Trơ trẽn tuyên bố đưa giàn khoan đến Trường Sa: “Xử” TQ thế nào?

(Kiến Thức) - "Trung Quốc lại ngang ngược di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 tới quần đảo Trường Sa, nếu tình huống xấu nhất xảy ra, chúng ta sẽ sử dụng sức mạnh tổng hợp để đối phó", TS Nguyễn Nhã cho biết.

Trơ trẽn tuyên bố đưa giàn khoan đến Trường Sa: “Xử” TQ thế nào?
Đã hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, mới đây trên Reuters, ông Ngô Thế Xuân, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Nam Hải quốc gia Trung Quốc còn vô lối tuyên bố, giàn khoan 981 sẽ được di chuyển đến quần đảo Trường Sa và các khu vực sâu khác của biển Đông sau khi việc thăm dò ở vùng biển Hoàng Sa hoàn tất...
Nhằm làm rõ những luận điệu ngang ngược, trơ trẽn của chuyên gia Trung Quốc cũng khẳng định rằng "Việt Nam nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này (chủ quyền) để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó...", chuyên mục Cafe đầu tuần của Kiến Thức bắt đầu bằng cuộc trò chuyện với Tiến sỹ Nguyễn Nhã - nhà nghiên cứu sử địa nổi tiếng của Việt Nam và là người có công trình nghiên cứu và hồ sơ, tài liệu về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam được dịch sang tiếng Anh nhiều nhất.
Chuyên gia Trung Quốc lại ngang ngược tuyên bố, giàn khoan Hải Dương 981 có thể di chuyển tới khu vực quần đảo Trường Sa.
Chuyên gia Trung Quốc lại ngang ngược tuyên bố, giàn khoan Hải Dương 981 có thể di chuyển tới khu vực quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc đưa giàn khoan ra Trường Sa là thách thức cả thế giới
- Ông nhìn nhận thế nào về luận điệu của các chuyên gia dầu khí Trung Quốc, giàn khoan Hải Dương 981 có thể sẽ được đưa ra quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) và các khu vực sâu khác tại Biển Đông?
Những luận điệu trên là không thể chấp nhận, thách thức cả thế giới và luật pháp quốc tế. Từ lâu Trung Quốc muốn thể hiện ý đồ chiếm Biển Đông. Trung Quốc khoanh vùng lưỡi bò phi pháp chiếm đến 80% Biển Đông. Tuy nhiên, trên thế giới, không một nước nào công nhận đường lưỡi bò 9 đoạn phi pháp ấy của Trung Quốc. Các luận chứng mà Trung Quốc đưa ra không có cơ sở nào, tất cả đều là ngụy tạo hoặc suy diễn. Ngay tại nhiều hội nghị quốc tế mà tôi tham dự khi được hỏi về đường lưỡi bò này, các học giả Trung Quốc đều lúng túng.
Khác với Trung Quốc, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa và quyền chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo các quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982. Vì thế, việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 về khu vực Trường Sa sẽ là hành động ngang ngược xâm lấn chủ quyền biển đảo của Việt Nam, chúng ta sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã.
 Tiến sĩ Nguyễn Nhã.
- Không chỉ tuyên bố ngang ngược như trên, mới đây Philippines tố cáo Trung Quốc xây đường băng, đảo nhân tạo ở gần đảo Gạc Ma, một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc âm mưu gì khi thực hiện hành động này?
Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đảo Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988. Việc họ xây đường băng ở đảo Gạc Ma là một trong chuỗi những hành động nhằm tăng cường lực lượng trên khu vực Biển Đông, thực hiện ý đồ xâm lược vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Việc làm này, Trung Quốc muốn khẳng định chủ quyền phi pháp mà họ tự ý thành lập cái gọi là Tam Sa. Một bước để thực hiện đường lưỡi bò 9 đoạn trên Biển Đông.
Đảo Gạc Ma trước đây nằm trong những bãi đá thuộc đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ngày 14/3/1988, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng bãi đá Gạc Ma. Vào ngày hôm đó, lúc 6h sáng, Trung Quốc thả thuyền nhôm cùng hàng chục lính có vũ trang xông thẳng vào bãi đá Gạc Ma, dùng vũ lực uy hiếp buộc quân ta phải rút khỏi đảo. Thiếu úy Trần Văn Phương bị bắn tử thương, trước khi chết ông đã hô: "Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân". Do Hải quân Việt Nam không chịu rút khỏi đá, lúc 7h30, Trung Quốc dùng hai chiến hạm bắn pháo 100 mm vào tàu 604, làm tàu bị hỏng nặng. Hải quân Trung Quốc cho quân xông về phía tàu Việt Nam. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ chỉ huy quân trên tàu sử dụng các loại súng AK47, RPD, B-40, B-41 đánh trả quyết liệt, buộc đối phương phải nhảy xuống biển bơi trở về tàu. Hải quân Việt Nam vừa chiến đấu, vừa tổ chức băng bó, cứu chữa thương binh và hỗ trợ các chiến sĩ bảo vệ cờ. Trung Quốc tiếp tục nã pháo, tàu 604 của Việt Nam bị thủng nhiều lỗ và chìm dần xuống biển. Lữ đoàn phó Trần Đức Thông, thuyền trưởng Vũ Phi Trừ cùng một số thủy thủ trên tàu đã hy sinh cùng tàu 604 ở khu vực đá Gạc Ma. Trung Quốc chiếm bãi đá Gạc Ma nhưng đó là hành vi xâm lược, chủ quyền bãi đá Gạc Ma, nay là đảo Gạc Ma vẫn là của Việt Nam.
Việc Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm Gạc Ma và nay là lấn sâu vào vùng chủ quyền của Việt Nam bằng hàng chục tàu gồm quân sự lẫn dân sự - không chỉ Việt Nam bức xúc mà cả thế giới đều lo ngại đến an ninh, trật tự, thông lệ quốc tế đến hoà bình của nhân loại.
Buộc phải đối đầu... có niềm tin chiến thắng
- Nếu Trung Quốc lại ngang ngược di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 tới quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, chúng ta sẽ xử trí ra sao?
Một nước nhỏ hay bất cứ nước nhỏ nào cũng có nhiều cách bảo vệ chủ quyền của mình, mà không cứ phải dùng vũ lực. Bất cứ ai liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ trật tự thế giới đều không cho phép Trung Quốc làm như thế. Việt Nam cần tuyên truyền những âm mưu xảo trá của Trung Quốc đến các nước trên thế giới để các nước cùng ngăn chặn. Tất nhiên, chúng ta sẵn sàng đối phó nếu có tình huống xấu xảy ra.
- Tình huống xấu nhất xảy ra, khi đối thoại hòa bình không mang lại hiệu quả, buộc phải đối đầu, chúng ta hoàn toàn tin tưởng có thêm một “Điện Biên Phủ trên biển”?

