“Thập tự chinh” chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình

(Kiến Thức) -  "Thập tự chinh” chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình  là  “đoạn tuyệt với quá khứ”, chứ không phải là  "thời kỳ bình thường" đối với kinh tế Trung Quốc.

 “Thập tự chinh” chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình
Lịch sử sẽ  ghi nhớ cuộc “thập tự chinh” chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình.
“Thap tu chinh” chong tham nhung cua ong Tap Can Binh
Một quan tham Trung Quốc bị bắt trong chiến dịch "Săn cáo" ở nước ngoài.
Cho đến nay,  Chủ tịch Trung Quốc dường như  tập trung đối phó với vấn nạn tham nhũng hơn là tiến hành cải cách kinh tế. Các chiến dịch chống tham nhũng hiện nay ở Trung Quốc nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của công chúng, nhưng  tác động kinh tế trước mắt của nó vẫn còn gây tranh cãi. Giới quan chức hiện đang lưỡng lự  trong khâu ra quyết định và mức độ tiêu thụ xe sang đã giảm mạnh, những chỉ dấu cho thấy tình trạng suy thoái kinh tế.
Một số người lạc quan cho rằng nỗ lực chống tham nhũng ở Trung Quốc cuối cùng sẽ thành công và mang lại mô hình phát triển hiệu quả, bền vững hơn. Những người khác lại nhìn qua lăng kính  chính trị và  đặt câu hỏi về vai trò của tham nhũng trong việc định hình con đường phát triển của Trung Quốc mấy thập kỷ qua.
Những giải thích về tham nhũng ở Trung Quốc thường rất đa chiều và  gây nhầm lẫn. Vậy  tham nhũng là gì? Tác động của nó đối với nền kinh tế ra sao và các biện pháp phát triển bền vững phải như thế nào?
Để đơn giản hóa những vấn đề này, hãy định nghĩa tham nhũng kinh tế là việc sử dụng của công để phục vụ cho lợi ích cá nhân. Như vậy hành vi vô đạo đức của cá nhân có thể bị coi là xấu xa, nhưng không phải là tham nhũng.
Tham nhũng, theo định nghĩa này,  rõ ràng phổ biến hơn khi nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thông qua việc sở hữu hoặc kiểm soát các nguồn tài nguyên cần thiết để tạo điều kiện cho các hoạt động mang lại lợi nhuận. Đối với Trung Quốc,  tham nhũng có thể là một căn bệnh ác tính vì mức độ can thiệp sâu rộng của nhà nước vào nền kinh tế.  Mặc dù có một sự gia tăng ổn định  của khu vực tư nhân, nhưng tham nhũng ở Trung Quốc vẫn ngày càng tăng.
Tranh luận về tác động kinh tế của vấn nạn tham nhũng, người ta thấy có ba vấn đề nổi bật.
Thứ nhất, hầu hết các nghiên cứu học thuật dựa trên kinh nghiệm xuyên quốc gia chỉ ra rằng tham nhũng làm chậm  tăng trưởng kinh tế. Nhưng Trung Quốc lại là trường hợp ngoại lệ. Điều này đặt ra một câu hỏi:  Liệu Trung Quốc đã phát triển rất nhanh chóng vì chấp nhận tham nhũng tràn lan?
Thứ hai, một quốc gia càng phát triển, thì  có nhiều khả năng vấn nạn tham nhũng giảm đi. Nhưng ở Trung Quốc, cái điều ngược dường như đang diễn ra.
Và thứ ba, nhiều nghiên cứu kết luận rằng bằng cách làm suy giảm tốc độ phát triển kinh tế, chiến dịch chống tham nhũng hiện nay ở Trung Quốc có thể dẫn đến bất ổn chính trị.

Vì sao nạn tham nhũng bùng phát ở Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Vì sao nạn tham nhũng bùng phát ở Trung Quốc và ban lãnh đạo hiện nay ở Bắc Kinh làm thế nào để giải quyết vấn nạn này?

Vì sao nạn tham nhũng bùng phát ở Trung Quốc?
Trong bài viết đăng trên tạp chí The Diplomat, cựu Giám đốc Ngân hàng Thế giới ở Trung Quốc Yukon Huang nhận xét rằng ban lãnh đạo mới ở Trung Quốc xem ra khá thận trọng về cải cách kinh tế, nhưng khá mạnh bạo trong chiến dịch chống tham nhũng. Chiến dịch này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của công chúng nhưng những tác động kinh tế trước mắt của nó là khá phức tạp. Giới quan chức tỏ ra do dự trong khâu ra quyết định, tiêu thụ xe sang đã giảm mạnh và tăng trưởng kinh tế có xu hướng ngày càng chậm đi. Điều này khiến người ta đặt câu hỏi về vai trò của tham nhũng trong quá trình phát triển của Trung Quốc trong mấy thập kỷ qua.
Các phân tích về tham nhũng ở Trung Quốc thường gây nhầm lẫn. Làm thế nào để phát hiện tham nhũng và tác động của nó đối với nền kinh tế Trung Quốc như thế nào?

“Độc chiêu” chống tham nhũng của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Một “độc chiêu” chống tham nhũng của Trung Quốc là bố trí cho các quan chức và con cái đi thăm đồng nghiệp cũ đang bị giam giữ trong tù.

“Độc chiêu” chống tham nhũng của Trung Quốc
Báo China Daily dẫn lời  Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) cho biết chính phủ Trung Quốc đã tung ra "độc chiêu" chống tham nhũng mới là tổ chức nhiều chuyến “thăm tù” cho các cán bộ ngành đương chức  chủ chốt cũng như vợ chồng con cái họ để “nâng cao nhận thức” về tham nhũng.
“Doc chieu” chong tham nhung cua Trung Quoc
Trung Quốc bố trí cho các quan chức và con cái đi thăm đồng nghiệp cũ đang bị giam giữ trong tù.
Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc ngày 24/5 cho hay những người nói trên được phép gặp đám “tù nhân” - vốn là cựu quan chức lãnh đạo và đồng nghiệp cũ -  bị kết án về tội tham nhũng để họ có "ý thức về hành vi sai trái liên quan đến tham nhũng, thực hiện đúng quyền hạn của mình”.  

Kiềm chế IS: Sự lựa chọn duy nhất còn lại của Mỹ

(Kiến Thức) - Không thể đem bộ binh đánh phiến quân IS, chính quyền Obama chỉ còn sự lựa chọn duy nhất là kiềm chế Nhà nước Hồi giáo  bành trướng khắp Trung Đông.

Kiềm chế IS: Sự lựa chọn duy nhất còn lại của Mỹ
Đó là nhận định của cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách tài chính Dov S. Zakheim (2001-2004)  và từng là Điều phối viên tái thiết Afghanistan của Lầu Năm Góc trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2004.

Chiến lược đối phó IS của Mỹ đã thất bại

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.