Tranh cãi về chất hóa học gây chết người trong fastfood

Báo Cambridge Times (Canada) vừa dẫn lại kết luận của Bộ Y tế Canada đã khẳng định hóa chất trong bánh hamburger và doughnut, là Azodicarbonamide (ADA) an toàn với người dùng.

Tranh cãi về chất hóa học gây chết người trong fastfood
Giới khoa học Canada chỉ trích kịch liệt tuyên bố này.
Phụ gia là chất được dùng phổ biến trong các món thức ăn nhanh. Tại Canada, nó được tìm thấy trong hamburger và bánh doughnut Tim Hortons, bột bánh pizza và bánh mì tỏi Pizza Hut, hầu hết các loại burger của McDonald's, nguyên liệu cho món sandwich BLT Deluxe và Zinger BLT của KFC.
Kết luận của Canada đã chạm đến vấn đề nhiều tranh cãi. Trong khi châu Âu cấm sử dụng hóa chất ADA trong thực phẩm thì Canada lại là một trong số năm quốc gia liệt kê ADA vào danh sách những phụ gia thực phẩm được phép sử dụng (International Food Additive Database) như một chất giúp thức ăn (chủ yếu dùng trong bột bánh), giúp bánh mềm mại và có tính đàn hồi.
Giới khoa học Canada chỉ trích quyết định của Bộ Y tế là "thiếu cơ sở" và "kém chất lượng".
Bộ Y tế Canada cũng đưa ra công bố quan trọng là hóa chất semicarbazide không gây ra hiệu ứng "phá hủy ADN". Tương tự, Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu hồi năm 2005 xếp loại semicarbazide là chất không gây ung thư và ít nguy cơ đối với con người.
Tuy vậy, nhà khoa học cấp cao Lisa Lefferts tại Trung tâm Khoa học vì lợi ích công cộng ở Washington, DC nhận định: "Dù không phải là chất gây ung thư quá nguy hiểm, nhưng nó là rủi ro ung thư không đáng có".
Hóa chất ADA dùng trong bánh hamburger và doughnut đang gây tranh cãi kịch liệt.
 Hóa chất ADA dùng trong bánh hamburger và doughnut đang gây tranh cãi kịch liệt.
Trung Quốc phát hiện hàng loạt hóa chất độc hại trong gà rán
Trước đó, Hãng tin Reuters ngày 25/1/2013 dẫn lại báo cáo chính thức từ Tân Hoa xã cho biết Ủy ban An toàn thành phố Thượng Hải kết luận tìm thấy dư lượng thuốc kháng virút, kích thích tố tăng trưởng trong gà dùng làm thức ăn nhanh tại một số cửa hàng KFC.
Ngày 20/12/2012, Đài truyền hình CCTV dẫn tin của báo First Financial Daily cho biết chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh McDonald's và KFC tại Trung Quốc đã sử dụng gà nuôi bằng cám trộn trái phép 18 loại thuốc kháng sinh.
Báo cáo 18/12 cáo buộc Tập đoàn chăn nuôi Liuhe trộn hóa chất bị cấm vào thức ăn gia cầm, bao gồm dexamethasone, steroid chống viêm và ức chế miễn dịch nhằm thúc đẩy tăng trưởng. KFC sử dụng nguồn hàng từ Liuhe cung cấp và không kiểm tra lại.
Ngày 27/11/2012, Xinhua.net công bố báo cáo cáo buộc Tập đoàn chăn nuôi Suhai Group đã trộn hóa chất công nghiệp độc hại vào thức ăn cho gà, giúp chúng phát triển nhanh hơn - chỉ 45 ngày nuôi đã có thể giết mổ. Chất độc được mô tả là "có thể giết ruồi".
Trên website Suhai, tập đoàn cho biết mỗi năm xuất chuồng 120 triệu con gà và là nhà cung cấp chính cho KFC, các hãng hàng không, trường đại học trên toàn quốc và xuất khẩu sang Saudi Arabia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nam Phi.
Úc: một bé gái chết não do ăn gà rán
Năm 2012, báo Daily Mail (Anh) đưa tin KFC đã phải chịu án bồi thường hơn 8 triệu AUD vì gây ra vụ xìcăngđan độc khuẩn salmonella trong gà rán. Vụ việc khiến bé gái Monika Samaan bị tổn thương não, nhiễm trùng máu và sốc nhiễm trùng dẫn đến chết não, chỉ một ngày sau khi ăn gói gà rán Twister cùng salad tại cửa hàng Villawood KFC ở New South Wales, Úc.
Bé gái 7 tuổi (tại thời điểm năn 2005) đã rơi vào tình trạng hôn mê sâu suốt sáu tháng và bị liệt tứ chi vĩnh viễn, phải ngồi xe lăn từ đó đến năm 2012 mới nhận được quyết định của tòa quy trách nhiệm cho hãng gà rán nổi tiếng thế giới KFC.
Báo The Herald Sun cho biết theo thông tin phiên xử sơ thẩm năm 2010, cha của Monika nói vợ chồng ông và con trai ăn chung với bé Samaan cũng bị ói và tiêu chảy phải nhập viện. Luật sư của gia đình nạn nhân cáo buộc trong lúc đông khách, nhân viên nhà hàng Villawood KFC nhặt thịt gà rơi dưới đất để phục vụ khách. KFC bác bỏ cáo buộc này và nói sẽ kháng án.
Năm 2009, gia đình Monika đâm đơn kiện KFC và vụ kiện kéo dài tận năm 2012, khi con gái họ được 14 tuổi và vẫn phải ngồi xe lăn. Luật sư George Vlahakis dẫn lời bố mẹ Samaan cho biết: "Monika nay (năm 2012) đã trở thành một thiếu nữ và chúng tôi cảm thấy khó khăn khi phải nâng bé dậy và làm mọi việc chăm sóc cơ bản nhất cho bé”.
The Herald Sun ghi nhận nhà hàng Villawood KFC cũng gây ra triệu chứng ngộ độc thực phẩm cho 10 thực khách khác hồi tháng 5/2005 và cũng phải đối diện với vụ kiện quảng cáo gà ăn kiêng, được chiên từ dầu lượng chất béo chuyển hóa cao nhưng lại không khuyến cáo cho khách hàng.

