trung Quốc không hề có dấu hiệu chững lại.
Hơn nữa, trong tương lai, Trung Quốc còn ban hành nhiều đạo luật để hỗ trợ chiến dịch chống tham nhũng. Ủy viên thường vụ Bộ chính trị, Chủ tịch Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc hội Trung Quốc) Trương Đức Giang đã  kêu gọi ban hành Luật chống tham nhũng,  trong báo cáo công tác tại kỳ họp thường niên của cơ quan lập pháp hàng đầu hồi tháng 3/2015.
Trong tháng 8/2015, Quốc hội Trung Quốc đã sửa đổi Luật hình sự để tăng khung hình phạt đối với tội danh tham nhũng. Luật mới này loại trừ ân giảm đối với hầu hết các quan chức tham nhũng và qui định các tội phạm bị tòa phán quyết tử hình hoãn thi hành án sẽ bị phạt tù chung thân sau hai năm hưởng án treo.
Luật hình sự sửa đổi này nhằm mục đích để bảo vệ sự công bằng tư pháp và ngăn chặn việc tội phạm tham nhũng có thời gian ngồi tù ngắn hơn thông qua các đợt ân xá. Nó cũng nhắm đến các quan chức tham nhũng “đi cửa sau” tìm kiếm sự ân xá bất hợp pháp, tạm tha hoặc tránh bị tù đày.

Vì sao nạn tham nhũng bùng phát ở Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Vì sao nạn tham nhũng bùng phát ở Trung Quốc và ban lãnh đạo hiện nay ở Bắc Kinh làm thế nào để giải quyết vấn nạn này?

Vì sao nạn tham nhũng bùng phát ở Trung Quốc?
Trong bài viết đăng trên tạp chí The Diplomat, cựu Giám đốc Ngân hàng Thế giới ở Trung Quốc Yukon Huang nhận xét rằng ban lãnh đạo mới ở Trung Quốc xem ra khá thận trọng về cải cách kinh tế, nhưng khá mạnh bạo trong chiến dịch chống tham nhũng. Chiến dịch này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của công chúng nhưng những tác động kinh tế trước mắt của nó là khá phức tạp. Giới quan chức tỏ ra do dự trong khâu ra quyết định, tiêu thụ xe sang đã giảm mạnh và tăng trưởng kinh tế có xu hướng ngày càng chậm đi. Điều này khiến người ta đặt câu hỏi về vai trò của tham nhũng trong quá trình phát triển của Trung Quốc trong mấy thập kỷ qua.
Các phân tích về tham nhũng ở Trung Quốc thường gây nhầm lẫn. Làm thế nào để phát hiện tham nhũng và tác động của nó đối với nền kinh tế Trung Quốc như thế nào?

“Thập tự chinh” chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình

(Kiến Thức) -  "Thập tự chinh” chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình  là  “đoạn tuyệt với quá khứ”, chứ không phải là  "thời kỳ bình thường" đối với kinh tế Trung Quốc.

 “Thập tự chinh” chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình
Lịch sử sẽ  ghi nhớ cuộc “thập tự chinh” chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình.
“Thap tu chinh” chong tham nhung cua ong Tap Can Binh
Một quan tham Trung Quốc bị bắt trong chiến dịch "Săn cáo" ở nước ngoài.
Cho đến nay,  Chủ tịch Trung Quốc dường như  tập trung đối phó với vấn nạn tham nhũng hơn là tiến hành cải cách kinh tế. Các chiến dịch chống tham nhũng hiện nay ở Trung Quốc nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của công chúng, nhưng  tác động kinh tế trước mắt của nó vẫn còn gây tranh cãi. Giới quan chức hiện đang lưỡng lự  trong khâu ra quyết định và mức độ tiêu thụ xe sang đã giảm mạnh, những chỉ dấu cho thấy tình trạng suy thoái kinh tế.

“Hùm xám” Chu Vĩnh Khang lĩnh án tù chung thân

(Kiến Thức) - “Hùm xám” Chu Vĩnh Khang đã bị tuyên án tù chung thân - với các tội danh nhận hối lộ, lạm quyền và cố ý tiết lộ bí mật quốc gia.

“Hùm xám” Chu Vĩnh Khang lĩnh án tù chung thân
Theo Tân Hoa Xã, Tòa án nhân dân Trung cấp số 1 thành phố Thiên Tân ngày 11/6 đã tuyên phạt cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang mức án tù chung thân.
“Hum xam” Chu Vinh Khang linh an tu chung than
Tòa án nhân dân Trung cấp số 1 thành phố Thiên Tân ngày 11/6 đã tuyên phạt cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang mức án tù chung thân.  
Cựu ủy viên Thường trực Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc Chu Vĩnh Khang bị tuyên tù chung thân đối với tội danh nhận hối lộ, tước vĩnh viễn các quyền lợi chính trị và tịch thu tài sản cá nhân. Đối với tội danh lạm dụng chức quyền, ông bị tuyên 7 năm tù giam và đối với tội danh cố ý tiết lộ bí mật quốc gia là 4 năm tù giam.Tổng hình phạt đối với cả 3 tội danh là tù chung thân, tước vĩnh viễn quyền lợi chính trị và bị tịch thu tài sản cá nhân.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.