Nhân dân Việt Nam rất yêu chuộng hòa bình, chúng ta không muốn tình huống xấu nhất xảy ra nhưng nếu mọi cuộc đối thoại hòa bình không mang lại kết quả, buộc chúng ta phải đối đầu thì tất nhiên chúng ta luôn sẵn sàng, bởi Việt Nam luôn coi chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng, cần bảo vệ đến cùng. Chúng ta có niềm tin thành công vì chúng ta có sức mạnh tổng hợp. Sức mạnh về chính nghĩa chủ quyền có từ lâu. Và hơn hết, về mặt ngoại giao, chúng ta có sự ủng hộ mạnh mẽ của quốc tế trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo…

Chúng ta đã có các kịch bản cho mọi tình huống, tùy thuộc vào diễn biến tình hình biển Đông để đưa ra cho phù hợp. Điều cần làm lúc này là chúng ta cần đấu tranh ngoại giao hòa bình đa phương hóa, đa dạng hóa, sử dụng sức mạnh trong thời đại toàn cầu. Sự đoàn kết dân tộc, lợi cho dân tộc phải trên hết, xây dựng đất nước hùng cường dựa trên lòng yêu nước là một việc làm cần thiết.

- Mỹ tuyên bố giúp Việt Nam và các nước ngăn cản mối đe dọa thâu tóm trái phép Biển Đông của Trung Quốc, chúng ta có tin Washington nói đi đôi với làm?

Trung Quốc ngang ngược bất chấp luật pháp quốc tế làm ảnh hưởng đến trật tự hòa bình thế giới. Nếu Trung Quốc coi mình là nước lớn và muốn làm gì thì làm, vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982 khi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Ngay cả hiến chương Liên Hiệp Quốc và những nghị quyết của Liên Hiệp Quốc cấm sử dụng vũ lực, tuy nhiên Trung Quốc vẫn huy động tàu chiến để đe dọa, làm ảnh hưởng đến trật tự hòa bình thế giới. Tất nhiên các nước khác sẽ không thể đứng ngoài cuộc, trong đó có nước Mỹ. Tất nhiên Mỹ khi tuyên bố như vậy là họ có cách của họ. Chúng ta nên tận dụng sức mạnh tổng hợp ấy nếu tình huống xấu nhất xảy ra.Tuy nhiên trước mắt, để chặn giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc ngang ngược trên vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, chúng ta cần đề nghị các nước như Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và ASEAN thực hiện ngay an ninh biển.

