Triệu chứng mắc di chứng phổi sau khi âm tính

Một trong những di chứng đáng sợ nhất của Covid-19 là di chứng ở phổi. Thường là bị xơ phổi, trắng xóa, khiến người bệnh bị khó thở, suy hô hấp.

Triệu chứng mắc di chứng phổi sau khi âm tính

Thực tế đã ghi nhận, rất nhiều người mắc di chứng phổi sau khi khỏi Covid-19.

Thông tin đăng tải trên báo VNE cho biết, trong số bệnh nhân sau mắc Covid-19 đến khám tại Bệnh viện Bạch Mai, có 25% giảm hoạt động thể lực, 50-60% chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có tổn thương bất thường.

Những tổn thương hay gặp là hình kính mờ, xơ hóa phổi, viêm phổi tổ chức, dày các vách liên tiểu thùy, khí phế thũng... "Những bất thường này có thể bị bỏ sót trên phim X-quang ngực thẳng thông thường", PGS. TS Phan Thu Phương, Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết.

"Hội chứng Covid-19 kéo dài" hay "Hội chứng hậu Covid-19" biểu hiện đa dạng và có thể gặp ở nhiều cơ quan. Trong đó các biểu hiện về hô hấp là phổ biến, như ho khan, hụt hơi, khó thở dai dẳng kéo dài trong vòng 3 tháng sau khỏi Covid-19, theo bà Phương.

Ngoài ra người bệnh có thể có biểu hiện về tiêu hóa gồm buồn nôn, nôn, đau thượng vị, rối loạn tiêu hóa; mệt mỏi kéo dài, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, lo lắng, giảm tập trung, rối loạn cảm xúc hay đau đầu, chóng mặt, mất vị giác, mất khứu giác, giảm trí nhớ (sương mù não)...

Trường hợp điển hình là bệnh nhân nam, 36 tuổi, đến khám do bị hụt hơi khi nói câu dài và cảm thấy khó thở khi đi lại nhanh. Anh mắc Covid-19 từ ngày 12/1, khỏi bệnh sau 10 ngày. Trong giai đoạn Covid cấp, anh chỉ có triệu chứng nhẹ là chảy dịch mũi và đau mỏi người.

Trieu chung mac di chung phoi sau khi am tinh

Chụp phim và đánh giá chức năng hô hấp, bác sĩ chẩn đoán anh tổn thương phổi kẽ, khả năng liên quan đến Covid-19 có rối loạn thông khí hạn chế. Anh thắc mắc đã tiêm đủ mũi, chỉ có triệu chứng nhẹ, song tại sao vẫn mắc di chứng Covid-19. Ngoài kê thuốc điều trị, bác sĩ hướng dẫn anh tập thở và tập vận động để phục hồi chức năng hô hấp và thể lực.

Bác sĩ cho biết, bệnh nhân có nguy cơ cao mắc hội chứng hậu Covid-19 là người trên 60 tuổi, có các bệnh lý nền kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen, bệnh thận mạn tính, bệnh gan mạn tính, bệnh máu mạn tính, ung thư, suy giảm miễn dịch...; những người bệnh có chỉ định liệu pháp oxy tại nhà; đặc biệt là nhóm người bệnh nặng phải hỗ trợ thở máy trong thời gian mắc Covid-19 và những người chưa tiêm đủ liều vaccine cơ bản.

Các nhóm triệu chứng bất thường cần được bác sĩ khám và đánh giá về mức độ, đồng thời cần loại trừ nguyên nhân gây bệnh khác, trước khi kết luận di chứng Covid.

Hiện chưa có những nghiên cứu và thống kê đầy đủ tỷ lệ mắc di chứng Covid trên cả nước.

Để dự phòng di chứng Covid-19, bác sĩ khuyến cáo cần tiêm vaccine phòng bệnh. Nếu không may là F0, người bệnh tuân thủ khai báo y tế tại địa phương để được quản lý và phân tầng với các mức độ từ không triệu chứng đến mức độ nhẹ, trung bình và nặng.

Theo dõi sức khỏe nếu phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu sau liên hệ y tế như khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít; nhịp thở ở người lớn ≥ 20 lần/phút; SpO2 ≤ 96%; mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50 nhịp/phút; huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo); đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu; thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả...

Khi có bất kỳ bất thường nào về sức khỏe sau Covid-19, người bệnh nên đến viện khám, điều trị sớm.

Rơi nước mắt khi bệnh nhân thoát “án tử”

(Kiến Thức) - Có lẽ đối với bất kể ai khi đã theo nghề y, khoác lên mình chiếc áo blue trắng thì đều có những kỷ niệm khó quên khi khám, chữa và tiếp xúc với bệnh nhân.

Rơi nước mắt khi bệnh nhân thoát “án tử”
 Đối với Th.s. BS Nguyễn Văn Thường, trưởng khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) cũng vậy.
Kỷ niệm rơi nước mắt

Nguyên nhân khiến sáng ngủ dậy bị liệt mặt

(Kiến Thức) - Bệnh thường thường xuất hiện đột ngột vào buổi sáng, lúc thức dậy bệnh nhân cảm giác tê tê, cứng 1/2 bên mặt, có thể đau (tiên lượng không tốt nếu có đau). 

Nguyên nhân khiến sáng ngủ dậy bị liệt mặt
Hỏi: Tự nhiên sáng ngủ dậy tôi thấy mình bị liệt một bên mặt, mắt nhắm khó, đi khám được kết luận liệt mặt Bell. Xin hỏi, đó là loại liệt mặt gì? Cách chữa và có khỏi được không? - Nguyễn Thị Thắm (Đống Đa, Hà Nội).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Người lớn vẫn có thể bị bệnh bại liệt

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia, bệnh bại liệt có thể mắc ở mọi lứa tuổi, kể cả người lớn nếu chưa có miễn dịch thì nguy cơ nhiễm virus bại liệt vẫn có thể xảy ra.

Người lớn vẫn có thể bị bệnh bại liệt
Mới đây, tổ chức Y tế thế giới WHO đã tuyên bố bệnh bại liệt lây lan nhanh là một tình huống y tế khẩn cấp quốc tế, có thể lan rộng giữa các quốc gia. Theo WHO, sự lây lan quốc tế của bệnh bại liệt cho đến nay là một sự kiện bất thường và là nguy cơ y tế công cộng đối với các quốc gia khác.
Ở Việt Nam, bệnh bại liệt đã được công nhận loài trừ vào năm 2000, còn tính đến thời điểm hiện tại, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu cho biết, Việt Nam vẫn chưa ghi nhận ca nhiễm virus bại liệt hoang dại từ các quốc gia khác.

Đọc nhiều nhất

Tin mới