Trứng gà ngải cứu phải ăn cho đúng nếu không sẽ gặp họa
Trứng gà ngải cứu là món ăn dân dã được rất nhiều người ưu chuộng. Tuy nhiên, ăn thế nào cho đúng, cho tốt thì không phải ai cũng biết.
Ngải cứu hay còn gọi là lá ngải, Đông y gọi là ngải diệp. Đây là loại cây, vị thuốc rất dễ trồng, dễ mua vì giá rất rẻ.
Theo Đông y ngải cứu có vị đắng tính ấm, vị cay, có tác dụng điều hòa khí huyết, cầm máu, an thai, trừ hàn thấp, chữa ho, chữa đau đầu, làm đẹp da, điều hòa kinh nguyệt,…
Ngải cứu không những được dùng để chữa bệnh mà còn được dùng làm thực phẩm để chế biến các món ăn bổ dưỡng như trứng gà ngải cứu, gà tần ngải cứu, trứng lộn ngải cứu,….
Trứng gà vị mặn, lành tính, hơi tanh, làm yên 5 tạng. Lòng đỏ trứng gà có vị ngọt, tính ấm, đi vào 3 kinh (tâm, tì, vị) có tác dụng dưỡng âm, bồi bổ khí huyết, an thai, trị kiết lỵ, ho hen, mát cổ họng, bồi bổ sau sinh, trị mất ngủ,…
Kết hợp ngải cứu với trứng gà tạo ra món ăn ngon, bổ dưỡng không chỉ có tác dụng bồi bổ cơ thể mà nó còn có tác dụng phòng ngừa và chữa bệnh rất tốt.
Độc tính của ngải cứu khi dùng quá liều là làm cho thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run giật, sau đó cục bộ hoặc toàn thân co giật.
Sau vài lần dùng quá liều có thể dẫn đến kinh quyết (co cứng), nói sàm, thậm chí tê liệt.
Kiểm tra bằng kính hiển vi có thể phát hiện các tổn thương ở tế bào não. Sau khi khỏi bệnh, vẫn thường để lại những di chứng như hay quên, ảo giác, viêm thần kinh…
Trứng gà ngải cứu ăn như thế nào mới tốt?
Trứng gà ngải cứu là món ăn rất ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên ăn quá nhiều, nếu không sẽ khiến món ăn bổ dưỡng này bị phản tác dụng hoặc những người không ăn được trứng, ngải cứu thì sẽ rất có hại.
Do đó, khi ăn trứng gà ngải cứu cần chú ý đến các vấn đề sau:
- Ăn với tần suất vừa phải: Không nên ăn quá nhiều một lúc hay trong 1 khoảng thời gian kéo dài ngày này qua ngày khác.
Nên ăn theo một lộ trình trong vài ngày sau đó có thời gian chuyển sang những món ăn khác bổ dưỡng và chứa nhiều chất dinh dưỡng khác dành cho cơ thể trừ những trường hợp dùng trứng gà ngải cứu để chữa bệnh.
Vì trong ngải cứu có một lượng độc tính nhất định nếu bạn ăn quá nhiều sẽ khiến nó tác động đến thần kinh trung ương bị hung phấn quá mức. Nó có thể dẫn đến chứng run chân tay, co giật.
Tình trạng quá liều xảy ra liên tục sẽ gây hậu quả nghiêm trọng như: co cứng, nói xàm, mê sảng, tê liệt,…thậm chí là để lại di chứng về thần kinh, mắc chứng ảo giác, hay quên cho người bệnh về sau.
- Những người nên ăn trứng gà ngải cứu: Những người mắc bệnh đau đầu thường xuyên, ho, hen suyễn, kinh nguyệt không đều, thường xuyên đau bụng kinh,…
- Những người không nên ăn trứng gà ngải cứu:
+ Người bị viêm gan: Bên trong tinh dầu của ngải cứu cũng chứa một phần độc tố tác động đến gan.
Do đó, nếu những người bị viêm gan ăn trứng gà ngải cứu sẽ gây nên sự rối loại chuyển hóa tế bào trong gan khiến tình trạng vàng da, nước tiểu đục, gan nở rộng, viêm gan cấp tính do trúng độc.
+ Người bị rối loạn đường ruột cấp tính: Ngải cứu có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, do đó nó cũng được dùng để kích thích tiêu hóa. Do đó những người có vấn đề về rối loạn đường ruột không nên ăn trứng gà ngải cứu.
+ Phụ nữ mang thai: Các nhà khoa học đã cho rằng ngải cứu có tác động không tốt đến bà bầu.
Bởi nó có tác động đến sự bóp tử cung, đặc biệt là ở 3 tháng đầu thai kỳ nếu ăn nhiều trứng gà ngải cứu có thể bị sảy thai, dọa sảy thai. Ở gần cuối thai kỳ có thể có hiện tượng dọa sinh sớm.
Tuy nhiên, nếu có chế độ ăn vừa phải nó lại rất có ích cho thai kỳ.
Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi ăn ngải cứu:
- Mỗi lần ăn chỉ nên ăn từ 3-5 ngọn ngải cứ, không ăn quá 3 lần tuần.
- Không nên ăn ngải cứu khi đã có tiền sử xảy thai, lưu thai và sinh non.