Yêu nước phải có kỹ năng và hành động cụ thể!

- Một câu hỏi riêng tư: Là người có công trình nghiên cứu và hồ sơ, tài liệu về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam được dịch sang tiếng Anh nhiều nhất, Tiến sĩ sẽ đóng góp vào công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo, lột trần dã tâm của Trung Quốc thế nào?

Tôi đã thực hiện hồ sơ tư liệu chủ quyền biển đảo với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam từ nhiều năm nay bằng tiếng Anh. Đến nay, tôi có đầy đủ tài liệu chứng minh chủ quyền không thể bàn cãi của Việt Nam đối với Hoàng Sa. Tôi đang cố vài tháng nữa để hoàn chỉnh tập tài liệu này. Tôi mong muốn mọi người chung tay, gắng sức cùng tôi để phủ sóng tập tài liệu 500 trang này bằng tiếng Anh. Hiện, tài liệu tạm được đưa lên trang http://www.hannguyennguyennha.com, với mong muốn truyền tải tới người dân, sinh viên của tất cả các trường đại học trên thế giới, đặc biệt là những trường có ngành châu Á học. Đó cũng là cách tạo điều kiện để khắp thế giới biết về chủ quyền thực sự của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Hơn nữa, đó cũng là việc làm tạo nên sức mạnh cho Việt Nam trong công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo. Chúng ta cần cho thế giới biết Việt Nam là một quốc gia độc lập thực sự, là một quốc gia tự lực tự cường; phải cho mọi người trên thế giới biết Hoàng Sa, Trường Sa chưa bao giờ thuộc chủ quyền Trung Quốc, trừ khi họ dùng vũ lực. Tất cả tư liệu của chúng ta đã chứng minh chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa là một sự thật lịch sử rõ ràng.

- Trước sự lan tỏa của truyền thông về vụ việc Trung Quốc xâm lấn vùng biển chủ quyền của Việt Nam, theo Tiến sĩ, mỗi người dân cần thể hiện lòng yêu nước thế nào?

Tôi giáo dục con cháu bảo vệ chủ quyền không phải chỉ có giáo dục về thái độ yêu nước mà phải có những kỹ năng yêu nước và hành động cụ thể. Không làm mất danh dự đất nước, cái gì có hại cho đất nước thì kiên quyết không được làm. Hành động yêu nước cụ thể không cần phải đao to búa lớn, mà hãy bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhất như ý thức bảo vệ mội trường sống, không xả rác, ra đường chấp hành giao thông, biết giao lưu với bạn bè quốc tế để chia sẻ hình ảnh về đất nước mình, quảng bá những hành động của đất nước…Từ những hành động nhỏ ấy, con người sẽ biết phải làm gì khi đất nước cần. Không chỉ con cái trong gia đình tôi mà với mọi giới trẻ tôi cũng đều khuyên như vậy.

- Cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Nhã về cuộc đối thoại này!

Liên hiệp các Hội KH&KT VN phản đối giàn khoan TQ phi pháp

(Kiến Thức) - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam vừa ra tuyên bố phản đối việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam. 

Liên hiệp các Hội KH&KT VN phản đối giàn khoan TQ phi pháp
Từ ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã di chuyển giàn khoan Hai Yang Shi You 981 đến đặt tại tọa độ 15 độ 29’58” vĩ độ Bắc - 111 độ 12’06” kinh độ Đông để tiến hành khoan thăm dò trong thềm lục địa của Việt Nam; đồng thời huy động một số lượng lớn tàu thuyền hộ tống đi cùng trong đó có cả các tàu quân sự.
Vị trí đặt giàn khoan nằm sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), cách đường cơ sở của Việt Nam 119 hải lý. Nguy hiểm hơn, các tàu hải cảnh, hải giám của Trung Quốc đã liên tục dùng vòi rồng tấn công và đâm vào các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam. Trong những ngày qua, Trung Quốc tiếp tục gia tăng các tàu và máy bay đến hoạt động tại khu vực này, làm cho tình hình diễn biến ngày càng căng thẳng.

Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?