Đồ ăn nhanh: Lợi bất cập hại

(Kiến Thức) - Với thực đơn lạ và hình thức bắt mắt khiến cho người nghiện đồ ăn nhanh không lường trước được những tác hại của việc thường xuyên sử dụng chúng.

Đồ ăn nhanh: Lợi bất cập hại
Giàu chất béo, thiếu vitamin

Những món đồ ăn nhanh được người Việt ưa thích

(Kiến Thức) - Mặc dù không có lợi cho sức khỏe những nhiều món đồ ăn nhanh lại cực kỳ được ưa thích.

Những món đồ ăn nhanh được người Việt ưa thích
Bánh mỳ kẹp thịt.
 Bánh mỳ kẹp thịt.

“Hơi thở của quỷ” - loại thuốc độc hại nhất thế giới

(Kiến Thức) - Được mệnh danh là “hơi thở của quỷ”, ma túy scopolamine tác động gây mê; đồng thời nó có khả năng làm mất đi thần trí và đưa con người vào trạng thái bị thôi miên.

“Hơi thở của quỷ” - loại thuốc độc hại nhất thế giới
Ma túy scopolamine được bào chế từ cây borrachero ở Colombia. Borrachero tiết ra chất scopolamine tự nhiên nguy hiểm đến mức ở các vùng nông thôn Colombia, các bà mẹ thường cảnh báo con mình không được ngủ quên dưới tán cây này, bởi chỉ cần hít phải phấn hoa của borrachero thôi cũng đã khiến trẻ con gặp phải những giấc mơ lạ lùng.

Ma túy scopolamine được bào chế từ cây borrachero ở Colombia. Borrachero tiết ra chất scopolamine tự nhiên nguy hiểm đến mức ở các vùng nông thôn Colombia, các bà mẹ thường cảnh báo con mình không được ngủ quên dưới tán cây này, bởi chỉ cần hít phải phấn hoa của borrachero thôi cũng đã khiến trẻ con gặp phải những giấc mơ lạ lùng.

Scopolamine tìm thấy bởi một nhà hóa học người Đức Albert Ladenburg năm 1880. Với tính năng dễ tan trong nước, bọn tội phạm thường dùng scopolamine trộn vào thức ăn, nước uống của “con mồi”. Nạn nhân sau khi ăn hoặc uống phải trở nên dễ dàng nghe theo lời sai khiến của chúng. Đối với phụ nữ, nếu bị dụ uống thuốc này có nguy cơ bị cưỡng hiếp tập thể mà không hề hay biết.

Scopolamine tìm thấy bởi một nhà hóa học người Đức Albert Ladenburg năm 1880. Với tính năng dễ tan trong nước, bọn tội phạm thường dùng scopolamine trộn vào thức ăn, nước uống của “con mồi”. Nạn nhân sau khi ăn hoặc uống phải trở nên dễ dàng nghe theo lời sai khiến của chúng. Đối với phụ nữ, nếu bị dụ uống thuốc này có nguy cơ bị cưỡng hiếp tập thể mà không hề hay biết.

Đọc nhiều nhất

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Gần đây, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm hiểu về thời điểm và cách thức lây lan mới của bệnh đậu mùa khỉ - căn bệnh đã bùng phát vào mùa hè năm nay ở Mỹ và nhiều quốc gia khác.

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.
Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Sau 12 giờ áp dụng đồng thời 2 phương pháp sử dụng thuốc tiêu huyết và lấy huyết khối, cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ đã bình phục hoàn toàn, không để lại di chứng.