(Kiến Thức) - GS Mark Beeson cho rằng, thật khó biết việc đặt giàn khoan “là chính sách phối hợp từ trên cao, hay các doanh nghiệp lớn, chính quyền địa phương và cả quân đội Trung Quốc xúc tiến việc này”.

Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
Tuy nhiên, ông Mark Beeson - giáo sư về chính trị quốc tế và cũng là một chuyên gia về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thuộc Đại học Murdoch University, Perth, Austrailia - cũng cho rằng: Dù ai đóng vai trò quyết định trong việc đặt giàn khoan thì “Việt Nam không phải là một nước dễ bị đánh ngã như lịch sử phức tạp giữa hai nước nhắc nhở chúng ta điều đó”.
TQ: Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
 TQ: Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
Tiến sỹ Lee Jones - một nhà nghiên cứu về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Đại học Queen Mary, London, Anh, cũng bày tỏ quan điểm trên BBC News: Không nên xem Trung Quốc như là một thực thể thống nhất, kỹ lượng hoạch định, thực hiện mọi chính sách, đường lối.
“Thực tế, nhà nước Trung Quốc vẫn rất rời rạc với nhiều cơ quan trung ương và địa phương cạnh tranh nhau để nắm giữ các nguồn tài nguyên và giành quyền quyết định các chính sách về tài nguyên. Trong các cơ quan hay nhóm đó có Hải quân Trung Quốc, Kiểm ngư và Cảnh sát biển, chính quyền địa phương, các tập đoàn nhà nước và một bộ ngoại giao yếu ớt. Hầu hết các động thái của Trung Quốc tại Biển Hoa Đông đều phản ánh sự cạnh tranh này”, tiến sỹ Lee Jones nói.

Nhà Giám đốc Sở GTVT Bắc Kạn bị khoắng tiền tỷ

(Kiến Thức) - Nhóm đạo chích khai nhận đã lẻn vào nhà riêng cao tầng của Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bắc Kạn, đánh cắp 40.000 USD, 5 cây vàng SJC, 1 lắc tay, 1 đôi nhẫn cưới, 100 triệu tiền mặt...

Nhà Giám đốc Sở GTVT Bắc Kạn bị khoắng tiền tỷ
Thiếu tướng Ma Văn Lả, Giám đốc Công an tỉnh Bắc Kạn cho biết, đơn vị này vừa phá án thành công, bắt giữ một nhóm đối tượng đã thực hiện vụ trộm hơn một tỷ đồng tại nhà ông Lăng Văn Hòa, Giám đốc Sở GTVT Bắc Kạn và bà Dương Thị Hạnh - Cán bộ Tỉnh ủy tỉnh Bắc Kạn.
Theo tài liệu, khi triệu tập một số đối tượng gây ra các vụ trộm cắp trên địa bàn thị xã Bắc Kạn, cơ quan công an phát hiện 3 đối tượng lẻn vào nhà riêng của Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bắc Kạn ăn trộm 40.000 USD, 5 cây vàng SJC, 1 lắc tay, 1 đôi nhẫn cưới và gần 100 triệu tiền mặt. Ba đối tượng thực hiện vụ trộm cắp này gồm La Văn Thắng, Phan Thế Anh cùng trú tại huyện Chợ Mới và Đỗ Văn Ngọc, trú tại phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cuộc chiến đến từ lương tâm

Cuộc chiến đến từ lương tâm

(Kiến Thức) - "Hoạt động trong lĩnh vực thuốc, sức khoẻ mà không có lương tâm khó có thể thành công...", ông Hoàng Minh Châu, Tổng Giám đốc Công ty Nam Dược chia sẻ.
Độc và lạ

Độc và lạ

(Kiến Thức) - Tết năm nay thật lắm những trái cây độc lạ: dưa hấu hình thỏi vàng, hình chữ nhật, bưởi hình trái hồ lô, lê hình người... giá cao ngất ngưởng. 
Thất bại và sự thừa nhận

Thất bại và sự thừa nhận

(Kiến Thức) - Việc Hà Nội phải dỡ bỏ dải phân cách cứng sau gần 4 năm gây bao tai nạn và bức xúc cho người dân đã tạm nguôi đi...
Quy trách nhiệm để hạn chế lãng phí

Quy trách nhiệm để hạn chế lãng phí

(Kiến Thức) - Nhà hát huyện Đan Phượng với tổng vốn đầu tư 117,41 tỷ đồng được phê duyệt khi chưa có nguồn vốn bố trí, không thực hiện quy trình thẩm định vốn.